Vị thuốc vần P
Phấn Phòng Kỷ
A. Mô tả cây
Phấn phòng kỷ là một cây sống lâu năm, mọc leo, rễ phình thành củ, đường kính của rỗ có thể đạt tới 6cm, mặt ngoài rễ có màu tro nhạt, hay màu nâu. Thân mém, có thể dài tới 2,5-4m, vỏ thân màu xanh nhạt, phía gốc hơi đỏ. Lá mọc so le, hình khiên, dài 4-6cm, rộng 4,5-6cm, gốc lá hình tim, đầu lá nhọn, mép nguyên, hai mặt đều có lông ngắn, mềm, mặt trên màu xanh, mặt dưới màu tro. Cuống lá dài gần bằng chiều dài của lá, không đính vào đáy lá mà vào phía trong phiến lá. Hoa nhỏ, đực cái khác gốc, màu xanh nhạt. Quả hạch, hình cầu hơi dẹt. Mùa hoa tại Trung Quốc vào các tháng 4-5; mùa quả vào các tháng 5-6
Phấn phòng kỷ và tác dụng chữa bệnh của nó
. B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây này chưa thấy mọc ỏ Việt Nam. Tại Trung Quốc cây này mọc hoang ờ các đồi, ven rừng thấp, cỏ rậm ờ các tỉnh Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây Qua địa lý của cây ờ Trung Quốc, ta có thể chú ý tìm và phát hiện cây này tại các tỉnh biên giới của ta. Vào các tháng 9-10, người ta đi đào rễ về, cắt bỏ rễ con, có khi cạo bỏ vỏ ngoài, bổ dọc rồi phơi khô, cắt thành từng đoạn 5-10cm.
C. Thành phần hoá học
. Từ vị phòng kỷ này ngưòi ta đã chiết xuất được nhiều ancaloit khác nhau, trong đó chủ yếu là tetrandrin C38H42N206, demetyl tetrandrin C36H40N2O6 và một ancaloit có tính chất phenol với công thức C32H4206N2.
D. Tác dụng dược lý
Thí nghiêm trên chuột, vị phòng kỷ có tác dụng kích thích đối với thần kinh trung ương và hô hấp. Một số ancaloit có tác dụng hạ thân nhiệt, gây co bóp ruột thỏ và chuột. Trên mèo, thuốc có tác dụng hạ huyết áp.
E. Công dụng và liều dùng
Vị thuốc mới được dùng trong phạm vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, phòng kỷ vị rất đắng, cay và lạnh, vào kinh bàng quang. Có tác dụng khử phong, hành thủy, tả hạ, tiêu huyết phận thấp nhiệt. Thưòng dùng chữa những bệnh như thủy thũng, cước khí, thấp thũng, khớp xương đau nhức. Sách cổ nói những người âm hư không thấp nhiệt không dùng được. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, phối hợp với nhiều vị thuốc khác như bạch truật, cam thảo, sinh khương, quế tâm, ô đầu v.v..