Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần P

Phục Linh

09:05 25/05/2017

Poria cocos Wolf .

Họ: Nấm lỗ (Polyporaceae).

Mô tả

Loại nấm ký sinh hoặc hoại sinh trên rễ cây thông (thường gặp ở một số loài như Pinus massoniarta Lamb., p. densiflora Sieb. et Zucc., p.yunnanensis Franch., p. thunbergii Parl). Nấm có hình khối to nhỏ không đều, to có thể nặng đến 5kg, nhỏ cũng bằng nắm tay. Mặt ngoài vỏ màu nâu đen, sần sùi, có khi nổi bướu, mặt cắt lổn nhổn chứa chất bột gồm các khuẩn ty, bào tử, cuống đảm tử. Loại có mặt cắt màu trắng gọi là bạch phục linh hay bạch linh; loại hồng xám là xích phục linh hay xích linh; loại rễ thông xuyên vào giữa gọi là phục thần.

Phục linh và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Phục linh là loại nấm có thể quả lớn. Vùng phân bố tự nhiên của phục linh trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản và vùng Viễn Đông Liên bang Nga. Ở Việt Nam, có tài liệu cho biết đã tìm thấy phục linh ở các rừng thông thuộc Hà Giang, Thanh Hoá, Lâm Đồng, Gia Lai (Võ Văn Chi, 1997), song lại không nói rõ ở trên rễ của loài thông nào.

Ở Trung Quốc, tại những vùng có phục linh mọc tự nhiên thường có khí hậu ôn đới ấm hoặc cận nhiệt đới. Đất ở dưới rừng thông thường tơi xốp, pha cát và dễ thấm nước. Trung Quốc là nước khai thác tự nhiên va trồng nhiều nấm phục linh. Từ giữa những năm 70 Viện Dược liệu đã tiến hành trồng thử nghiệm nam phục linh ở Tam Đảo, nhưng chưa có kết quả.

Bộ phận dùng

Thể quả của nấm có hình dạng không đều, đường kính có thể đạt 10 - 30cm hoặc hơn, nằm sâu dưới mặt đất 20-30cm.

Phục linh trồng cho thu hoặch sau 2 năm, loại tốt nhất phải sau 3-4 năm.

Phục linh chia làm nhiều loại:

- Phục linh bì: vỏ ngoài của "củ" phục linh.

- Xích phục linh : lớp thứ 2 sau phần vỏ, hơi hồng hay nâu nhạt.

- Bạch phục linh : phần bên trong, màu trắng.

- Phục thần : "củ" phục linh ôm rễ thông bên trong. (Dược điển Việt Nam I, tập 2).

Thành phần hoá học

Phục linh chứa một polysaccharid gọi là |3- pachyman (khoảng 93%) bao gồm pachymaran liên kết ở P'(l —> 3) và các mạch nhánh có liên kết p -(1 -» 6). Pachymaran có tính chất kháng ung thư mạnh.

Theo một số tác giả, phục linh có acid pachymic (Zhao Jifu và cs, 1993), acid dehydropachymic (Tai Takaaki và cs, 1992), acid O-acetyl-tumulonic, acid 3ị3 - hydroxylanosta - 7, 9 (11), 24 - trien - 21-oic, p - amyrin acetat, acid 3p - hydroxy - lb - a acetyloxylanosta - 7,9 (11), 24-trien- oic (Nang Liya và cs, 1993), acid 3J3 - hydroxylanosta - 7,9 (11), 24 - trien - 21 - oic, acid trametenolic, acid dehydroeburicoic, acid eburicoic (Tai Takaaki và cs, 1993), các acid 3,4 - secolanostan poricoic c, D, DM và AM, 3, '4 - secolanosta- 4-4 (28) - 7, 9 (11), 24 (39)-tetraen - 3,21- dioic, acid 16a, 25-dihyđroxy-3,4- secolanosta - 4 (29) - 7,9 (11), 24 - tetraen - 3,21 - dioic, 16a, 25 - dihydroxy - 3,4 - seco - lanosta (4) 28-7,9 (11), 24 (31) tetraen-3,21-dioic acid - 3 - Me ester; 16a - hydroxy - 3,4 - seco - lanosta - 4 (28), 7,9 (11), 24 (31) - tetraen - 3,21- dioic, 16a, 25 - dihydroxy - 3,4 - seco - lanosta 4 (29) - 7,9 (11), 24 (31) tetraen - 3,21-dioic acid - 3 - Me ester (Tai ĩakaaki và cs, 1995), các acid poricoic A và B (Tai Takaaki và cs, 1991).

Một số thành phần cũng được nói đến như acid pinicolic, poriatin, adenin, ergosterol, cholin, lecithin, cephalin, histamin, histidin, dầu béo, sucrose, fructose, protease, các vết của muối vô cơ... (A. Y. Leung và cs, 1996; Trung thảo dược học, 1976).

Tác dụng dược lý

l. Tác dụng lợi tiểu ở thỏ : Năm ngày đầu cho thỏ ăn bình thường và thêm đậu đen, đồng thời cho uống mỗi ngày mỗi con thỏ 200ml nước. Theo dõi nước tiểu thải ra hàng ngày. Loại bỏ những con quá bất thường. Đến ngày thứ sáu, ở lô thử thuốc, tiêm dịch chiết phục linh 1:4 (ngâm 1 kg bột phục linh với 5 lít cổn 70° trong 48 giờ. Lọc, thu hồi cổn, rồi thêm nưóc cất vừa đủ 4 lít) liều 2ml/kg/ngày, liền 5 ngày. Lô đối chiếu dùng theophylin và lô đối chứng thay dịch chiết phục linh bằng NaCl 0,9% với cùng thể tích. Theo dõi lượng nước tiểu từng ngày trong 5 ngày dùng thuốc và 5 ngày tiếp sau đó. Kết quả cho thấy phục linh có tác dụng lợi tiểu rõ rệt so với lô đối chứng. Cũng có thí nghiệm cho thấy tác dụng lợi tiểu của phục linh không thật rõ. Thực tế thì vỏ ngoài của phục linh gọi là phục linh bì có tác dụng lợi tiểu mạnh hơn phục linh không có vỏ ngoài.

2. Tác dụng chống nôn : Các hợp chất triterpen phân lập từ phục linh có tác dụng chống nôn ở ếch, dùng phương pháp gây nôn bằng Sulfat đồng. Acid pachymic, một chất chiếm hàm lượng cao trong phục linh là hợp chất tríterpen thuộc nhóm lanosta-8-en, là một trong những chất có tác dụng chống nôn. Nghiên cứu sự liên quan giữa cấu trúc hoá học và tác dụng sinh học của các triterpen phục linh thấy sự có mặt của nhóm bên ngoài methylen ở vị trí carbon 24 có ý nghĩa với tác dụng chống nôn.

3. Tác dụng kháng khuẩn : Nước sắc phục linh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Enterococcus và Bacillus subtills. Dịch chiết cồn của phục linh còn có tác dụng trên xoắn khuẩn Spirochaeta.

4. Tác dụng hướng sinh dục nữ của bài thuốc cổ phương chữa đau khi hành kinh, đa kinh, vô sinh ở phụ nữ gồm phục linh, bạch thược, mẫu đơn bì, đào nhân, nhục quế. Khi dùng bài thuốc này cho chuột cống trắng cái với liều 300mg/kg, liền 14 ngày thấy hormon huống hoàng thể LH (luteinizing hormone) giảm 94%, hormon kích thích nang trứng FSH (folicle-stimulating hormone) giảm 67%, estradiol giảm 50%, trọng lượng tử cung (cân tươi) giảm 65%, thymidine kinase (TK) giảm 64%. Một nghiên cứu khác, tiêm dưới da cho chuột cống trắng cái estradiol liều l|ag/kg, sau 30 giờ, trọng lượng tử cung tàng 2,4 lần còn TK tăng 21 lần. Nếu sau khi tiêm estradiol, dùng thuốc 3 lần liên tiếp cách nhau 12 giờ liều 300mg/kg, sự tăng trọng lượng tử cung giảm 29% và TK giảm 39%. Những nghiên cứu trên chứng tỏ bài thuốc có tác dụng đối kháng LH và FSH, đồng thời có tác dụng kháng estrogen yếu.

5. Thử lâm sàng chữa phù : Dùng bạch linh, tán bột, chế thành viên có 30% bạch linh chữa cho 30 bệnh nhân bị phù (20 ca phù không đặc hiệu, 10 ca phù do bệnh tim và thận). Người lớn mỗi lần dùng 8 viên (mỗi viên 3,5g, tương đương 1 g bạch linh), ngày 3 lần, trẻ em dùng liều bằng nửa người lớn, uống liền 7 ngày, không dùng thuốc lợi tiểu nào khác. Kết quả tốt 23 ca, 7 ca phù có giảm, trong đó phù do bệnh tim và thận, rút nhanh hơn.

6. Thử lâm sàng tiêu chảy kéo dài : Dùng bột bạch linh chữa cho 93 ca, mỗi lẩn 0,5-1 g, ngày 3 lần. Kết quả khỏi 79 ca, khá 8 ca, không kết quả 6 ca. So với lô dùng thuốc tây y (pepsin và vitamin Bl), thời gian khỏi bệnh do dùng bạch linh ngắn hơn.

7. Thử lâm sàng chữa ung thư : Chiết lấy polysaccharid của bạch linh chữa cho 70 ca ung thư các loại, trong đó có một số ca kết hợp xạ trị hoá trị và phẫu trị. Lô dùng polysaccharid có tác dụng tăng sức, tăng trọng, giúp ăn ngon hơn, nâng chức nang miễn dịch, bảo vệ tuỷ xương, làm giảm phản ứng phụ,  cải thiện chức năng gan thận, tăng hiệu quả xạ tri đối với ung thư vòm họng.

8. Thử lâm sàng làm tăng thị lực của bài thuốc "minh mạc” gồm phục linh, thục địa, hoài sơn, đan bì trạch tả, đương quy, sài hồ mồi vị 12g, sơn thù 8g; ngũ vị tử 4g. Dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc viện, mỗi ngày 25-40g cho 60 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm. Giai đoạn đầu, thị lực tăng 5/10 đến 10/10 là 13 ca (21,7%), tăng 1/10 đến 5/10 là 36 ca (60%), không tiến triển 11 ca (18,3%), không có trường hợp giảm thì lực. Điều trị cho 205 bệnh nhân viêm hắc võng mạc trung tâm giai đoạn sau, thị lực tăng 5/10 đến 10/10 là 38 ca (18,5%); 1/10 đến 5/10 là 123 ca (60%), không kết quả 44 ca (21,5%), cũng không có trường hợp giảm thị lực. Tài liệu Trung Quốc còn nghiên cứu phục linh có tác dụng tăng cường miễn dịch, làm tăng chỉ số thực bào ở chuột cống trắng, có tác dụng an thần, chống loét dạ dày, hạ đường huyết và có tác dụng bảo vệ gan.

Tính vị, công năng

Phục linh vị ngọt nhạt, tính bình, vào các kinh tâm, phế, thận, tỳ, vị, có tác dụng lợi thủy, thẩm thấp, kiện tỳ, định tâm, an thần.

Công dụng

Phục linh được dùng làm thuốc bổ chữa suy nhược, chóng mặt, di mộng tinh; lợi tiểu chữa phù thũng, bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hư, ăn kém; an thần, trấn tĩnh, chữa mất ngủ. Ngày dùng 4-20g dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc thuốc viên. Dùng riêng, hoặc phối hợp với các thuốc khác.

Mỗi bộ phận của phục linh đều có tác dụng riêng biệt:

- Phục linh bì có tác dụng ưu tiên về lợi tiểu, tiêu thũng, chống phù

. - Xích phục linh hoặc xích linh có tác dụng chinh là hành thủy, lợi thấp nhiệt.

- Bạch phục linh hoặc bạch linh, ngoài có tác dụng lợi thuỷ trừ thấp, còn có tác dụng bổ tỳ vị chữa bụng đầy trướng, tiêu chảy, tỳ hu, kém ăn và thuốc bỏ toan thân chữa suy nhược, hoa mắt, chóng mặt. di mộng tinh. Bạch linh cũng có tác dụng an thần. 

- Phục thần có tác dụng an thần, chữa sợ hãi, hồi hộp, mất ngủ, sầu uất, đần độn, mất trí, tinh thần bạc nhược. Liều dùng ngày 12g, thường phối hợp với viễn chí, xương bồ, mỗi vị 8g.

Bài thuốc có phục linh

1. Chữa phù thũng :

a. Phục linh bì, trần bì, đại phúc bì, tang bạch bì, vỏ gừng sống, mỗi vị 16g. Có thể thêm vỏ cây dướng, mộc thồng đều 16g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).

b. Phục linh lOg, tang bạch bì lOg, mộc thông 5g. Sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

c. Phục linh 8g, quế chi 4g, sinh khương 3g, cam thảo 3g. Sắc chia làm 3 lần uống trong ngày.

d. Bạch linh, bạch truật, trư linh, mỗi vị lOg; trạch tả 12g; quế chi 4g. Tất cả tán bột mịn, trộn đều. Mỗi lần uống lOg, ngày 2-3 lần. ("Ngũ linh tán" trong "Thương hàn luận").

e. Phục linh, bạch truật, bạch thược, phụ tử đều 12g; sinh khương 8g. sắc uống, ngày một thang, chữa phù khi có thai, sắc mặt xám, tim hồi hộp, đầy bụng.

f. Phục linh 250g, cám gạo mịn (hoặc bột lúa mạch) 60g. Tán thành bột mịn. Mỗi lần uống lOg, ngày 2 lần, chữa phù khi có thai, cơ thể suy nhược, tim hồi hộp.

2. Chữa mất ngủ, ngủ không yên, hay hồi hộp, sợ hãi, tim yếu, hay quên, giảm trí:

a. Phục thần, đảng sâm, liên nhục, long nhãn, đại táo, mỗi vị 16g; táo nhân sao, viễn chí, xương bồ đều 8g. Sắc uống. Có thể tán thành bột mịn, viên với mật ong, mỗi ngày uống 10-20g.

b. Phục linh, phục thần, đảng sâm, xương bồ, viễn chí, long nhãn (lượng bằng nhau). Tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn, dùng chu sa làm áo viên. Mỗi lần uống 10-20g, ngày 2 lần vào chiều và tối trước khi đi ngủ.

3. Chữa suy nhược cơ thể, kèm tiêu chảy kéo dài do tỳ hư:

a. Bạch linh, bạch truật, đảng sâm, mồi vị lOg; chích cam thảo 3g; trần bì 5g; bán hạ (chế với gừng) 5g; mộc hương, sa nhân đều 4g. Tất cả tán thành bột mịn trộn với nước gừng làm thành viên bằng hạt đậu Xanh, mỗi lần uống 4-8g tùy tuổi (Hương sa lục quân).

b. Bạch linh, bạch truật, đảng sâm, hoài sơn, đậu ván trắng sao, hạt sen, ý dĩ, mỗi vị 80g; cát cánh, sa nhân, trần bì, chích cam thảo đều 40g, trộn với nước sắc gừng và táo vừa đủ làm thành viên với hồ bột gạo tẻ. Mỗi lần uống 4-8g, ngày 3 lần (Sâm linh bạch truật tán).

4. Chữa bệnh khớp, phong hàn thấp tí hoặc nhiệt tí :

Bạch linh 120g; sài hồ 120g; kinh giới, phòng phong, mỗi vị lOOg; khuơng hoạt, độc hoạt, tiền hồ, cát cánh, chỉ xác, xuyên khung, cam thảo, đều 80g. Các vị thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn. Đóng gói lOg hoặc 20g. Người lớn mỗi lần lOg, ngày 2 lần, uống với nước chín trước khi ăn. Trẻ em dùng nửa liều người lớn. (Kinh phong bại độc tán).

5. Chữa phụ nữ có thai nôn mửa :

Phục linh 6g, bán hạ 8g, sinh khương 3g, sắc uống trong ngày (Tiểu bán hạ gia phục linh thang).

6. Chữa vết đen trên mặt:

Phục linh tán thành bột mịn, bôi sát vào vết đen.

7. Chữa cơ thể suy nhược, mỏi mệt, gầy yếu :

a. Bạch linh, nhân sâm, bạch truật lượng bằng nhau 16g; cam thảo 8g. Nếu thay nhân sâm bằng đảng sâm thì lượng phải gấp đôi (32g). sắc kỹ chia làm 2-3 lần uống trong ngày. (Tứ quân tử thang).

b. Như bài trên gia thêm trần bì và bán hạ chế, đều lOg. (Lục quân tử thang).

c. Bạch linh, mẫu đơn, trạch tả đều 12g; thục địa hay sinh địa 32g; sơn thù, hoài sơn đều 16g, tán bột, làm viên, uống mỗi ngày 20-30g hoặc sắc uống. (Lục vị hoàn).

d. Bạch linh 16g, thục địa 24g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, mẫu đơn 8g, trạch tả 8g, nhục quế 12g, phụ tử 8g. Tất cả tán bột, làm viên tròn, uống mỗi ngày 30-40g hoặc sắc uống. (Quế phụ bát vị hoàn).

e. Bạch linh, bạch truật đều 12g; đảng sâm 16g; cam thảo 8g; thục địa 20g; đương quy, bạch thược đều 12g, xuyên khung 8g, hoàng kỳ sao 12g, nhục quế 4- 8g. Làm viên với mật ong, mỗi lần 20g, ngày 2 lần. (Thập toàn đại bổ).

 8. Chữa tăm hư, hồi hộp, hoảng sợ, khó ngủ, hay quên, sầu uất:

Phục thần, bạch truật, hoàng kỳ đều 12g; đảng sâm, đương quy, long nhãn đều 8g; táo nhân sao, viễn chí, cam thảo nưóng đều 4g; mộc hương 2g. Các vị tán thành bột mịn, luyện với mật ong hoặc mật, làm viên. Mỗi lần 20g, ngày 2 lần, hoặc sắc uống. (Quy tỳ thang).

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC