Vị thuốc vần S
Sâm Đất
Sâm Đất có tên đồng nghĩa: Boerhaavia repens L.
Tên khác: Sâm nam, sâm rừng, sâm quy bầu.
Tên nước ngoài: Spreading hog - weed, pigweed (Anh), bécabar bâtard (Pháp).
Họ: Hoa phấn (Nyctaginaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm. Rễ mập, hình thoi. Thân phân nhánh nhiều, mọc tỏa sát mặt đất, màu đỏ nhạt, có ít lông. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, dài 2 - 4cm, rộng 1,5 - 3cm, gốc gần hình tim, đầu tù, mặt trên nhẩn, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc, mép hơi uốn lượn; cuống lá dài 0,5 - 3 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy; lá bắc nhỏ, hình tam giác; hoa màu đỏ lia; đài hình chuông, 4 răng ngắn; nhị 3, không thò ra ngoài; bầu thuôn nhẵn.
Quả hình trụ, phồng ở đầu, có 5 cạnh lồi. Mùa hoa quả: tháng 4 - 6.
Phân bố, sinh thái
Chi Boerhaavia L. có khoảng 20 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đói châu Á; một số loài có mặt cả ở châu Phi và châu Mỹ. Ở Việt Nam, có 3 loài, trong đó có câv sâm đất phân bố rải rác ở nhiều nơi, nhưng thường gặp nhất ở các tỉnh vùng ven biển, từ Hải Phòng đến Đồng Nai. Cây còn có ở hầu hết các đảo lớn như Cát Bà, Hòn Mê, Lý Sơn, Phú Quốc. Sâm đất cũng phân bố ở cả những nước khác trong vùng nhiệt đới Đông Nam Á, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Sâm đất - Boerhaavia diffusa L.
Sâm đất thuộc loại cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn, thường mọc trên các bãi cát, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi ở vùng ven biển. Ở một số nơi thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, còn thấy sâm đất mọc ở các bãi sông, bãi hoang quanh làng. Ở Thái Lan, Ấn Độ người ta đã phát hiện thấy sâm đất mọc tự nhiên cả ở vùng núi cao 2000m. Hàng năm, sâm đất mọc từ hạt vào tháng 4-5. Cây sinh trưởng nhanh và ra hoa quả trong mùa hè, sau đó có thể tàn lụi. Sâm đất trồng được bẳng hạt vào cuối mùa xuân.
Bộ phận dùng
Rễ và lá.
Tác dụng dược lý
Sâm đất có tác dụng lợi tiểu, có thể do ức chế succũỉic đehydrogenase và kích thích D - amino oxydase ở thận. Cao nước cây khô hoặc tươi gây tiết niệu trong các trường hợp phù và cổ trướng, đặc biệt trong giai đoạn đầu bệnh gan và thận. Lượng kali cao trong toàn cây làm tăng tác dụng lợi tiểu của hoạt chất punarvanin. Tiêm tĩnh mạch punarvanin ở mèo gây tăng huyết áp rõ rệt và kéo dài, và tăng tiết niệu.
Trong thử nghiệm lâm sàng điều trị hội chứng hư thận, cao sám đất làm tăng tiết niệu, giảm phù và có tác dụng cải thiện chứng trên bệnh nhân, làm giảm albumin niệu, tăng protein huyết thanh và giảm cholesterol huyết thanh. Cao cồn sâm đất có tác dụng chống viêm trên phù thực nghiệm bàn chân và tăng hiệu suất tiết niệu ở chuột cống trắng; tác dụng có thể so sánh được với corticosteroid. Cao tề sâm đất (50 mg/kg) cho chuột cống trắng uống ngày 2 lần, làm giảm các biến đổi viêm cũng như sự tạo thành áp xe ở cơ thể động vật gây nhiễm với Escherichia coli. Thuốc cũng làm giảm lượng vi khuẩn trong các mẫu nước tiểu của động vật gây nhiễm khuẩn, và có thể dùng điều trị viêm thận - bể thận.
Nước sắc lá hoặc dịch ép lá tươi có tác dụng ức chế rõ rệt cơn đau quặn bụng gây bởi acid acetic, và ức chế đau trong thử nghiệm tấm kim loại nóng. Phân đoạn alcaloid cho uống (25 - 100 mg/kg) ức chế phản ứng tăng cảm muộn gây bởi hồng cầu cừu ở chuột nhắt trắng một cách phụ thuộc vào liều khi cho thuốc sau sự tạo miễn dịch. Cao methanol toàn cây ức chế sự tiêu calci xương gây bởi hormon tuyến cận giáp ở nuôi cấy mô vòm sọ chuột nhắt mớii sinh, do tác dụng của hai ílavonoid glycosid trong sâm đất. Cao cloroíbim và methanol của toàn cây sâm đất cũng có tác dụng bảo vệ gan chống ngộ độc carbon tetraclorid. Các rotenoid, steroid và ílavon làm giảm GOT huyết thanh.
Phân đoạn tan trong nước từ cao methanol toàn cây có những tác dụng dược lý: an thần chống co giật, hạ áp, ức chế cơ tim, kích thích cơ trơn và cơ xương ở chuột cống trắng. Trong thử nghiệm trên chuột cống và chuột nhắt trắng đực để đánh giá tác dụng của sâm đất trên hoạt động trong khu vực mở, trên phản ứng xúc cảm và tấn công (thuộc hành vi), trên hàm lượng GABA và glutamat trong vỏ não, tiểu não, thân não và cấu tạo dưới đồi của não, và trên sự sinh loét dạ dày ỏ chuột cống trắng, sâm đất đã biểu lộ hoạt tính bảo vệ chống stress thể hiện ở sự cải thiện về hàm lượng GABA, bình thường hóa hoạt động của chuột trong khu vực mở tới một giờ, bảo vệ chống loét thực nghiệm.
Cao chiết với aceton và ethanol từ toàn cây sâm đất có tác dụng chống lo lắng trên thực nghiệm. Cao rễ sâm đất làm giảm thời gian hành kinh, giảm sự mất sắt khi hành kinh, và giảm hoạt tính của chất kích hoạt plasminogen mô ở khỉ được đặt dụng cụ tử cung tránh thai. Lignan liriodendrìn từ rễ sâm đất có tác dụng đối kháng với kênh calci trong thử nghiệm trên tế bào đơn tim ếch. Punamavosid từ rẽ sâm đất có tác dụng kháng tiêu fibrin.
Công dụng
Ở Việt Nam, nhân dân dùng rễ sâm đất trị ho, bệnh gan hoặc phù thũng. Ở Malaysia, nước sắc phần trên mặt đất của sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ sâm đất có tác dụng tẩy, trị giun và hạ sốt. Ở Ấn Độ, sâm đất là thuốc bổ dạ dày, trợ tim, bảo vệ gan, nhuận tràng, lợi tiểu, long đờm, trị đái són, đau, phù, vàng da, cổ trướng, lách to, bệnh lậu và các viêm nội tạng khác. Với liều trung bình, sâm đất trị hen và với liều lớn có tác dụng gây nôn. Nước sắc rễ được dùng trị loét giác mạc và quáng gà. Mỗi ngày dùng 15g rễ sắc uống, hoặc 5g rễ ngâm rượu uống.
Ở Nigiêria, nước hãm toàn cây được dùng làm thuốc nhuận tràng nhẹ, thuốc hạ sốt cho trẻ em, và trị co giật. Ở Bờ Biển Ngà, bột lá sâm đất được chế thành bột nhão đắp vào ngực để trị hen ở trẻ nhỏ. Ở Tây Phi, nước sắc rễ tri loét, áp xe và tẩy giun. Rễ và lá có tác dụng long đờm, và với liều lớn lại gây nôn. Cả cây trị ghẻ, áp xe và nhọt. Ở Haiti và Uruguay, lá và rễ có tác dụng kích thích, bổ, làm ra mồ hôi, tẩy giun và chống co thắt. Ở Papua Niu Guinea, nước sắc lá dùng uống gây vô sinh ở phụ nữ. Ở Nepal, dịch ép cây dược dùng trị vết thương. Ở Ấn Độ, nhân dân còn dùng bột rễ sâm đất trộn với bột hạt tiêu uống để trị bệnh dịch tả. Dùng bột nhão rễ sâm đất trộn với dầu thầu dầu bôi vào bên trong âm đạo làm dễ đẻ. Rễ sâm đất còn có trong thành phần bài thuốc cổ truyền Ấn Độ để điều trị tiền sản giật.