Vị thuốc vần S
Sầu Riêng
Sầu Riêng có tên nước ngoài: Civet fruit, durian (Anh); durion (Pháp).
Họ: Gạo (Bombacaceae).
Mô tả
Cây to, cao 15 - 20 m. Lá mọc so le, hình trứng, dài 9-15 cm, rộng 3-5 cm, gốc tròn, dầu thuôn nhọn, mép nguyên, mặt trên màu lục, mặt dưới màu vàng sỉn, có lông, gân chính nổi rõ; cuống lá dài 1,5 - 2,8 cm.
Cụm hoa mọc ở thân thành chùm; tiểu bao hình vảy, gồm 5 lá bắc dính với nhau; hoa màu trắng; đài hình chuông; có 5 răng hình tam giác ngắn; tràng 5 cánh, dài hơn đài; nhị nhiều, đài hơn cánh hoa, gồm 5 bó hơi dính nhau ở gốc; bầu hình trứng.
Quả nang to, có vỏ dày cứng và gai mập nhọn, khi chín nút thành 5 mảnh; hạt to bao bọc bởi phần thịt mềm màu vảng nhạt, giống như múi mít, có mùi đặc biệt. Mùa hoa quả: tháng 4-7.
Phân bố, sinh thái
Durio L. là một chi nhỏ, hiện có 6 loài có quả và hạt ăn được, phân bố chủ yếu ở vùng Đông Nam Á và Nam Á. Sầu riêng có nguồn gốc ở Malaysia, và đã trở thành cây ăn quả quan trọng, được trồng rộng rãi ở Thái Lan, Indonesia, Philippin, Campuchia, Srilanca, vùng Nam Ấn Độ và Việt Nam. Ở Việt Nam, sầu riêng chi thấy trồng ở các tỉnh phía nam; nhiều nhất các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ, như Long An, Tiền Giang, Sa Đéc, Cần Thơ, Đồng Nai, Binh Dương... Gần đây đã phát triển trồng cả ở các tỉnh Tây Nguyên, Bình Thuận và Ninh Thuận.
Sầu riêng trồng hiện nay gồm nhiều giống, phổ biến nhất ở Thái Lan, Malaysia và Indonesia là các giống được ký hiệu là D7, D10, D24, Dw, D114, D117... trong số này, chắc chắn đã có giống được nhập vào Việt Nam. Sầu riêng là cây ăn quả điển hình của vùng nhiệt đới. Cây thích nghi cao với khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 26°c. Cây có thể trồng ở vùng núi đến độ cao 800 m (ở Thái Lan, Indonesia); nhưng ở những vùng có nhiệt độ trung bình năm dưới 22°c, sầu riêng phát triển kém và đậu quả rất ít. Đặc điểm này cho thấy là không trồng được sầu riêng ở các tỉnh phía bắc.
Cây ưa sống ở nơi có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thấm nước. Lượng mưa thích hợp cho cây sinh trưởng tốt từ 1500 mm/năm trở lên. Cây ra hoa quả hàng năm. Tùy vùng trồng mà hoa quả có thể tập trung vào một vụ chính hay kèm thêm một vụ phụ nữa. Hoa sầu riêng thường nở vào buổi chiều; sự thụ phấn thường xẩy ra từ chiều cho đến trước lúc nửa đêm. Thời kỳ có hoa nở kéo dài 2-3 tuần, sau đó từ 95 đến 105 ngày, quả già cho thu hoạch; cũng có giống dài ngày, thời gian này kéo dài đến 130 ngày.
Trên thế giới, Thái Lan là nước trồng nhiều sầu riêng nhất, sản lượng hàng năm lên tới gần nửa triệu tấn (444 500 tấn/1987 và 1998); sau đến Malaysia 262000 tấn; Indonesia 200000 tấn... Các tỉnh ở Nam Bộ Việt Nam cũng trồng nhiều sầu riêng, song sản lượng còn ở mức khiêm tốn hơn nhiều.
Cách trồng
Trước đây, sầu riêng chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Hiện nay, phương pháp nhân giống tốt nhất là ghép cây, vì gieo hạt cây chậm ra quả, năng suất và chất lượng quả không ổn định. Hạt chỉ còn dùng để ươm lấy gốc ghép. Hạt sầu riêng nhanh mất sức nảy mầm, vì vậy sau khi lấy từ những quả đã chín kỹ, cần rửa sạch cùi rồi đem gieo ngay. Sầu riêng có rễ yếu, không ưa đánh đi trồng lại. Cách tốt nhất là gieo hạt trong bầu để sau khi ghép, đem di trồng không ảnh hưởng tới bộ rỗ, tỷ lệ sống sẽ cao hơn. Ruột bầu nên dùng đất bùn phơi khô đập nhỏ, trộn với cát, tro và phân mục. Gieo hạt xong, xếp bầu thành luống nơi khô ráo, tiện tưới tiêu, trên làm giàn che bớt ánh sáng. Khi cây con có đường kính 1 cm trở lên (khoảng 1 năm tuổi) là ghép được. Phổ biến là dùng phương pháp ghép mắt. Thời vụ ghép tốt nhất vào mùa mưa (tháng 6 - 9). Ghép xong dùng dây ni lông buộc lại không cho nước thấm vào. Sau 20 ngày, mở dây, đợi thêm một tuần nữa, rồi cắt ngọn gốc ghép. Nếu chăm sót tốt; 3-6 tháng sau, có thể đem đi trồng.
Trồng sâu riêng cần chọn đất thịt pha cát, thịt pha sét hoặc đất bazan có tầng đất mặt dày. Sầu riêng rất dỗ bị bệnh nếu không thoát nưóe tốt, vì vậy nên chọn đất dốc và làm rãnh thoát nước nếu cần. Đất bằng phải đánh líp (luống) cao. Có thể lên líp đơn (rộng 5 - 6 m) hay líp đôi (rộng 10 - 12 m), mương rộng 3 - 4 m. Trên líp đôi, cần xẻ thêm những rãnh nhỏ theo chiều ngang để thoát nước. Ở những vùng thấp, còn có thể đắp thêm nấm lên líp để trồng, đề phòng bị ngập khi có mưa to. Thời vụ trồng cây vào tháng 5-7. Kích thước hố khoảng 1 X 1 X 0,75 m, cách nhau 8 - 12 m là vừa. Trồng líp đôi hoặc thành băng nên đào hố theo kiểu chéo nanh sấu. Lấp hố cao hơn mặt đất 15 - 20 cm bằng phân, rác mục, xong ỉấp đất mặt lên trên, cao 20 - 30 cm. Đặt cây vào giữa hố, không nên trồng sâu, lấp quanh bầu bằng đất màu, không cho phân, nhất là phân khoáng tiếp xúc với rễ. Trồng xong, cắm cọc, buộc cây để tránh long gốc. Dùng phên, lá dừa che bóng cho cây, tránh ánh mặt tròi chiếu thẳng. Có thể trồng đu đủ, chuối tiêu (cách gốc sầu riêng 2 m) che bóng cho cây ở thời kỳ đầu. Nên tranh thủ trồng thêm rau màu để tăng thu nhập và tránh cỏ dại cho sầu riêng. Trong khoảng một tháng dầu, nên tưới cho sầu riêng ngày một lần, sau đó gặp hạn mối tưới. Có thể phủ gốc bằng rơm, rác nhưng mùa mưa phải dỡ bỏ dể tránh mối. Khi cây đang ra hoa kết quả cũng cần tưới, nhưng tưới quá nhiều sẽ làm rụng quả và nhão cùi. Cây trồng được 3 năm bắt đầu ra hoa. Lúc này nên bón 1 kg urê + 1,5 kg supe lân + 0,5 kg Sulfat kali/cây/năm, chia làm 3 lần: trước khi ra hoa và khi quả có dường kính 10 -15 cm, bón 1/3N + 1/2 K. Ngoài ra cần bón thêm 20 - 30 kg phân chuồng. Phân khoáng nên hòa với nưóc dê tưới, phân chuồng thì xới đất quanh hình chiếu tán cây để bón. Không dùng KQ để bón cho sầu riêng vì làm quả bị sượng.
Ngay từ khi sầu riêng còn nhỏ, phải chú ý cắt tỉa cành tạo tán để giữ cho cây thoáng, khỏe, hạn chế tác hại của sâu bệnh, gió bão. Đặc biệt, khi sầu riêng ra hoa bói lần đầu (khoang năm thứ ba) cần ngắt bỏ. Năm sau cũng chỉ nên cho đậu một vài quả ở mỗi cây. Quả cây non có chất lượng thấp, để nhiều làm yếu cày, ảnh hưởng đến sản lượng về sau. Khi cây đã thành thục, một năm có thể ra hoa 2 - 3 đợt, cây không đủ sức nuôi hết, cần tỉa bớt. Có thể để lai một đợt hoa để thu quả tập trung hoặc 2 đợt (mỗi đơt để lại một số hoa vừa phải) để rải vụ. Sầu riêng thụ phấn ngoại hoa nhờ côn trùng, sâu bọ. Nếu để thụ phấn tự nhiên, quả sẽ ít, không đều và không chủ động được thời gian thu hoạch. Vì vậy, nên thu phấn nhân tạo bổ sung. Ngoài ra, còn có thể kích thích cây ra hoa trái vụ bằng phương pháp chăm bón hoặc dùng các chất điều hòa sinh trưởng thích hợp.
Sầu riêng hay bị bệnh. Những bệnh chủ yếu là chảy mủ thân cành (Phytophthora), thối rễ (Pythium), thán thư (Colletotrichum). Ngoài các biện pháp canh tác phòng ngừa, có thể dùng các thuốc đặc hiệu để phòng chữa. Sầu riêng cũng bị một số sâu hại như sâu đục cành, sâu và ruồi đục quả. Quả chín sau khi nở hoa khoảng 4 tháng. Có thể hái quả ương về dấm hoặc chờ quả chín rụng (quả rụng hay bị dập, thường phải ăn ngay). Mỗi cây trung bình cho 50 - 70 quả, nếu chăm sóc tốt có thể đạt 200 - 500 quả/cây/năm. Cây cho quả đến 50 - 60 năm. Quả chín chỉ giữ được trong một tuần lễ, ở 15độ có thể giữ được 3 tuần. Bảo quản nhanh ở -24°c có thể giữ được 3 tháng.
Bộ phận dùng
Vỏ quả, lá và rễ, phơi khô.
Công dụng
Sầu riêng là một loại quả ngon, có mùi đặc biệt. Ãn quả sầu riêng có tác dụng kích thích sinh dục. Lá và rễ sầu riêng được nhân dân dùng làm thuốc chữa cảm sốt, viêm gan, vàng da. Ngày dùng 10 - 20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hoặc phối hợp với lá và rễ cây đa. Lá sầu riêng còn nấu nước tắm cho người vàng da, bệnh gan. Hạt sầu riêng có chất bột, rang nướng hay luộc ăn như hạt mít, hoặc có thể dùng làm mứt kẹo. Ở Malaysia, nước sắc của rễ sầu riêng được dùng làm thuốc hạ sổt; lá đắp tại chỗ hoặc dùng nưóc sắc để tắm chữa vàng da. Ở Indonesia, than từ vỏ quả đốt ra được dùng làm thuốc điều kinh và gây sẩy thai. Ở đảo Sunda, những thổ dân dùng nước ép của quả sầu riêng làm thuốc kích dục. Ở Ấn Độ, quả sầu riêng được coi là có tác dụng làm trẻ lại.