Vị thuốc vần T
Tam Thất
Panax pseudo - ginseng Wall.
Tên khác: Sâm tam thất, thổ sâm, kim bất hoán.
Tên nước ngoài: False ginseng (Anh).
Họ: Nhân sâm (Araliaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống nhiều năm. Rễ củ hình con quay. Thân mọc thẳng, cao 30 - 50 cm, màu tím tía. Lá kép chân vịt, 3 - 4 cái mọc vòng gồm 5 - 7 lá chét hình mác, gốc thuôn, đầu có mũi nhọn, mép khía răng, hai mặt có lông cứng ở gân, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt.
Cụm hoa mọc thành tán đơn ở ngọn thân; hoa màu lục vàng nhạt; đài 5 răng ngắn; tràng 5 cánh rộng ở phía dưới; nhị 5; bầu 2 ô.
Quả mọng, hình cầu dẹt, khi chín màu đỏ; hạt màu trắng.
Mùa hoa: tháng 5-7; mùa quả: tháng 8 - 10.
Phân bố, sinh thái
Tam thất có nguồn gốc ở phía nam Trung Quốc, được trồng từ lâu đời và không còn tìm thấy trong trạng thái mọc tự nhiên (Viện Nghiên cứu thực vật Vân Nam, 1975; Thực vật phân loại học báo, Vol 13, N°2: 29-48). Loài “Tam thất” trồng chủ yếu ở Trung Quốc hiện nay là Panax notoginseng. Cây được trồng nhiều nhất ở tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, sau đến Quảng Tây, và một số nơi khác Đài Loan, Nhật Bản và Triều Tiên.
Ở Việt Nam, tam thất là cây nhập trồng từ Trung Quốc (1970 - 1984). Các huyện Sa Pa, Bắc hà (Lào Cai); Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh (Cao Bằng); Mẫu Sơn (Lạng Sơn); Đồng Văn (Phó Bảng), Quản Bạ (Hà Giang); Sìn Hồ (Lai Châu) là nơi đã từng trồng nhiều tam thất. Tuy nhiên, từ trước đó rất lâu đồng bào người Hoa ở sát biên giới (Phó Bảng, Quản Ba Hà Giang) đã có quan hệ họ hàng bên Trung Quốc và đem tam thất về trồng ở vườn gia đình. Một số tài liêu cho rằng, tam thất mọc tự nhiên ở vùng Sa Pa (Sách đỏ Việt Nam, 1996 - tập II - Phần thực vật, 206 và Võ Văn Chi, 1996, Tù điển cây thuốc Việt Nam, 199")) Thông tin này là không chính xác.
Tam thất là cây thảo đặc biệt ưa bóng và ưa ẩm mát ở vùng núi cao (trên 1500 m); về mùa dông nhiêt độ có thể xuống dưới 0°c, nhưng phần thân rễ của tam thất vẫn tồn tại. Hàng năm vào khoảng tháng 2 - 3 từ đầu thân rễ mọc lên chổi thân. Chổi này sinh trưởng rất nhanh, chỉ sau 2 - 2,5 tháng đã đạt được kích thước cực đại, sau đó bắt đầu có hoa quả. Cây trồng đúng quy cách, được chăm sóc tốt sẽ có tỷ lệ đậu quả cao (khoảng 60%). Sau khi quả chín, toàn bộ phần thâu trên mặt đất bắt đầu tàn lụi.
Hạt tam thất có khả năng nảy mầm khỏe, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian.
Cách trồng
Tam thất ưa khí hậu á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình 15 - 20°c, cao nhất 33 - 34°c, thấp nhất 2 - 3°c, lượng mưa 1500 - 2700 mm, độ ẩm không khí 80 - 90%, dộ cao 800 - 1500 m so với mặt biển.
Tam thất được trồng ở các vùng cao thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai và Lai Châu, nhân giống bằng hạt. Hạt thu từ những cây 3 năm tuổi trở lên. Khi quả chín, thu về, xát, đãi sạch vỏ, tách lây hạt. Ngâm hạt vào dang dịch Benlat 0,3% trong 10 - 15 phút rồi ủ trong cát ẩm, sạch, giữ ở nhiệt độ 4°c (trong tủ lạnh) 4-6 tuần rồi đem gieo vào tháng 12 - 1. Cách này đỡ công chăm sóc và hạt mọc đều hơn.
Đất vườn ươm phải là nơi cao ráo thoát nước, tiện chăm sóc, cày bừa kỹ, để ải, rải cỏ khô trên mặt rồi đốt để diệt hết mầm bệnh. Sau đó, lên luống cao 15 - 20 cm; rộng 90 cm, rạch mặt luống thành hàng sâu 3 - 5cm, cách nhau 15 cm. Hạt gieo trên hàng cách nhau 5-7 cm, lấp đất, trên phủ rơm rạ mỏng và tưới giữ ẩm hàng ngày.
Vườn ươm cần làm giàn che cao 1 m trở lên, xung quanh dùng phên, cành cây cắm chắn gió. Sau khi cây mọc, bón cho mỗi mét vuông 3 - 5 kg phân chuồng thật hoai mục. Hàng tháng dùng NPK (2:1:1) tưới một lần với lượng 100 - 150 g/m2 tùy theo tình hình sinh trưởng của cây. Cần thường xuyên nhổ cỏ, trừ sâu bệnh, nhất là giun, sên, sâu các loại. Chú ý tưới âm vừa phải, không được ẩm quá, dễ sinh bệnh thối cu, thối gốc. Cây con được 1 năm tuổi đánh đi trồng ra ruộng. Thời vụ trồng vào cuối mùa đông đến đầu mùa xuân, khi cây còn đang ngủ đông.
Ruộng trồng tam thất nên bố trí trên đồi gò có độ dốc vừa phải, đất tốt, nhiều mùn, thoát nước, nhất là đất bazan, đỏ vàng, đất mới khai phá. Nếu trồng trên đất thuộc thì cây vụ trước nhất thiết không được là tam thất, cây họ cà, cây rau các loại mà phải là cây họ đậu hoặc ngô.
Đất phải làm kỹ, để ải, đốt cỏ rác trên mặt rồi đánh thành luống cao 20 - 25 cm, rộng 90 cm. Nếu đất quá dốc thì bố trí luống theo đường đồng mức. Trên mặt luống bổ hốc với khoảng cách 15 X 20 cm hay 20 X 20 cm, mỗi hốc bón lót 0,5 - 0,7 kg phân chuồng (20 - 27 tấn/ha) hoai mục. Nếu có tro bón thêm càng tốt. Trộn dều phân với đất rồi trồng cây con. Khi trồng, chú ý không để gẫy mầm, xây xát củ. Trồng xong, tưới giữ ẩm.
Tam thất không chịu được ánh nắng trực xạ, vì vậy, phải làm giàn che bót 70 - 75% ánh sáng. Giàn cần làm cao 1,5 m, chắc chắn, mái phủ bằng những nguyên liệu tương đối bền, thông dụng nhất là phên nứa đan thưa.
Ruộng trồng tam thất phải đảm bảo luôn sạch cỏ, đủ ẩm, thoát nước. Hàng năm, cần bón thúc cho cây 3 - 4 lần vào thời kỳ cây sinh trưởng mạnh (tháng 4 - 10) bằng phân chuồng mục, tro, nước giải ngâm kỹ, khô dầu. Lượng bón tùy tình hình sinh trưởng của cây. Cũng có khi dùng NPK (2:1:1) để tưới thúc như đối với cây con.
Tam thất bị khá nhiều sâu bệnh hại. Cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện và trừ diệt kịp thời. Ngoài các loại sâu thông thường, cần chú ý phòng trừ sên, giun, chuột. Bệnh phổ biến nhất là gỉ sắt, phấn trắng, thối củ. Cần phòng trừ bằng các loại thuốc đặc biệt có bán ở thị trường.
Tam thất trồng ít nhất 5 năm mới được thu hoạch, càng để lâu càng tốt. Cần thu vào lúc cây bắt đầu ra hoa. Củ đào về bỏ rễ, rửa sạch đất, phơi gần khô, cho vào bao tải lăn hoặc dùng tay xoa cho nhẵn vỏ, sau đó lại đem phơi đến khô. Năng suất trung bình 500 - 700 kg củ khô/ha.
Bộ phận dùng
Rễ tam thất được thu hái trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô, rồi phân loại thành rễ củ, rễ nhánh và thân rễ.
Thành phần hóa học
Tam thất chứa nhiều nhóm thành phần hóa học, chủ yếu là saponin (4,42 - 12,00%), thuộc kiểu protopanaxađiol và protopanaxatriol.
Nhiều ginsenosid: Rbj, Rb2, Rb3, Rc, Rd, Re, Rg,, Rg2 - Rh 1, Fz và glucoginsenosid Rf được phân lập từ toàn cây tam thất. Ngoài ra, còn có các notoginsenosiđ: Rj, R2, R3, R4, R6.
Notoginsenosid R,
(Protopanaxatriol 20-0-ß-D-xylopyranosyl-(l->2)- ß-D- glucopyranosyl 6-O-ß-D-glucopyranosid)
Lá chứa saponin, trong đó các sapogeniii được xẩc định là damar-20 (22) en - 3 ß, 12 ß, 26 - triol và 20 (R) - damaran - 3 ß, 12 ß, 20, 25 - tetrol. Lá còn có saponin với sapogenin là chất dẫn oxepan.
Tam thất có tinh dầu ở rễ (trong đó có a-guaien, ß-guaien và octadecan) và ở hoa (trong đó có elemen, heptacosan, pentacosan).
Ngoài ra, còn có flavonoid, phytosterol (ß- sitosterol, stigmasterol, daucosterol), polysaccharid (arabinogalactan : sanchinan A), muối vô cơ (vết). (v. Tang và cs, 1992, A. Y. Leung và cs, 1996)
Tác dụng dược lý
Rễ củ tam thất được chứng minh có những tác dụng dược lý rất phong phú.
Tác dụng tăng lực được chứng minh trong thừ nghiệm chuột bơi gắng sức với liều thích hợp. Đã thí nghiệm trên chuột nhắt và chuột cống trắng non .Tác dụng tăng khả năng thích nghi của cơ thể đối với các yếu tố độc hại (nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp của môi trưòng xung quanh, liều độc của glycosid trợ tim) được chứng minh trong thử nghiệm trên các động vât chuột nhắt trắng và ếch.
Trên chuột nhắt trắng cái cắt bỏ buồng trứng và chuột cống cái non, tam thất có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ thể hiện ỏ các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục.
Tam thất có tác dụng giãn mạch ngoại biên và không ảnh hưởng tới huyết áp và hệ thần kinh trung ương. Liều LD50 tiêm phúc mạc trên chuột nhắt trắng của tam thất là 9 g/kg. Trong thí nghiệm cho động vật uống dài ngày tam thất, không thấy có biểu hiện độc qua các xét nghiệm về các chức năng gan, thận và máu.
Trên 18 bệnh nhân suy nhược cơ thể uống tam thất dạng cao rượu 1 g/ngày trong 3 tuần lễ, thấy có kết quả tốt: ăn ngon miệng, ngủ tốt hơn, tăng trọng lượng cơ thể. Áp dụng thí nghiệm về tác dụng oestrogen để so sánh định lượng sinh học thấy hoạt tính của rễ củ tam thất 5 năm mạnh gấp 2 lần so với rễ củ 3 năm, gấp 8 lần rễ phụ và gấp 20 lần lá tam thất.
Trong nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo, tam thất có tác dụng kích thích chuyển dạng lympho bào ở mức độ nhẹ. Tác dụng kích thích miễn dịch khá mạnh được chứng minh trong thí nghiệm gây mãn cảm chuột nhắt bằng hông cầu cừu. Bốn ngày sau, mổ tách tế bào lách, ủ với kháng nguyên trong môi trường. Đếm số tế bào tạo mảng dung huyết ở lô thử so với lô chứng để chứng minh tác dụng kích thích miễn dịch.
Tác dụng kích thích tâm thần, chống trầm uất được chứng minh trong thí nghiệm gây trạng thái trầm uất ở chuột nhắt bằng cách bắt buộc chúng phải bơi trong một bình hẹp, sau một thời gian vùng vẫy tun cách thoát ra ngoài nhưng vô hiệu, chuột có một tư thế bãi động, phản ánh tâm trạng thất vọng. Tam thất làm giảm trạng thái trầm uất này, giảm thời gian bất động do kích thích tâm thần. Tam thất biểu lộ hoạt tính chống oxy hóa trong thử nghiệm in vitro. Cao thô va saponin tam thất được chứng minh có hoạt tính tốt hơn saponin nhân sâm trong một loạt thử nghiệm sinh học trên chuột cống và chuột nhắt trắng, trong đó có hoạt tính làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
Tam thất được áp dụng trong điều trị nhãn khoa có tác dụng tiêu máu tốt. Dược liệu được chỉ định dưới dạng nước sắc dùng uống, nhỏ mắt hoặc điện di cho 304 bệnh nhân chảy máu trong mắt thuộc các loại: chấn thương 130 ca, trong dó 72 ca sau phẫu thuật, kết quả khỏi 59 ca (82%); và 58 ca do chấn thương đụng giập, kết quả khỏi 46 ca (80%); xuất huyết trước và sau võng mạc (34 ca) có tác dụng nhưng chậm; xuất huyết trong bệnh Eales (105 ca) chỉ có tác dụng trong thời kỳ đầu. Đối với xuất huyết trong xơ cứng động mạch, cao huyết áp (15 ca), tắc tĩnh mạch trung tâm võng mạc (14 ca) và đái tháo dường (2 ca), kết quả tiêu máu không rõ.
Tam thất làm tăng lưu lượng máu động mạch vành chó được tiêm phân đoạn chiết cồn từ nước sắc liều l,8g, lưu lượng mạch vành tăng 44%, kéo dài 12 phút, đồng thời hạ huyết áp động mạch 38,7 mm Hg. Cũng với liều trên, tam thất đối kháng với tác dụng gây nên do tiêm dịch chiết thùy sau tuyến yên. Dịch chiết này gây giảm lưu lượng mạch vành, tăng huyết áp động mạch. Tam thất làm giảm lượng oxy tiêu thụ của cơ tim 21,4%, do đó giảm nhẹ sức làm việc của tim và được ứng dụng điều trị thiểu năng mạch vành. Thành phần tác dụng có thể là flavonoid.
Một phân đoạn của địch chiết làm tăng sức co bóp cơ tim với liều thấp, liều độc gây ngùtng tim ở tâm thu; gây co mạch ở nồng độ thấp, gây giãn mạch ở nồng độ cao. Tam thất rút ngắn thời gian đông máu, do đó có tác dụng cầm máu, và các tác dụng khác là lợi tiểu, tán huyết. Liều gây chết tối thiểu (tiêm xoang bụng) của tam thất trồng ở Vân Nam trên chuột nhắt trăng là 10 g/kg. Tam thất trồng ở Ân Độ được nghiên cứu thực nghiệm và chứng minh có tác dụng làm tăng khả năng thích nghi tốt hơn nhân sâm Triều Tiên.
Trên mô hình gây u báng thực nghiêm in vivo trên chuột nhắt trắng bằng cấy tế bào ung thư ác tính sarcom TG-180, cao chiết từ tam thất và chế phẩm Panacrin bào chế từ 3 dược liệu tam thất, trinh nữ hoàng cung và đu đủ đã làm giảm sinh khối của u báng hay tổng số tế bào ung thư. Đặc biệt ở lô chuột cho uống chế phẩm Panacrin, sinh khối u đã giảm 40,3% so với lô chứng, đạt hiệu lực chống u ở mức độ trung bình. Chỉ số gián phân của tế bào sarcom TG- 180 ở ngày thứ 13 sau cấy truyền tế bào ung thư, ở các lô chuột được uống cao tam thất và chế phẩm Panacrin đều giảm 0,4% so với chứng. Sự giảm chỉ số gian phân này là một trong những nguyên nhân làm giảm sinh khối của u, do đó làm giảm tốc độ phát triển u.
Panacrin có tác dụng hạn chế sự di căn của tế bào ung thư trên chuột được tiêm dòng tế bào ung thư sarcom TG-180 ở mô hình u đùi thực nghiệm, và kéo dài thời gian sống của chuột mang khối u lên gần gấp đôi so với đối chứng. Trên thử nghiệm lâm sàng đối với 30 bệnh nhân ung thư (10 ung chư dạ dày, 10 ung thư gan, 10 ung thư lymphô ác tính), dùng 20 viên Panacrin 0,25 g/ngày trong 3 tháng, đã có đáp ứng tốt, thuốc được dung nạp tốt, không độc, tăng số bệnh nhân sống so với chứng.
Tính vị, công năng
Tam thất có vị đắng, ngọt, tính ấm, vào các kinh : can, thận, có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết, cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng, giảm đau.
Công dụng
Tam thất được dùng chữa thổ huyết, ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, sau khi đẻ huyết hôi không ra, ứ trệ đau bụng, kiết lỵ ra máu, đi tiểu ra máu, có tác dụng hoạt huyết, làm tan ứ huyết, chữa sưng tấy, thiếu máu, người mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ít ngủ, vết thương chảy máu.
Ngày uống 4 - 6g, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Dùng ngoài giã đắp hoặc rắc thuốc bột để cầm máu. Thân cây và lá tam thất cũng được dùng làm chè hãm hoặc nấu cao uống.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tam thất là thuốc bổ và làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể.
Bài thuốc có tam thất
1. Chữa máu ra nhiều sau khi đẻ:
Tam thất tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 8g.
2. Chữa thiếu máu hoặc huyết hư các chứng sau khi đẻ:
Tam thất tán nhỏ, uống 6g, hoặc tần với gà non ăn.
3. Chữa các loại chảy máu, hoặc sưng u ở nội tạng, các loại thiếu máu do mất máu nhiều hay do giảm hồng cầu:
Tam thất tán bột, mỗi ngày uống 6 - 12g. Chảy máu cấp thì uống gấp bội, bệnh mạn tính thì uống kéo dài nhiều ngày.
4. Chữa chảy máu khi bị thương:
Lá tam thất giã nhỏ, trong uống, ngoài đắp.
5. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi và phụ nữ sau khi đẻ:
Tam thất 12g; sâm Bố Chính, ích mẫu, mỗi vị 40g; kê huyết đằng 20g, hương phụ 12g. Tán nhỏ, uống mỗi ngày 20g. Hoặc có thể sắc uống với liều thích hợp.
6. Chữa viêm gan thể cấp tính nặng:
Tam thất 12g; nhân trần 40g; hoàng bá 20g; huyền sâm, thiên môn, bồ công anh, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; xương bồ 8g. sắc uống ngày một thang.
7. Chữa đái ra máu do viêm nhiễm cấp tính đường tiết niệu:
Tam thất 4g; lá tre, cỏ nhọ nồi, kim ngân mỗi vị 16g; sinh địa, cam thảo đất, mộc hương, mỗi vị 12 Sắc uống ngày một thang.
8. Chữa rong huyết do huyết ứ:
Tam thất 4g; ngải diệp, ô tặc cốt, long cốt mẫu lê mỗi vị 12g; đường quy, xuyên khung, đan bì, đan sâm mỗi vị 8g; một được, ngũ linh chi, mỗi vị 4g sắc uống ngày một thang.