Vị thuốc vần T
Thanh Ngâm
Thanh Ngâm có Tên đồng nghĩa: Curanga amara Juss.
Tên khác: Sản đắng, cây mật cá, thằm ngâm đất, co khom din (Thái).
Họ: Hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Mô tả
Cây thảo, sống hàng năm, cao khoảng 20 cm. Thân cành có cạnh, phân nhánh nhiều, thường mọc uốn éo, bén rễ ở phần gốc, màu lục hoặc đỏ tím, nhẵn hoặc hơi có lông. Lá mọc dối, hình trái xoan rộng hoặc hlnh trứng, dài 3,5 - 4,5 cm, rộng 2,5 - 3 cm, gốc tròn, đầu tù hơi có mũi nhọn, mép khía răng tù, hai mật nhẵn; cuống lá đôi khi hơi có cánh.
Cụm hoa mọc thành chùm ỏ đầu cành, thường ngắn hơn lá gồm 5-6 hoa màu trắng; lá bắc hình trái xoan, có lông; đài xẻ ở gốc thành 4 thùy, 2 thùy lớn hình tim và 2 thùy nhỏ hình vạch; tràng có ống hình trụ gồm 2 môi, môi trên nguyên nhẩn, môi dưới dài hơn chia 3 thày nông, thùy giữa lốn hơn; nhị 2, chỉ nhị nhẵn, rất ngán; 2 nhị lép. Quả nang, hình trứng dẹt, có mũi nhọn ngắn, nằm trong đài tồn tại nom giống con hến; hạt màu vàng. Mùa hoa quả: tháng 9-11.
Phân bố, sinh thái
Chi Picria Lour. ở Việt Nam chỉ có một loài là cây thanh ngâm. Cây có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ - Mianma; hiện nay vùng phân bố tự nhiên của cây được ghi nhận từ Trung Quốc, Việt Nam, Lào đến Thái Lan, Malaysia, Philippin và Indonesia. Ở Việt Nam, thanh ngâm phân bố chủ yếu ở vùng núi thấp (dưới 1000 m) và vùng trung du bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình, Hà Tây... Cây chưa phát hiện được ở các tỉnh phía nam.
Thanh ngâm là loại cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường mọc ở ven rừng, chân núi đá vôi, gần các bờ khe suối. Cây mọc thành những đám nhỏ, do khả năng bò lan và phân nhánh khỏe của phẩn thân nằm sát mặt đất; ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt; trồng được bằng cành. Bộ phận dùng Toàn cây, thu hái vào mùa hạ, phơi khô, có khi sao thơm dể dùng.
Tác đụng dược lý
1. Tác dụng kháng nọc rắn: Dịch chiết cồn 60° của toàn cây thanh ngâm khô cho chuột nhắt trắng uống với liều tính ra dược liệu khô là 50 g/kg, có tác dụng bảo vệ chuột khi đã tiêm một liều tối thiểu gây chết bằng nọc rắn hổ mang. Tỷ lệ bảo vệ là 30%.
2. Tác dụng trợ tim: Glycosid curangin có nhiều tác dụng giống digitalin và cũng có tác dụng trợ tim.
Tính vị, công năng
Toàn cây thanh ngâm có vị đắng, chát, tính mát, vào kinh can và tâm, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, lợi thấp, giảm đau, cầm máu. Lá có tác dụng khai vị, kích thích ruột, làm ra mổ hôi, lợi tiểu, điều kinh.
Công dụng
Lá thanh ngâm được dùng chữa bệnh gan, đau dạ dày, phù thũng, đau vùng thượng vị. Toàn cây chữa cảm sốt, sốt rét cách ngàv, vô kinh, đau bụng dau vùng thát lưng, rắn cắn, ghẻ lở, vết thương dụng giập Còn là thuốc tẩy giun. Ngàv 8 - 12 g sắc uống thường phối hợp với các vị ihuốc khác.
Bài thuốc có thanh ngâm
1. Thuốc bổ máu cho phụ nữ mới đẻ: Thanh ngâm 10 g, sâm đại hành 10 g, nghệ vàng 20 g. Sâm đại hành và nghệ vàng thái nhỏ, làm khô tán bột, uống làm một lần trong ngày, cùng với nước sắc đặc cây thanh ngâm. Dùng 7-10 ngày (thuốc gia truvền của đồng bào Thái ở Sơn La).
2. Chữa chứng kinh sợ, hoảng hốt, bồn chồn, kém ăn kém ngủ: Toàn cây thanh ngâm, quả trắc bá, hạt táo chua (lấv nhân, sao già), hoài sơn, hạt sen, mạch môn, mỗi vị 10 g, sắc uống.
3. Chữa bổng dưng đau vùng thượng vị dí? dội: Thanh ngâm (20 g), sắc còn 100 ml, chế thêm một chén rượu vào rồi uống (Nam dược thần hiệu).
4. Chữa ho gà, đau ngực: Lá thanh ngâm và rau má, mỗi vị 10 g, hãm hoặc sắc uống.
5. Chữa đái ra máu: Thanh ngâm 15 g sắc uống (Hành giản trân nhu).
6. Thuốc tẩy giun: Toàn cây thanh ngâm, phơi khô 6 - 12 g sắc với 200 ml còn 50 ml. Hoặc cây tươi 30 g rửa sạch, băm nhỏ, trộn với trứng, rán ăn vào sáng sớm lúc đói (Nain dược thần hiệu).
7. Trị rắn cắn: Thanh ngâm và dạ cẩm dùng tươi với liều 20 - 30g giã nát, uống nước cốt, bã dắp vào chỗ rắn cắn. Có thể dùng riêng thanh ngâm tươi 50 g.
8. Chữa ghè lở, mẩn ngứa: Thanh ngâm, dây bòng bong, lượng bằng nhau 50 - 100 g dùng tươi. Nấu với nước cho đặc, rồi tắm.