Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần T

Thị

14:05 04/05/2017

Còn gọi là thị muộn. Tên khoa học Diospyros decandra Lour.

Thuộc họ Thị Ebenaceae.

A. Mô tả cây

Thị là một cây gỗ, cao tới 5-6m. Lá mọc so le, phiến, lá hình trứng thuôn, dài 5-8cm, rộng 2-4cm, dai, cuống dài 6-9mm, có phủ lông. Hoa đa tính, họp thành xim, màu trắng. Đài hợp ở gốc 4 răng, cả hai mặt đểu có lông. Tràng hợp, 4 răng, nhị 8-14. Nhụy có 2 vòi. Quả tròn hơi dẹp, đường kính 3-5cm, có 6-8 ngăn, khi chín màu vàng, mang đài tổn tại. Hạt cứng, dẹt, dài 3cm, phôi sừng. Mùi thơm hay khó chịu tùy theo người thích hay không thích

Thị và tác dụng chữa bệnh của nó

B. Phân bố, thu hái và chế biến

Được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam, chù yếu để lấy quả ăn. Quả hái về vào các tháng 8-9. Ngoài ra người ta còn dùng lá tươi hay phơi khô làm thuốc. Không có chế biến gì đặc biệt.

c. Thành phần hóa học

Vò quả chứa một ít tinh dầu mùi gần giống mùi ête amyl valerianic.

Thịt quả thị: Theo kết quả phân tích của Peirier (1932) có 86,20% nước; 0,16% chất béo; 0,67% chất protit; 12% gluxit; 0,33% tanin; 0,47% xenluloza; 0,50% tro. Tanin trong thị thuộc loại tanin pyrocatechic, khi bị ôxy hóa thì cho chất màu đỏ nâu. Peirier cho đó là hoạt chất chính. Lá chưa có tài liệu nghiên cứu.

D. Tác dụng dược lý

Năm 1932, dựa trên kinh nghiệm nhân dân cho trẻ con ăn quả thị vào sáng sớm lúc đói thì thấy có khi ra giun, Peirier có thí nghiệm xem tác dụng của thịt quả thị phơi khô trên giun đất. Dùng 20g bột thịt quả thị phơi khô tán nhỏ, chiết bằng 200ml nước. Với liều 5ml, giun bị tê liệt hoàn toàn sau 8 giờ, với liều 10ml, giun chết sau 4 giờ, với liều 15ml giun chết sau 1 giờ. Năm 1961-1962, dựa trên kinh nghiệm của nhân dân dùng lá thị gây trung tiện và căn cứ vào việc lá thị đã dùng trên lâm sàng ở bệnh viện Phú Thọ điều trị có kết quà để gây trung tiện sau khi mổ, Lưu Văn Dung ở Khoa dược lý Trường sĩ quan quân y đã nghiên cứu tác dụng dược lý và độc tính của lá thị, kết quả đầu tiên như sau:

1. Tác dụng trên ruột:

Bằng phương pháp mổ bụng, bộc lộ ruột để quan sát sự co bóp ruột bằng mắt thường với liều 2-3-5ml nước sắc lá thị 20-100% tiêm vào tĩnh mạch vành tai của thỏ thì thấy ruột tăng co bóp, nhất là ở trực tràng có hiện tượng căng phồng lên, nhu động đều và tống phân ra ngoài. Trên ruột thỏ cô lập theo phương pháp Magnus, 5-8-10 giọt nước sắc lá thị 100% nhỏ vào dung dịch Tyrod nuôi đoạn ruột cô lập làm tăng co bóp của ruột non cả về tần số lẫn biên độ. Nếu tiêm 2-3-5ml nước sắc lá thị 100% trên 1kg thể trọng vào tĩnh mạch vành tai của thỏ thì cả tá tràng và trực tràng đều co bóp rất mạnh, so với tác dụng trên ruột non cô lập và tại chỗ thì tác dụng trên trực tràng mạnh hơn cả vể tần số lẫn biên độ, tác dụng cũng rõ rệt và lâu dài hơn. So sánh với tác dụng của Syntostigmin thì thấy rất giống.

2. Tác dụng trên cơ vận của bộ xương: Dùng cơ năng chân ếch cô lập và phương pháp Gaude Bernard trên cơ thể toàn vẹn thì đều thấy lá thị đã làm cho cơ phản ứng nhậy hơn đối với các kích thích điện trực tiếp trên cơ và dây thần kinh hông ếch. Tác dụng này cũng giống tác dụng của prostigmin.

3. Những tác dụng khác: Liều nhỏ làm tăng biên độ tim, liều cao làm yếu tim, loạn nhịp và đình tim. Làm giãn mạch. Liều nhỏ ít ảnh hưởng tới huyết áp nhưng liều cao gây hạ huyết áp. Hô hấp hơi tăng cả về tần số lẫn biên độ

. 4. Độ độc: Dùng nước sắc 100% và 200% cho khỉ, thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng, ếch uống, tiêm dưới da, tĩnh mạch, túi bạch huyết đều thấy rất ít độc. So sánh liều độc tiêm tĩnh mạch đối với thỏ là 16g trôn lkg thể trọng liều tim tĩnh mạch tác đụng là 2ml dung dịch 20% tức là 0,4g/lkg thì chỉ số điều trị là : 16 = 40 0,4

E. Công dụng và liều dùng

1. Năm 1961, Bệnh viện Phú Thọ đã dùng nước sắc lá thị (100g lá thị phơi khô, sắc với nước và lấy đúng 100ml), mỗi ngày cho uống 10-20-30ml, đồng thời lấy bông tẩm nước sắc này đắp vào rốn để chữa bệnh không trung tiện được sau khi mổ. Kết quả rất tốt. Trong nhân dân, thường dùng lá thị phơi khô cho hút để gây đánh trung tiện, lá tươi giã đắp vào mụn nhọt cho chóng tan.

2. Thịt quả thị ăn nhiều vào lúc đói có thể trị được giun kim (kinh nghiệm nhân dân). Vỏ quả thị phơi khô đốt thành than được dùng bôi lên các nơi phồng do con giời leo gây ra. Có khi người ta đốt vỏ quả thị thành than, trộn với than của cuống chiếu (chiếu trải giường nằm) và đinh hương tán nhỏ thổi vào các lỗ rò ở hậu môn.

Chú thích:

Năm 1953, Nguyễn Bá Tước có nghiên cứu quả maklua hay mạc nưa hay mạc luua (Campuchia) (Diospyros mollis Griff.), mọc ở Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Miến Điện. Nhân dân Cămpuchia dùng hạt tẩy giun. Nguyễn Bá Tước đã chiết được từ quả này một hoạt chất hydro quinonic bằng ête axit. Kết tinh trong cồn 30° thành tinh thể hình kim, độ chảy 250-251°, không tan trong nước, có huỳnh quang, xanh tím rõ mạnh ở tia cực tím. Tính chất paranaphtoquinon. Tác giả đề nghị gọi là diospyroquinon. Ngoài diospyroquinon ra, còn tanin (1% tanin catechic), sterol, axit hữu cơ, men (invectin và emunsin), không có oxydaza, peroxydaza, không có ancaloit và ílavon. Ngoài tác dụng trên giun còn có tác dụng kháng sinh nhẹ.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC