Vị thuốc vần T
Thuốc Lào
Thuốc Lào có Tên nước ngoài: Rustic tobacco, turkish tobacco (Anh); petit tabac, tabac femelle, tabac du Mexique, tabac rustique (Pháp).
Họ: Cà (Solanaceae).
Mô Tả
Cây nhỏ, sống hàng năm, cao gần lm. Thân mọc thẳng, có lông mềm. Lá to, dày, có cuống, hình trứng, gốc hình tim, đầu nhọn, lá càng gần ngọn càng nhỏ dần. Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy; hoa màu vàng hay lục xám; đài 5 răng hình trứng; tràng 5 cánh tròn hợp thành ống hình trụ, dài gấp 2 - 3 lần đài, nhị 5. Quả hình trứng hoặc gần hình cầu. Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa quả: tháng 6-7. Chi Nỉcotiana L. có 65 loài trên thế giới, hầu hết là các loài đặc hữu của vùng châu Mỹ và Australia.
Phân bố, sinh thái
Cây nhỏ, sống hàng năm, cao gần lm. Thân mọc thẳng, có lông mềm. Lá to, dày, có cuống, hình trứng, gốc hình tim, đầu nhọn, lá càng gần ngọn càng nhỏ dần. Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùy; hoa màu vàng hay lục xám; đài 5 răng hình trứng; tràng 5 cánh tròn hợp thành ống hình trụ, dài gấp 2 - 3 lần đài, nhị 5. Quả hình trứng hoặc gần hình cầu. Mùa hoa: tháng 3 - 4; mùa quả: tháng 6-7. Chi Nỉcotiana L. có 65 loài trên thế giới, hầu hết là các loài đặc hữu của vùng châu Mỹ và Australia. Những kết quả nghiên cứu về di truyền học gần đây cho thấy, khoảng 56 loài có dạng thể lưỡng bội (2n = 24 thể nhiễm sắc) và 9 loài ở dạng thể lưỡng bội kép, trong đó có cây thuốc lá và thuốc lào thường cho lá khô làm thuốc hút (B. I. Utomo w. & E. Rahayu, 2000).
Thuốc lào có nguồn gốc ở vùng Nam Mỹ, tuy nhiên vẫn chưa rõ cây được trồng từ bao giờ và hiện nay chỉ thấy chủ yếu trong quần thể trồng. Ở vùng cao nguyên thuộc Peru, Bolivia và Ecuador, đôi khi gặp cây mọc trong trạng thái bán hoang dại. Thuốc lào dược trồng rộng rãi ở vùng Caribe và Nam Mỹ từ trước khi Columbo tìm ra châu Mỹ. Đến thế kỷ 16, những người gốc Âu đưa thuốc lào vào trồng ở Bắc Mỹ, đồng thời bắt đầu du nhập sang châu Âu. Ngày nay, cây được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á, châu Phi, châu Mỹ, song so với thuốc lá, chắc chắn vẫn ít hơn. Ở Việt Nam thuốc lào có từ bao giờ cũng chưa rõ, song có thể có trước thuốc lá. Hiện nay, cây được trồng rải rác ở hầu hết các địa phương, nhưng tập trung ở Vĩnh Bảo, Kiến An (Hải Phòng); Quỳnh Lưu (Nghệ An) và vùng Bình Thuận - Ninh Thuận. Những địa phương này đã trở nên nổi tiếng vì trồng nhiều và sản xuất loại thuốc lào ngon. Thuốc lào thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và mọc nhanh. Hạt gieo sau 4-5 ngày đã nảy mầm đều; sau dó trong vòng 10 ngày đầu, cây con sinh trưởng chậm, dến khi được nhổ đem trồng mới phát triển nhanh.
Thuốc lào trồng ở Việt Nam gồm một số giống khác nhau, nhưng đều là những cây ưa khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm; ở thời kỳ cây con và sinh trưởng mạnh, nhiệt độ thích hợp là 20 - 26°c. Cây ưa mưa, nhưng dỗ bị dập nát bởi mưa đá. Thuốc lào ra hoa quả nhiều, hạt giống cất giữ sau 6-7 tháng vẫn có khả năng nảy mầm tốt. Vòng đòi của cây thuốc lào kéo dài 5-6 tháng.
Bộ phận dùng
Phần trên mặt đất, dùng tươi hay phơi, sấy khô.
1. Tác dụng diệt côn trùng: Lá thuốc lào có tác dụng diệt côn trùng rất mạnh dưới dạng nước sắc hoặc xông khói.
2. Tác dụng độc: Thuốc lào là một cây độc, nhất là lá già có hàm lượng nicotin cao. Có người đã chết do dùng 2kg lá, hãm với nước sôi rồi thụt. Trẻ con chỉ cần vài gam cũng đủ chết. Động vật cũng nhạy cảm với nicotin trong thuốc lào. Nhưng động vật nhai lại, có thể ăn lá non của cây thuốc lào mà không bị ngộ độc. Nicotin trong thuốc lào là một chất rất độc. Liều chết cho một người lớn là 60 mg. Liều chết trung bình LD50 thử trên chuột nhắt trắng khi tiêm tĩnh mạch là 0,3 mg/kg; khi tiêm phúc mạc là 9,5 mg/kg; khi uống là 230 mg/kg. Hút thuốc lào làm tâng bệnh tim mạch và ung thư mà nguyên nhân chủ yếu là do nicotin. Nicotin dạng base hấp thu qua da một cách dễ dàng. Triệu chứng khi ngộ độc nicotin hoặc thuốc lào là buồn nôn, nôn, ỉa đái dầm dề, lú lẫn, co quắp, co giật. Huyết áp lúc đầu tâng, sau giảm, Hô hấp nhanh, thở nông sau thở sâu nhưng yếu, chết do liệt hô hấp.
Tính vị, công năng
Thuốc lào có vị cay, tính rất nóng, có độc tính mạnh, có tác dụng khử trùng mạnh.
Công dụng
Thuốc lào ít được dùng trong để chữa bệnh. Dùnơ ngoài, lá thuốc lào giã đắp chữa rắn, rết, sâu cắn và các vết dứt, vết thương chảy máu. Nước điếu (nước lấv ở điếu hút thuốc lào) bôi ngoài chữa hắc lào. Ngoài ra, để chữa súc vật bị ghẻ, chấy rận, bọ chó lấv lá thuốc lào (lá già, cả cuống) nấu nước, tắm cho súc vật. Và để trừ hại cho cây trồng, lấy lá và thân cây già hoặc dư phẩm khi sản xuất thuốc lào, nấu lấy nước, phun vào chỗ bị sâu bệnh.
Bài thuốc có thuốc lào
1. Chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, buộc chặt phía trên vết cắn, lấy lóc cọ xát chỗ bị cắn để loại nọc rắn. Đồng thời, lấy một cục thuốc lào, về to bằng đầu ngón tay cái, nhai, nuốt nước, lấy bã đắp vào vết cắn. Có thể kết hợp với dây đau xương, lá thài lài, lá tía tô, rau sam (Hải Thượng Lãn Ông). Nếu không sẵn thuốc, lấy một chén con nước điếu uống, lấy nước điếu dội vào vết thương hoặc lấy cao xe điếu bôi vào vết cắn.
2. Chữa vết đứt, vết thương chảy máu hoặc rết, sâu cắn: Dùng thuốc lào sợi, đắp vào rồi băng lại. Có thể dùng thuốc lào 20%, lá cây cứt lợn 80%, giã nát, đắp. Hoặc thuốc lào 20%, lá tre non 40%, phơi khô tán thành bột mịn, gạo tỏ 40%, rang giòn, tán thành bột mịn. Tất cả trộn đều, rắc lên vết thương.
3. Thuốc trừ rệp: Lấy lá thuốc lào rải xuống dưới chiếu nệm, trong vài ba ngàv.
4. Thuốc phòng chống đỉa cấn: Thuốc lào lOg, vôi tôi 20g, bổ hoàng lOg, giã nát, bôi.
5. Chữa sâu quảng: Lá thuốc lào 50g, lá chanh 50g, rửa sạch, thêm quà hồi 20g, giã nát, đắp.