Vị thuốc vần T
Thương Truật
Thương Truật có tên khác :Mao truật, xích truật.
Tên nước ngoài :Swordlike atractylodes (Anh).
Họ: Cúc (Asteraceae).
Mô Tả
Cây nhỏ, sống lâu năm, cao 30 - 70cm. Rể phát triển thành củ, to nhỏ không đều, xếp thành chuỗi. Thân thẳng, ít phân nhánh. Lá mọc so le, gần như không cuống hoặc có cuống rất ngắn; lá ở gốc chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn nhiều so với hai thùy bôn; lá phía trên hình mác nguyên, dài khoảng 4cm, rộng 1 - l,5cm, mép có răng cưa nhọn.
Cụm hoa nhỏ và mảnh, mọc ở đầu cành thành đầu, bao bọc bởi nhiều lá bắc xếp lợp, lá bắc có phiến dai và lông mi; hoa hình ống màu trắng hoặc tím nhạt, những hoa phía ngoài là hoa cái, hoa phía trong là hoa lưỡng tính, tràng xẻ 5 thùy, nhị 5; bầu có lông mềm. Quả khô. Mùa hoa: tháng 8-10.
Phân bố, sinh thái
Thương truật có nguồn gốc ở vùng Đông Á, và được trồng từ lâu đời Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Ở Trung Quốc, thương truật được trồng nhiều ở tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Nam. Vào khoảng trước năm 1973, Viện Dược liệu đã nhập thương truật của Trung Quốc để trồng ở Trại thuốc Sa Pa, sau bị mất giống. Đến năm 2000, giống thương truật của Nhật Bản cũng được nhập trồng ở Trại thuốc Sa Pa. ơ đây cây sinh trưỏng và phát triển tốt, đã ra hoa quả và thu được hạt giống.
Thương truật là cây ưa ẩm và ưa sáng, thích nghi cao với những vùng có khí hậu ẩm mát quanh năm, nhiệt độ trung bình dưới 20°c. Cây con mọc từ hạt hay từ củ vào đầu mùa xuân; sinh trưởng nhanh trong mùa xuân - hè, ra hoa quả nhiều và toàn bộ phẩn trên mặt đất sẽ lụi vào mùa dông. Thương truật hiện có ở Sa Pa dường như không thích nghi với thới tiết mưa nhiều, nhất là vào tháng 6-7, cây dễ bị thối củ và chết.
Bộ phận dùng
Thân rễ (lá được loại bỏ rẻ con, rỗi phơi hay sấy khô. Dùng nguvên hoặc sao với cám (Dược điển Việt Nam III, 2002)
Tác dụng dược lý
Glvcosiđ kali atractvlat trong thương truật có tác dụng trên (lường máu, dầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đường máu có thể đến mức co giật, làm giảm lượng glycogen trong gan và cơ và làm tăng nhẹ trong tim. Cao chiết với nước nóng của thương truật có hoạt tính tạo phân bào. Thương truật có trong thành phần của bài thuốc cổ truyền Nhật Bản có hoạt tính kích thích miễn dịch. Phân đoạn polysaccharid thô kích thích mạnh sự tàng sinh của tế bào tủy xương trung gian bởi các tế bào Peyer. Cao nước thư được từ cặn còn lại sau khi chiết thân rẻ thương truật với methanol cho uống có tác (lụng kéo dài thời gian sống sót của chuột nhắt tráng gây nhiễm Camlida albicans với liều 140 mg/kg/ngày, so với chuột đối chứng. Phân đoạn polysaccharid thô có tác (iụng kéo dài thời gian sống với liều 70mg/kg/ngàv. Phân đoạn polvsaccharid có tính acid mạnh có tác dụng bảo vệ với liéu 17,5 mg/kg/ngàv.
Thành phần polvsacchariđ có vai trò chủ vốn trong hoạt tính bào vệ chống ỉihiẻm Canclida aỉbicans ở chuột nhắt trắng gây nhiễm.
Tính vị, công năng
Thương truật có vị ngọt, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng bổ, lợi tiêu hóa, trừ thấp.
Công dụng
Thương truật được dùng trị khó tiêu, tiêu chảv, và làm thuốc bổ. Ngày dùng 8 - 20g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Có thể xông khói trong nhà để tiêu độc, chống sâu bọ. Trong V học cổ truyền Trung Quốc, thương truật dược dùng làm thuốc trị phù (vì có tác dụng lợi tiểu và làm ra mồ hôi), trị ho dưới dạng thuốc sắc; phối hợp với các dược liệu khác làm ăn ngon, trị đái tháo (lường, viêm dạ dày, viêm ruột, thấp khớp và nhức đầu dưới dạng nước hãm. Dùng ngoài, thương truất trị nấm da. Liều dùng hàng ngày: 5 - 20g trị ho, 3 - 15g trị bệnh đường tiêu hóa, dạng thuốc sắc.
Bài thuốc có thương truật
1. Chữa viêm dạ dày, ruột, đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu: Thương truật 160g, hậu phác 120g, trần bì 80g, cam thảo 40g. Các vị tán bột, trộn đều. Mỗi lần uống 8g với nước nóng, ngày 3 lần. Có thể nấu thành cao lỏng làm thuốc bổ hoặc chữa tiêu chảy.
2. Chữa lỵ amíp bán cấp: Thương truật 12g; hoắc hương, bán hạ chế, mỗi vị 8g; hậu phác, trần bì, mộc hương, sa nhân, mỗi vị 6g; nhục quế, gừng, mỗi vị 4g; đại táo 4 quả. sắc uống ngàv một thang.
3. Chữa viêm đại tràng mạn tính thể táo: Thương truật, sài hồ, dương quy, nhân trần, chi tử (sao), dàng sâm, chỉ thực, bạch thược, táo nhân (sao (len), mỗi vị 12g;, cúc hoa, mỗi vị 8g; bạc hà 6g. Sác uống ngày một thang.
4. Chữa đau nhức các khớp, các cơ, vận dộng khó, tê bì: Thương truật 12g, ý dĩ 16g; hoàng kỳ, đảng sâm, mỗi vị 12g; ma hoàng, ô dược, quế chi, khương hoạt. độc hoạt, phòng phong, xuyên khung, ngưu tất, mỗi vị 8g; cam thảo 6g. sắc uống ngày một thang.
5. Chữa thấp tim thể viêm khớp cấp, chưa có biểu hiện tổn thương ở tìm: Thương truật 8g; thạch cao, ngạnh mễ, mỗi vị 20g; tri mẫu, hoàng bá, tang chi, mỗi vị 12g; quế chi 8g. Sắc uống ngày một thang.
6. Chữa thấp khớp cấp tính: Thương truật (sao vàng) 600g, hoàng bá 300g, cam thảo lOOg, tán bột, rây mịn. Người lớn ngày uống 20g, trẻ em lOg, chia hai lần.
7. Chữa thấp khớp mạn tính: Thương truật (sao vàng), quế chi, mỗi vị 260g; hắc phụ chế, cam thảo, mỗi vị 160g; ma hoàng, tế tân mỗi vị 80g, tán bột, rây mịn. Người lớn ngày uống 20g, trẻ em lOg, chia hai lần.
8. Chữa viêm đa khớp dạng thấp tiến triển: Thương truật, phòng phong, bạch thược, quế tiêm, mỗi vị 12g; ma hoàng, cam thảo, hắc phụ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống làm ba lần trong ngày, mỗi tuần uống 3 thang. Không dùng cho bệnh nhân lâu ngày suy nhược nhiểu, sốt cao, hoặc bệnh nhân thấp khớp cấp.
9. Chữa viêm phế quản mạn tính: Thương truật 8g; hạnh nhân, bạch truật, mỗi vị 12g; trần bì, phục linh, cam thảo, mỗi vị lOg; bán hạ chế 8g. Sắc uống ngày một thang.
10. Chữa viêm màng phổi do lao, tràn dịch màng phổi: Thương truật 8g; hoàng cầm, ý dĩ, mỗi vị 16g; huyền sâm, uất kim, bách bộ, mạch môn, chỉ xác, mỗi vị 12g; đại táo 10 quả; nguyên hoa, cam toại, đại kích, mỗi vị 4g. Tán bột, uống dài ngày, mỗi ngày lOg.
11. Chữa viêm cẩu thận mạn tính: Thương truật 12g, mã đề 20g, ý dĩ 16g; phục linh bì, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4g. sắc uống ngày một thang.
12. Chữa đau dây thần kinh hông do thoái hóa cột sống gây chèn ép: Thương truật 8g, ý dĩ 16g, đại táo 12g; khương hoạt, quế chi, độc hoạt, đỗ trọng, phụ tử chế, mỗi vị 8g; cam thảo 6g, gừng 4g. sắc uống ngày một thang.
13. Chữa đau lưng cấp do co cứng các cơ: Thương truật 8g, xuyên khung 16g; phục linh, ý dĩ, mỗi vị 12g; can khương, quế chi, mổi vị 8g; cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang.
14. Chữa cảm mạo do phong hàn: Thương truật 6g; xuyên khung, bạch chỉ, sinh địa hoàng cầm, mỗi vị 8g; khương hoạt, phòng phong tê' tân, cam thảo, mỗi vị 6g. sắc uống ngày một thang
15. Chữa kinh nguyệt không đều, kinh chậm sau kỳ- Thương truật 8g; xuyên khung, sài hồ, mỗi vị 12g- hương phụ, hậu phác, chỉ xác, chi tử, mỗi vị 8g- thần khúc 6g. Uống ngày 20g dưối dạng viên hoàn.
16. Chữa rong huyết do nhiễm khuẩn: Thương truật, khương hoạt, sài hồ, hoàng kỳ phòng phong, mỗi vị 8g; thăng ma, cảo bản, mạn kinh, độc hoạt, đương quy, mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
17. Chữa khí hư: Thương truật 8g, bạch truật 20g; hoài sơn, đảng sâm, mỗi vị 16g; bạch thược, sài hồ, hạt mã đề, mỗi vị 12g; trần bì, bạch giới tử sao, mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống ngày một thang.
18. Chữa chàm cấp tính: Thương truật 8g; mã đề, sinh địa, mỗi vị 16g; ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, khổ sâm, hoàng bá, mỗi vị 12g; bạch tiễn bì, phục linh, mỗi vị 8g; bạc hà 4g. Sắc uống ngày một thang.
19. Chữa chàm mạn tính: Thương truật 8g; hoàng bá, hy thiêm, ké đầu ngựa, phù bình, bạch tiễn bì, mỗi vị 12g; phòng phong 8g. Sắc uống ngày một thang.
20. Chữa sỏi đường tiết niệu: Thương truật 12 - 20g; kim tiền thảo, hải kim sa, mỗi vị 40g; ý dĩ, hoạt thạch, mỗi vị 20 - 40g; hạ khô thảo, bạch chỉ, miết giáp, mỗi vị 12 - 20g. sắc uống ngày một thang.
21. Chữa thận ứ nước, công năng thận suy kém sau khi bài sỏi hoặc mổ lấy sỏi: Thương truật 20g; phúc bồn tử, hoàng kỳ, mỗi vị 40g; hà thủ ô dỏ 20g, thục địa 16g; thỏ ty tử, giới thái tử, bổ cốt chi, quy bản chế, tang phiêu tiêu, vương bất lưu hành, ngưu tất, bạch chỉ, bạch mao căn, hoàng tinh, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
22. Điêu trị dự phòng tái phát sỏi niệu: Thương truật 12g, kim tiền thảo 40g; hoạt thạch, hạt mã đề, mỗi vị 20g; hoàng kỳ, hoàng bá, vương bất lưu hành, ngưu tất, mỗi vị 12g. sắc uống cách 1 - 2 ngày một thang.
23. Chữa viêm thoái hóa hoàng điểm: Thương truật 12g, quyết minh tử 20g, cúc hoa 12g, xác ve 8g. Sắc uống ngày một thang, mỗi tuần 5 thang.