Vị thuốc vần T
Tơ Hồng Vàng
Tơ Hồng Vàng có tên khác: Dây tơ hồng, tơ vàng, thỏ ty.
Tên nước ngoài: Dodder (Anh); liane jaune, cuscute, barbe de moine (Pháp).
Họ: Tơ hồng (Cuscutaceae).
Mô tả
Thân hình sợi, mọc quấn, màu vàng sẫm pha đỏ. Lá tiêu giảm.
Cụm hoa hình cầu, đường kính 7-10 mm; hoa màu trắng nhạt, tụ họp 10-20 cái, gần như không cuống; đài 5 răng hình mắt chim, không bằng nhau, hơi dính nhau ở gốc; tràng hình cầu, có 5 vảy đính ở gốc, dưới nhị; nhị 5; bầu hình cầu, 2 ô.
Quả hình cầu, chiều rộng lớn hơn chiều cao; hạt 2 - 4, hình trứng, dẹt ở đầu. Mùa hoa quả: tháng 10 - 12.
Phân bố, sinh thái
Chi Cuscuta L. có 3 loài ở Việt Nam đều có dạng sống là dây leo, ký sinh trên nhiều loại cây. Loài tơ hồng phân bố khá rộng rãi từ vùng Đông Á, đến Đông Nam Á, gồm các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia... Tơ hồng vàng là cây ưa sáng, thường sống ký sinh trên các loại cây bụi như cúc tần, găng, chè hàng rào và nhiều loại cây bụi và gỗ khác như nhãn, vải, ổi... Hệ thân leo của tơ hổng phát triển nhanh, thường trùm lên tán các cây chủ, làm cho các cây này không ra hoa quả được, dần dần có thể bị chết.
Tơ hồng ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt song cũng có khả năng tái sinh vô tính khoẻ. Chỉ với một đoạn thân leo còn lại trên cây chủ, là có thể tái sinh nhanh chóng tạo thành một mạng lưới tơ hồng phát triển. Tơ hồng rất khó trừ diệt, nó là hiểm hoạ dối với một số cây trồng lấy quả.
Bộ phận dùng
Hạt đã được phơi hay sấy khô (Thỏ ty tử). Toàn cây.
Tác dụng dược lý
Cao nước tơ hồng vàng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống viêm trong mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng carragenin, và gây giảm hoạt động vận động tự nhiên của chuột cống trắng. Trên tim động vật cô lập, cao nưốc có tác dụng giảm lực co cơ tim và tăng nhịp tim. Tuy vậy, sau khi tiêm atropin cho động vật trong thí nghiệm in vivo, cao thuốc làm tăng có ý nghĩa lực co cơ tim và nhịp tim.
Tác dụng của cao tơ hồng vàng gây co thắt hồi tràng cô lập chuột lang bị phong bế bởi atropin. Tơ hổng vàng gây co cơ vân thẳng bụng ếch, tác dụng này bị phong bế bởi curar. Tơ hồng vàng gây hạ huyết áp ở chó gây mê, điều này xác minh hoạt tính kích thích phó giao cảm của thuốc.
Trong nghiên cứu về tác dụng kích thích miễn dịch của hạt tơ hồng vàng ỏ chuột nhắt trắng cho chế độ ăn bình thường và chế độ ăn thiếu protein, không phụ thuộc vào điều kiện dinh dưỡng, cao nước hạt tơ hổng vàng làm tăng tỷ lệ của trọng lượng lách so với thể trọng, và tăng lượng protein và albumin toàn phần trong huyết thanh một cách có ý nghĩa. Nghiên cứu tác dụng của cao nước hạt tơ hồng vàng trên u nhú và carcinom da gây bởi 7 - 12 - dimethylbenz [a] anthracen (DMBA) ở chuột nhắt Swiss cho thấy khi cho uống cao tơ hồng vàng (1 g/kg thể trọng), 3 lần mỗi ngày, cho 22 chuột, bắt đầu từ ngày thứ 10 sau khi cho DMBA lần đầu đến ngày thứ 252, làm chậm xuất hiện và chậm phát triển u nhú và giảm tỷ lệ chuột có carcinom so sánh với nhóm đối chứng, trong thử nghiệm gây khối u hai giai đoạn. Tác dụng dự phòng ung thư của thuốc có ý nghĩa thống kê.
Tính vị, công năng
Hạt tơ hồng có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng.
Công dụng
Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc bổ chữa liệt dương, di tinh, đau lưng, đau nhức gân xương, tiêu hoá kém. Ngày dùng 10 - 16g, dạng thuốc sắc hay thuốc bột. Trong y học cổ truyền Ấn Độ, hạt tơ hồng được dùng trị viêm khớp, ung thư, bệnh về não như dộng kinh, loạn tâm thần và hưng cảm.
Bài thuốc cỏ tơ hồng vàng
1. Thuốc tiêu thực: Hạt tơ hồng, hương phụ, mỗi vị lOOg; phèn phi 0,5g. Tất cả phơi khô, tán bột mịn, trộn với mật ong làm vién. Uống mỏi ngày 2 - 4g.
2. Chữa suy nhược cơ thể ở người cao tuổi: Hạt tơ hồng 8g, thục địa 16g; lộc giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g; kỷ tử, nhục quế, mỗi vị lOg; sơn thù, dương quy, phụ tử chế, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
3. Chữa xơ cứng động mạch vành hoặc thời kỳ ôn định sau nhồi máu cơ tim: Hạt tơ hồng, phụ tử chế, đan sâm, đương quy, bạch thược, ba kích, bá tử nhân, mỗi vị 8g; nhục quế, viễn chí, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa thiểu năng tạo máu của tuỷ xương nhẹ: Hạt tơ hồng 20g, thục địa 40g; hà thủ ô, ba kích, cỏ nhọ nồi, thiên môn, nhục thung dung, mỗi vị 20g; sơn thù, kỷ tử, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
5. Chữa thận hư không tảng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long, mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế, mỗi vị 8g; sơn thù 6g, nhục quế 4g. Tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 - 20g, hoặc sắc uống ngày một thang.
6. Chữa liệt dương: Hạt tơ hồng 12g, lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh, mỗi vị 12g. Làm viên, mỗi ngày uống 20 - 30g.
7. Chữa đái dầm:
a) Hạt tơ hồng 8g; tổ con bọ ngựa, phá cố chỉ, đảng sâm, mỗi vị 12g; ích trí nhân, ba kích, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
b) Hạt tơ hồng 8g; hoài sơn, đảng sâm, khiếm thực, mỗi vị 12g; mạch môn, sa sâm, kỷ tử, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
8. Chữa suy nhược thần kinh:
a) Hạt tơ hồng, thục địa, hoài sơn, kỷ tử, lộc giác giao, ngưu tất, mỗi vị 12g; sơn thù, quy bản, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
b) Hạt tơ hồng, thục địa, hoàng tinh, kỷ tử, ba kích, tục đoạn, kim anh, khiếm thực, liên nhục, mỗi vị 12g; phụ tử chế, táo nhân, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sắc uống ngày một thang.
c) Hạt tơ hổng 8g; thục dịa, hoài sơn, kim anh, khiếm thực, ba kích, đại táo, mỗi vị 12g; sơn thù, trạch tả, phục linh, phụ tử chế, táo nhân, mỗi vị 8g; viễn chí 6g; đan bì, nhục quế, mỗi vị 4g. sắc uống ngày một thang.
d) Hạt tơ hồng 8g; thục địa, kỷ tử, hà thủ ô, táo nhân, khiếm thực, liên nhục, ngưu tất, ba kích, mỗi vị 12g; tục đoạn 8g. sắc uống ngày một thang.
9. Chữa đau dây thần kinh hông: Hạt tơ hồng 8g; tang ký sinh, cẩu tích, mỗi vị 16g; thục địa, đỗ trọng, tục đoạn, phòng kỷ, kỷ tử, mỗi vị 12g; phá cố chỉ, khương hoạt, độc hoạt, thương truật, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang; khi hết đau ngâm rượu 2 lít rượu một thang, ngày uống 40 ml chia 2 lần, trong 3 - 6 tháng.
10. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩu tích, củ mài, mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng, mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
11. Thuốc lợi tiểu làm mòn sỏi đường tiết niệu:
a) Hạt tơ hồng 8g; kim tiền thảo 20g; đảng sâm, mã đề, mỗi vị 16g; trạch tả, ý dĩ, mỗi vị 12g; bạch truật, phục linh, ba kích, kê nội kim, mỗi vị 8g. sắc uống ngày một thang.
b) Hạt tơ hồng 12g; phúc bồn tử, sinh hoàng kỳ, mỗi vị 40g; thương truật, hà thủ ô, mỗi vị 20g; thục địa 16g; phá cố chỉ, quy bản chế, tang phiêu tiêu, vương bất lưu hành, ngưu tất, bạch chỉ, bạch mao căn, hoàng tinh, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.
12. Thuốc an thần: Hạt tơ hồng, lạc tiên, vông nem, lá sen, thảo quyết minh, lá dâu tằm, hạt keo dậu, củ sâm đại hành, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
13. Chữa kinh nguyệt không đều:
a) Hạt tơ hồng 12g, đảng sâm 16g; thục địa, hoài sơn, hà thủ ô, đan sâm, ngưu tất, mỗi vị 12g. sắc uống trong ngày.
b) Hạt tơ hồng 8g, đảng sâm 16g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; sơn thù, viễn chí, mỗi vị 8g; ngũ vị tử 6g, cam thảo 4g. sắc uống trong ngày.
c) Hạt tơ hồng 8g; thục địa, bạch thược, hoài sơn sài hồ, kinh giới tuệ sao, mỗi vị 12g; đương quy, phuc linh, hương phụ, mỗi vị 8g. sắc uống trong ngày.
14. Chữa rong kinh, rong huyết: Hạt tơ hồng 12g; sinh địa, hoài sơn, cỏ nhọ nồi mỗi vị 16g; đương quy, bạch thược, ích mẫu, mỗi vi 12g; hương phụ lOg, xuyên khung 8g. sắc uống ngày một thang.
15. Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn, mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu, mỗi vị 8g; nhục quế 4g. sdc uống ngày một thang.
16. Chữa gẫy xương kín: Dây tơ hồng, vỏ cây duối, mỗi vị 20g; lá thanh táo 30g. Giã đắp, nẹp bằng bẹ chuối, băng lại.
17. Chữa hen: Dây tơ hồng, quả sau sau, mỗi vị l0g, phơi khô, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống mỗi ngày một thang, trong 5-7 ngày.
18. Chữa rắn độc cắn: Dây tơ hồng, rễ bông ổi, rễ bạch hoa xà, mỗi vị 20g; dây thần thông l0g, thái nhỏ, phơi khô sao vàng, sắc uống làm 3 lần cách nhau 20 phút.
19. Chữa phong thấp: Dây tơ hồng 1000g; dây gắm, dây chiều, mỗi vị 1500g; xấu hổ, lá cành mít, vòi voi, dây đau xương, ngũ gia bì, cỏ xước, mỗi vị l000g. sắc lấy ba nước, hỗn hợp lại, lọc kỹ, cô cách chảo cát nóng cho đến khi thành cao đặc sệt, pha rượu tỷ lệ 1/4, thêm thuốc chống mốc, đóng chai kín để dùng. Liều uống 30 ml trước bữa ăn, ngày hai lần.
20. Chữa ho: Dây tơ hồng, lá nguyệt bạch, lá trắc bá, lá bọ mắm, mỗi vị 12g; nghệ 4 lát. sắc uống ngày một thang.