Vị thuốc vần T
Tràm
Tràm có tên đồng nghĩa: Melaleuca cajuputi Powell
Tên khác: Chè đồng, chè cay, bạch thiên tầng.
Tên nước ngoài: Cajeput tree, paper bark tree (Anh); cajeputier (Pháp).
Họ: Sim (Myrtaceae).
Mô tả
Cây bụi thấp, cao khoảng 0,5 m hoặc cây gỗ to, cao 10 - 12 m. Thân thẳng có vỏ ngoài mềm, xốp, màu trắng xám, dễ bong thành từng mảng mỏng. Cành hình trụ, ngọn non có lông dày màu trắng bạc. Lá mọc so le, dày và cứng, hình mác thuôn, gốc tròn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4 - 8 cm, rộng 1-2 cm, lúc dầu có lông mềm màu trắng, sau nhẵn, hai mặt cùng màu, gân chính 5, hình cung; cuống lá ngắn, có lông.
Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông tận cùng bằng một túm lá non; lá bắc hình mác, sớm rụng; hoa màu vàng ngà, tụ tập 2 - 3 cái trên cụm; dài hlnh trụ, có lông mềm, 5 răng, sớm rụng; tràng 5 cánh có móng rất ngắn; nhị rất nhiẩu, hàm liền ở gốc thành 5 bó đối diện với lá đài; bầu ẩn trong ống đài, 3 ô.
Quả nang, gần hình cầu, cụt ở đầu, đường kính : 4 mm, khi chín nứt thành 3 mảnh; hạt hình nêm hoặc gần hình trứng. Mùa hoa quả : tháng 3-5.
Phân bố, sinh thái
Chi Melaleuca L. ước tính có khoảng 250 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, song tập trung từ vùng châu Đại Dương, bao gồm Australia, Papua Niu Ghinê, Niu Caliđôni... đến vùng nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, chi này có 2 loài là tràm lá hẹp (M. alternifolia Cheel) nhập nội từ Australia, trổng ở vùng đồi khô hạn tỉnh Quảng Bình và tràm (M. leucadendra (L.) L.). Loài này thường được xếp chung trong một nhóm gồm 10 loài khác nhau, nhưng có nhiều đặc điểm sinh học liên hệ chặt chẽ với nhau (J. c. Doran, J. w. Turnbull; 1999 in L. p. A. Oyen et al; PROSEA, No 19 - Essential oil plants, p. 133). về nguồn gốc của cây hiện chưa xác định được cụ thể; chỉ biết rằng vùng phân bố tự nhiên của nó kéo dài suốt từ miền Bắc và Tây Australia (Queensland, Territory) đến Papua Niu Ghinê, Indonesia, (đảo Monlucca, Sêram và Ambon), Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và đảo Hải Nam - Trung Quốc.
Ở đảo Java (Indonesia), từ lâu người ta đã trồng tràm để cất tinh dầu. Ở Việt Nam, tràm phân bố phổ biến ở các tỉnh dọc theo bờ biển và vùng Đồng Tháp Mười. Căn cứ vào môi trường nơi mọc, có thể chia tràm ở Việt Nam thành 2 quần thể là tràm đồi và tràm trên đất phèn ngập.
- Tràm đồi còn có tên là tràm gió, cây thường nhỏ, chiều cao từ 0,5 đến 2,5 m, mọc tập trung trong các quần thể cây bụi ưa sáng, trên các dải đồi thấp khô cằn ở Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá. Ở một số vùng đồi thấp sâu trong lục địa như Chí Linh - Hải Dương; Ba Vì - Hà Tây ... đôi khi cũng gặp cây tràm. Ở nhiều nơi, tràm đồi đã trở thành cây ưu thế (70 - 100 cây/100m2) trong quần thể cây bụi cùng với sim, mua, chổi xuể, tế, guột... Đây là nhóm cây chỉ thị trên đất chua, khô hạn và nghèo kiệt. Đào Trọng Hưng (1998) đã nghiên cứu sinh thái tràm đồi ở Quảng Bình và cho biết pH của đất là 3,7 - 5,1, hàm lượng mùn : 0,83 - 0,15%; N : 0,09 - 0,35%; p205 : 0,04 - 0,18%, K20 : 0,13 - 1,40%.
-Tràm mọc trên đất phèn ngập nước tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mười, bao gổm các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Người dân thường gọi là tràm cừ để phân biệt với tràm đồi. Đó là loại cây gỗ, cao 10 - 15 m có thể đến 20 m; thường mọc thành quần thể dày đặc, tạo nên kiểu rừng tràm đặc trưng, trôn đất phèn thường xuyên bị ngập nước hoặc ngập nước theo mùa. Đất ở đây có thành phần cơ giới nặng (trên 50%), rất chua (pH trung bình 3,0 - 3,5), có nhiều chất mùn hoặc đã tạo thành lớp than bùn dày 0,3 - 1,0 m. Ngoài cây tràm, ở quần thể này, còn gặp một số loài cây khác như dương xỉ biển, dừa nước; cỏ năn, cỏ ống và một số dây leo.
Rừng tràm là nơi cư trú của nhiều loài động vật như khỉ, trăn, rắn, ong mật, cá, chim... Tổng diện tích rừng tràm tự nhiên ở Đổng Tháp Mười khoảng 12.000 hecta, trong đó riêng Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp) là 3.018 hecta. Khoảng 20 năm trở lại đây, ở một số nơi, diện tích rừng tràm bị thu hẹp do nạn cháy rừng, phá rừng làm nơi nuôi thủy sản hoặc đốt than..., song mỗi năm cũng có vài trăm hecta tràm được trổng thêm, với mật độ từ 5000 đến 20.000 cây/hecta.
Tràm là loại cây đặc biệt ưa sáng, chịu hạn cao và nước ngập do lá có lớp biểu bì và cutin dày, tỷ lệ giữa mô đậu và mô khuyết gần bằng nhau. Tùy theo các diều kiện lập địa khác nhau, tràm có những đặc điểm về dạng cây, chiều cao thân và năng suất lá cũng như tinh dầu trong lá khác nhau. Tràm đồi có dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ là do đất ở đó khô cằn, lại thường bị chặt đốn. Trong khi đó, tràm cừ là những cây thân gỗ, mọc thẳng cao đến 15 m, năng suất lá một lần cắt được là 20 - 30 tấn/ha. Tràm đồi chỉ khoảng 4-9 tấn lá/lần cắt/ha, song lại có năng suất tinh dầu cao hơn so với tràm cừ. Tràm cừ tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trong khi đó, do điều kiện khô hạn, tràm đồi tái sinh cây con từ gốc chặt và chồi rễ lại trở nên ưu thế.
Trong tự nhiên, tỷ lệ nảy mầm của hạt thấp; nhưng được gieo ở vườn ươm, tỷ lệ này có thể dến 67,5 - 75,5% (Đào Trọng Hưng, 1998); thời gian nảy mầm trung bình từ 9 đến 12 ngày. Tràm sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Nhiệt dộ trung bình 22 - 33°C; lượng mưa hàng năm : khoảng 1300 mm trở lên. Cây tràm trồng ở Long An và Đồng Tháp, trong vòng 3 năm đầu, có thể cao thêm 1 - 2,3 m mỗi năm. Sau 2 - 3 năm trồng, cây bắt đầu có hoa, về sau lượng hoa quả sẽ nhiều hơn.
Việt Nam là một trong những nước có diện tích rừng tràm tự nhiên lớn nhất châu Á. Mỗi năm, có thể sản xuất từ 80 đến 100 tấn tinh dầu, chủ yếu để xuất khẩu. Nếu có thêm thị trường tiêu thụ, lượng tinh dầu tràm của Việt Nam sản xuất ra sẽ còn lớn hơn nhiều.
Rừng tràm ở Đổng Tháp Mười còn có ý nghĩa lớn về mặt sinh học và môi trường. Vì thế, vấn đề bảo vệ và trồng thêm những vùng tràm ở đây đang được nhà nước và chính quyền các cấp ở địa phương đặc biệt quan tâm.
Cách trồng
Tràm mọc hoang thành rừng thuần loài hoặc xen lẫn với các cây bụi khác từ nam đến bắc và gần dây được trồng để khôi phục rừng hoặc bổ sung thành những quần thể lớn. Cây có thể trồng trên nhiều loại dất (đầm lầy chua phèn, pH4, đất ngập nước theo mùa, đất cát, dất pha cát, đất đồi khô hạn, nghèo dinh dưỡng...)
Tràm chủ yếu được nhân giống bằng hạt. Hạt tràm nhiều, rất nhỏ, lg gồm khoảng 2.700 hạt, dễ nảy mầm (sau khi gieo 5-7 ngày đã mọc). Có thể gieo trong bầu hoặc vườn ươm. Ở vườn ươm, cần gieo khoảng 2g hạt cho lm2. Khi mới nảy mầm, cây rất nhỏ, dễ bị chết do mưa, ngập, khô hạn hoặc bệnh hại. Vì vậy, cần xử lý hạt vói thuốc chống nấm và che mưa, nắng, giữ đủ ẩm. Cây gieo được 4-5 tháng có thể đưa ra trồng. Mật độ trổng khoảng 5.000 cây/ha.
Tràm có khả năng tái sinh khỏe nên có thể phục hồi rừng bằng các chồi mọc từ gốc, rễ. Cũng có thể nhân giống bằng giâm cành. Cây tràm sinh trưởng nhanh, không cần chăm séc, sau 5 - 6 năm có thể thu hoạch lá, một năm thu 2 lứa. Hàm lượng tinh dầu trong lá dao động trong khoảng 0,4 đến 1,2%, tùy theo giống.
Bộ phận dùng
Lá và phần ngọn, thu hái vào đầu mùa hạ, phơi hay sấy khô. Tinh dầu. Còn dùng vỏ thân.
Tác dụng dược lý
Tinh đầu tràm có tác dụng kháng khuẩn in vitro theo thứ tự hoạt tính giảm trên các chủng vi khuẩn : Candida albicans, Baciỉlus siibtilis, Proteus vuỉgaris, Sìùgella shigae, Sh. Ịỉexneri, Mycobacterium tnberculosis (giảm độc), Sh. dysenteriae, Bacillus mycoides, Sh. sonnei, Salmonella ty phi, Klebsiella sp., Escherichia coli, phế cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh. Linalol từ tinh dầu tràm có tác dụng trên E. coỉi với MIC (nồng độ ức chế thấp nhất) = MBC (nồng độ diệt khuẩn thấp nhất) = 1: 1.280. Trên tụ cầu vàng, MIC = 1:320, và MBC = 1:160. Trên trực khuẩn mủ xanh, MIC và MBC = 1:40. Tinh dầu làm giàu chứa 91% cineol có MIC trên E. coli là 1:640, trên tụ cầu vàng là 1:160, và trên trực khuẩn mủ xanh là 1: 40. Tinh dầu tràm và cineol có tác dụng ức chế in vitro các chủng nấm : Candida albicans, Trichophyton rubrum, Mìcrosporum gypseum, M. lanosum và Epidermophyton Ịlocosum.
Tinh dầu tràm có tác dụng diệt in vitro Trichomonas vaginalis ờ nồng độ 200 M-g/ml, và diệt Entamoeba moshkowskii với nồng độ ức chế thấp nhất 1: 160. Tinh dầu tràm có tác dụng chống viêm trên chuột cống trắng trong mô hình gây phù chân chuột với kaolin, và gây u hạt thực nghiệm vối amian và có tác dụng gây thu teo tuyến ức chuột cống non. Có tác dụng giảm đau trong mô hình gây cơn quặn đau với dung dịch acid acetic tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng, có tác dụng dự phòng sự tăng thể nhiệt gây bởi tiêm bắp men bia cho chuột cống trắng và có tác dụng long đờm trong thử nghiệm trên thỏ.
Trong mô hình khí dung histamin, tinh dầu tràm có tác dụng chống co thắt phế quản trên chuột lang dặt trong buồng khí dung, có hiệu lực kéo dài thời gian cầin cự của chuột. Đã sử dụng cặn tinh dầu tràm bào chế thành thuốc trị bệnh nấm đa, và đưa thử nghiệm trên lâm sàng đạt kết quả tốt. Thuốc xức trị ngứa chứa hỗn hợp cặn đầu tràm (79,8%), cồn tô mộc 1% (20%) và bột berberin (0,2%) được thử nghiệm trên lâm sàng, xức lên vùng da ngứa, có tác dụng giảm ngứa rõ rệt, đặc biệt có tác dụng tốt với ghẻ ngứa, hắc lào, lang ben, viêm nang râu.
Đã dùng dung dịch tinh dầu tràm 20% pha trong dầu lạc, và dung dịch cineol trong dầu để chữa bỏng. Kết quả là da bỏng bị hoại tử se lại, giảm nề, hiện tượng nhiễm khuẩn mưng mủ bị hạn chế, quá trình tái tạo mô phát triển, vết bỏng chóng lành và lên sẹo tốt hơn.
Tinh dầu tràm tinh chế có trong thành phần của một thuốc ho cùng với bromoíbrm, được thử nghiệm trên lâm sàng, có tác dụng khá tốt để giảm ho, long đờm, sát khuẩn và làm thông thoáng đường hô hấp trong điều trị nhiễm khuẩn dưòng hô hấp trên thể nhẹ.
Tính vị, công năng
Lá tràm có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai kinh : tỳ, phế, có tác dụng hoạt huyết, khu phong, an thần, giảm đau, tiêu đờm, sát trùng.
Công dụng
Tràm dược dùng trị cảm mạo, phong hàn, phổi lạnh, ho đờm, hen suyễn, tức ngực, tiêu hóa kém, dể làm tăng lưu thông huyết mạch sau khi đẻ, trị phong thấp và đau đây thần kinh. Ngày dùng 10 - 20g lá tươi, hoặc 5 - lOg lá khô dạng thuốc sắc. Lá tràm tươi nấu nước rửa vết thương chống nhiễm khuẩn, bôi lên vết bỏng tránh hiện tượng phồng nước, tắm chữa mẩn ngứa. Lá tràm phơi khô thường được nhân dân nấu nước uống thay chè (2g trong 1 lít) có tác dụng kích thích tiêu hóa.
Tinh dầu tràm được dùng xoa bóp ngoài làm nóng chữa đau khớp, chân tay nhức mỏi. Tinh dầu tràm pha trong dầu thầu đầu với tỷ lệ 5 - 10% dùng nhỏ mũi để sát khuẩn, chống cúm, ngạt mũi. Còn dùng tinh dầu tràm pha vào nước với nồng độ 0,2% để rửa vết thương.
Kiêng kỵ : Cơ thể suy nhược, tân dịch khô, táo bón, ho khan không nên dùng.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, tinh dầu tràm pha loãng được dùng uống làm thuốc long đờm trong viêm thanh quản và viêm phế quản mạn tính và làm thuốc gây trung tiện giảm chướng bụng; liều quá cao gây kích ứng đường tiêu hóa. Có tác dụng trị giun, đặc biêt giun đũa. Chấm tinh dầu tràm vào lỗ rãng sâu, làm đỡ đau răng.
Tinh dầu tràm là một thành phần trong thuốc bôi dẻo và thuốc xức để phản kích thích trong diều trị thấp khớp mạn tính. Tinh dầu tràm còn được dùng làm thuốc xua đuổi muỗi, với ưu điểm hơn tinh dầu sả vì ít bay hơi hơn, và diệt bọ chét, chấy rận.
Bài thuốc có tràm
1. Chữa ứ huyết: Lá tràm khô, rễ ô rô tía, mỗi vị 20 - 30g. sắc đặc uống trong ngày.
2. Chữa thẩn kinh suy nhược, ít ngủ: Vỏ tràm 20g; dây lạc tiên, lá vông, mỗi vị 15g. sắc uống trong ngày.
3. Chữa cảm cúm: Lá tràm 30g, đun sôi với nước vài đạo để xông và uống một bát nước sắc lúc nóng cho ra mồ hôi. Hoặc dùng 15 giọt tinh dầu pha với nước đường để uống và xoa tinh dầu vào mũi, gáy, sống lưng.