Vị thuốc vần T
Trâu Cổ
Trâu Cổ có tên đồng nghĩa: Ficus stipulata Thunb.
Tên khác: Vảy ốc, bị lệ, cơm lênh, cây xộp, mộc liên, sung thằn lằn, mác púp (Tày).
Tên nước ngoài: Creeping fig, climbing fig (Anh).
Họ: Dâu tằm (Moraceae).
Mô tả
Dây leo nhỏ, mọc bám nhò rễ phụ. Cành ngắn và mêm, màu nâu, lúc non có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, lá ở cành sinh sản (cành này thường lên cao mới phân cấp) hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-7 cm, rộng 2,5 - 4,5 ein, gốc tròn hoặc hơi hình tim, dầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhăn, mép nguyên, gân 5, nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành mạng thưa; cuống lá dài 1,8 - 1,5 cm, có lông hung; lá kèm có lóng; lá ở cành không sinh sản hình vảy ốc, gốc lệch mọc áp sát vào thân cây chủ, dài khoảng 2 - 2,5 cm, cuống ngắn 2-3 mm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá; hoa đực rất nhiều, mọc tụ tập ở gần đỉnh, đài 2 - 3 răng, nhị 2, bao phấn hẹp; hoa cái có 4 lá dài không bằng nhau; bầu thuôn dài, cong. Quả phức to, hình chóp ngược, dầu bằng, dài 3,5 cm, dày 3 cm, nhẩn, màu tím nâu khi chín, cùi nạc và mềm xốp. Mùa hoa quả : tháng 5-10.
Phản bố, sinh thái
Trâu cổ có nguồn gốc từ Nhật Bản và Trung Quốc, phân bố tự nhiên từ Trung Quốc đến Việt Nam, Lào; cây còn được trồng rộng rãi khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệtt đới châu Á, để làm cảnh và làm thuốc. Ở Việt Nam, cây phân bố gần như khắp nơi, trừ vùng núi cao trên 1500 m. Trâu cổ thường phụ sinh trên thân những cây gỗ ở vùng rừng thứ sinh, dọc theo các bờ sông suối, hay trên những cây cổ thụ ở vùng đổng bằng, trung du cũng như cây trồng lấy bóng mát ở các thành phố. Cây còn mọc bám trên các tảng đá hay lường gạch xây lâu ngày. Lợi dụng khả năng này, người ta trồng trâu cổ cho leo lên các trụ cổng, tường rào và mặt ngoài tường các dinh thự cho thêm phần cổ lánh.
Trâu cổ là cây ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. về mùa đông, cây gần như ngừng sinh trưởng nhưng lá vẫn xanh. Cây ra hoa quả nhiều vào mùa hè - thu. Khi quả chín rụng xuống đất, phần thịt thối rữa, hạt phát tán ra xung quanh. Tuy nhiên, tất cả những cây trâu cổ phụ sinh trên thân cây gỗ là do chim ăn quả chín, hạt theo phân chim dính vào vỏ cây giá thể. Trâu cổ có khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe.
Cách trồng
Trâu cổ thường được trồng cho leo lên các cây to, bờ tường, bờ rào; cây leo đến đâu, các đốt thân sẽ ra rễ đến đó và bám vào giá thể. Cành lá của trâu cổ không đều nhau, có cành lá nhỏ như vảy ốc bám sát vào tường, có cành lá to và thường sẽ cho quả. Cây được nhân giống bằng các đoạn thân có rễ ở đốt. Chỉ cần cắt một đoạn rồi giâm xuống đất và bảo đảm đủ ẩm sẽ mọc thành cây. Chý ý trồng cạnh bò tường, cây to để cây có chỗ leo. Trâu cổ sống khỏe, sinh trưởng, phát triển nhanh, ít sâu bệnh, không cần chăm sóc.
Bộ phận dùng
Quả, thân mang lá, lá và rễ.
Tác dụng dược lý
Thí nghiệm trên chuột nhắt, polysaccharid của quả trâu cổ với liều 416,6 mg/kg, tiêm xoang bụng hoặc tiêm dưói da liên tục 10 ngày có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư đã được cấy ghép trên chuột, mạnh nhất đối với sarcom lympho I và sarcom 180. Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng, polysaccharid có tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch của chuột cả ở lô bình thường và lô dã được cấy ghép khối u cũng như lô đã cấy ghép khối u đang dùng hóa tri liêu hoăc xạ trị liệu (radiotherapy). Thuốc làm tăng số lượng tế bào sinh kháng thể ở lách, tăng cường tác dụng thưc bào của các macrophage ò xoang bụng, đồng thời làm tăng số lượng bạch cầu máu ngoại vi.
Tính vị, công năng
Quả trâu cổ có vị ngọt, chát, tính bình, có tác dụng bổ thận, tráng dương, cố tinh, hoạt huyết, hạ nhũ. Thân, cành, lá có vị chua, đắng, tính bình, có tác dụng khư phong, lợi thấp, tiêu thũng, tán kết. Rễ có vị đắng, chát, tính bình, có tác dụng khư phong, trừ thấp, thư kinh, thông lạc.
Công dụng
Quả trâu cổ là một vị thuốc bổ được nhân dân dùng từ lâu đời để chữa đương ủy di tinh, liệt dương, đau lưng, lỵ lâu ngày thoát giang, tắc tia sữa. Liều dùng hàng ngày : 5 - 15g, có thể đến 20 - 30g dưới dạng thuốc sắc hoặc chế thành cao. Thân, cành, lá chữa phong thấp, đau nhức chân tay, mình mẩy với liều 9 - 15g mỗi ngày, dưới dạng nước sắc hoặc ngâm rượu uống. Rễ chữa đau đầu, chóng mặt, đau khớp, đau dây thần kinh toạ. Nhựa mủ bôi ngoài chữa mụn nhọt, đầu đinh, ghẻ lở, dị ứng sơn.
Bài thuốc có trâu cổ
1. Chữa đau xương, đau mình: Quả trâu cổ thái nhỏ nấu với nước, lọc bỏ bã, cô đặc thành cao. Ngày uống 5 - lOg (Đỗ Tất Lợi). Có thể dùng dây và lá phơi khô.
2. Chữa dương ủy, di tinh: Quả trâu cổ 12g, dây sàn xạt 12g. sắc nước uống (Trung thảo được học Trung Quốc).
3. Chữa thấp khớp mạn tính: Cành trâu cổ, rỗ cỏ xước, thổ phục linh, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g; dây rung rúc 12g; thiôn niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, cành dâu mỗi thứ lOg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô sắc với 400 ml nước còn 100 ml, cô tiếp cho thật đặc, khi dùng hòa thêm rượu chia 3 lần uống trong ngày. (Bệnh viện Vân Đình, huyện ứng Hoà, Hà Tây).
4. Chữa tắc tia sữa, sưng vú: Quả trâu cổ 40g; bồ công anh, lá mua mỗi thứ 15g. Sắc nước uống. Kết hợp dùng ngoài, lấy lá bồ công anh giã nhỏ chế với giấm, chưng nóng rồi chườm đắp (Lê Trần Đức).
5. Thuốc giải khát, thanh nhiệt: nước này sẽ đông thành thạch màu trắng. Thái khối Quả trâu cổ chín, rửa sạch, giã nát hay xay nghiền thạch thành sợi, cho vào cốc nước đường có thêm ít bằng máy, cho vào túi vải ép lấy nước cốt. Để yên hương liệu uống (Đỗ Huy Bích).