Vị thuốc vần T
Trường Sinh Lá Rách
Trường Sinh Lá Rách có tên đồng nghĩa: Kalanchoe laciniata auct. non (L.) DC., Bryophyllum serraía Blanco
tên khác: Cây sừng hươu, cây cà kheo.
Họ: Thuốc bỏng (Crassulaceae).
Mô Tả
không đều, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu. Cụm hoa mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành thành chùy dạng ngù; hoa màu vàng; đài hình ống có 4 răng nhỏ; tràng 4 cánh hàn liền; nhị 8, xếp thành hai hàng. Quả gồm 4 đại đựng nhiều hạt. Mùa hoa quả: gần như quanh năm.
Phân bố, sinh thái
Trựờng sinh lá rách có nguồn gốc ở vùng Nam Á, phân bố tự nhiên ở bang Assam của Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Đài Loàn, Thái Lan, Malaysia, Indonesia... Cây cũng được trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Philippin, Thái Lan, Singapore, vùng nhiệt đới châu Phi và Trung Mỹ. Ở Việt Nam, trường sinh lá rách được trồng rải rác khắp nơi để làm cảnh và làm thuốc. Ở một số nơi thuộc tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận còn thấy cây sống trong trạng thái hoang dại.
Trường sinh rách lá cũng như một số loài khác cùng chi là những cây mọng nước, ưa sáng và có khả năng chịu hạn cao, có thể sống được trên mọi loại đất, từ loại đất cát khô ven biển cho đến những nơi chỉ có rất ít đất trong các khe đá. Về mùa hè, cây mọc ở vùng ven biển tỉnh Ninh Thuận có thể chịu đựng được nhiệt độ gần 40°c. Trong khi đó, cây trồng ở các tỉnh phía bắc đã tổn tại được qua mùa đông lạnh kéo dài, với nhiệt độ tối thấp tuyệt đối dưới 10°c. Trường sinh rách lá ra hoa quả hàng năm, có khả năng tái sinh dinh dưỡng khoẻ từ thân hay lá, nếu được tiếp xúc với đất ẩm.
Bộ phận dùng
Toàn cây, thu hái quanh năm, dùng tươi.
Tác dụng dược lý
Cao ethanol của cây trường sinh lá rách có tác dụng độc hại tế bào trên tế bào CA - 9 KB.
Tính vị, công năng
Trường sinh lá rách có vị ngọt chát, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tan máu ứ, tiêu sưng.
Công dụng
Trường sinh lá rách được dùng chữa mụn nhọt sưng tấy, mưng mủ, dòn ngã tổn thương, bỏng, ngứa lở, rắn độc cắn. Ngày dùng 20 - 40g cây tươi, sắc nước uống, hoặc giã nát, vắt lấy dịch 50ml, đun nóng rồi uống. Kết hợp dùng ngoài, câv tươi giã đắp. Ở các nước châu Á, nhân dân dùng trường sinh lá rách làm thuốc làm săn, sát khuẩn và làm mát. Ở Philippin, lá được dùng trị loét mạn tính và nhức đầu. Ở Campuchia và Lào, lá giã nát đắp trị loét. Ở Malaysia, lá đắp trên ngực trị ho và cảm lạnh. Ở Indonesia, nhân dân dùng lá trường sinh lá rách sao khô trong chế phẩm gồm nhiều vị để diều trị các vết loét do bệnh phong và rối loạn vận động. Dịch ép lá xát lên trán trị sốt. Ở Ân Độ, lá sao hoặc giã nát đắp lên vết thương, vết đứt, vết trầy da, loét, vết cắn đốt của sâu bọ độc, muồi mắt. Dịch ép lá dùng uống trị tiêu chảy, lỵ, bệnh sỏi, lao phổi và dịch tả. Lá cũng được dùng đắp hoặc dịch ép bôi lên vết thâm tím và dụng giập dể làm giảm viêm và dự phòng vết thương bị sẫm màu khi lành.