Vị thuốc vần V
Vú Bò
Vú Bò có tên khác: Vú chó, óc chó, sung ba thuỳ.
Họ: Dâu tằm (Moraceae).
Mô Tả
Cây nhỏ, cao 1 - 2 m. Ngọn non có lông. Thân ít phân cành, có lông dày. Lá mọc so le, thường tập trung ở ngọn thân, hình bầu dục, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, có 3 - 5 thuỳ (thường là 3), mặt trên nháp, mặt dưới có lông nhỏ, mép khía răng, gán gốc 3; cuống lá có lông dày cứng; lá kèm hình ngọn giáo.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá gồm hoa đực và hoa cái; hoa đực không cuống, lá đài 4, hình dải, dính nhau ở gốc, nhị 2; hoa cái có cuống, lá đài 4, thuôn tù, bầu hình trái xoan. Quả phức, hình cầu, khí chín màu vàng. Mùa hoa quả: Tháng 9 - 12.
Phân bố, sinh thái
Cây vú bò phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ân Độ, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Lào, Campuchia và Việt Nam. ở Việt Nam, vú bò phân bố rải rác khắp các tỉnh từ vùng núi thấp (dưới 600m) đến trung du và đồng bằng. Cây thường mọc lẫn với một số cây bụi nhỏ ở ven rừng, đồi, nương rẫy cũ hoặc trong các lùm bụi quanh làng. Vú bò là cây ưa sáng, chịu được bóng và khô hạn, ra hoa quả không nhiều; ở các tỉnh phía nam, mùa hoa quả của cây vào cuối mùa khô, còn ở phía bắc lại vào cuối mùa hè hoặc đầu mùa thu. Quả vú bò chín là nguồn thức ăn của chim hoặc động vật gậm nhấm; theo phàn của chúng, hạt được phát tán khắp mọi nơi.
Bộ phận dùng
Rễ, thu hái quanh năm, phơi khô có mùi thơm. Dùng sống hoặc tẩm mật, sao.
Tác dụng dược lý
Tác dụng lợi đờm, bình suyễn': Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng bằng phương pháp dùng phenol- sulfonphthalein bài tiết qua đưòng hô hấp, nước sắc rễ vú bò có tác dụng lợi dờm; cao lỏng chiết bằng cồn 70° từ rỗ cũng có tác dụng trên. Phần alcaloid chiết từ cao không có tác dụng. Thí nghiệm trên chuột lang gây co thắt khí phế quản bằng phương pháp phun xông histamin, nước sắc rễ vú bò bằng đường tiêm xoang bụng có tác dụng bình suyễn. Phần tan trong nước và phần không tan trong nước của cao lỏng vú bò chiết bằng cọn 70° đều có tác dụng bình suyển, dạng chiết bằng chloroform và alcaloid không có tác dụng. Còn thí nghiệm trên chuột nhắt trắng gây ho bằng phương pháp phun xông amoniac, các dạng bào chế từ vú bò tiêm xoang bụng đều chưa thể hiện tác dụng giảm ho một cách rõ rệt. Theo tài liệu nước ngoài dịch ép từ rễ vú bò có tác dụng nhuận tràng.
Tính vị, công năng
Rễ vú bò có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng khư phong thấp, tráng cân cốt, khử ứ, tiêu thũng, sinh tân.
Công dụng
Từ xưa, Tuệ Tĩnh đã dùng nhựa mủ trắng trích từ cây vú bò trộn với bột nghệ vàng, chế thành viên, uống chữa bụng trưóng đầy, đại tiện táo kết. Còn lá hay quả vú bò giã nát chưng vối rượu rồi đắp chữa ứ máu bầm tím do ngã hoặc bị thương. Hiện nay, vú bò được các lương y dùng chữa bệnh thấp khớp mạn tính; với cách làm như sau: rễ vú bò (sao vàng) 20g, dây đau xương (sao vàng) 16g, rễ sung (sao) 12g, củ ráy tía (sao) 12g, rễ bạch hoa xà 8g, rễ gối hạc (sao vàng) 16g, thiên niên kiện 12g. sắc nước, thêm ít rượu uống (lương y Đặng Bích Long - Hưng Yên). Ở Trung Quốc, rễ vú bò được dùng chữa phong thấp tê đau, lao thương, phù thũng, vết thương do đâm chém, phụ nữ bế kinh, bạch đới, ít sữa.
Liều dùng 15 - 30 g/ngày, sắc nước hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài lấy nước sắc rửa.
Bài thuốc có vú bò
1. Chữa dạ dày sa đau, viêm tinh hoàn, lòi dom, sa tử cung: Vú bò 30g; tô mộc, hồi đầu, ngưu tất, mộc thông, mỗi vị 12g. Sắc nước uống (Lê Trần Đức).
2. Chữa bế kỉnh, sau khi đè ứ huyết đau bụng: Rễ vú bò 30 - 60g. Sắc nước rồi thêm ít rượu uống.
3. Chữa đau phong thấp: Rễ vú bò 60g, móng giò lợn 250g, rượu 60g. Thêm ít nước, sắc còn nửa bát, chia làm 2 lần uống trong ngày cách nhau 4-6 giò (thực liệu của Trung Quốc)