Vị thuốc vần X
Xuyên Sơn Gíap
Còn gọi là vảy tê tê, vảy con trút.
Tên khoa học Manis pentadactyla L.
Thuộc họ Tê tê Manidae.
Xuyên sơn giáp (Squama Manidis) là vảy phơi khô của con tê tê hay con trút ịManis pentadactyla L.).
Vì con vật hay đục núi và mình có vảy cứng như áo giáp do đó có tên xuyên sơn; xuyên qua núi.
A. Mô tả con vật
Tuy bề ngoài con tê tê giống con thằn lằn nhưng thực ra là một loài động vật có vú, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Tê tê có thân dài, chân ngắn và thấp, đầu nhỏ nhọn, đuôi rất dài. Nếu cắt ngang duôi, mặt cắt sẽ có hình bán nguyệt. Phần trên lưng, từ mũi đến đuôi con tê tê có phủ một lớp vảy hình vỏ trai.Lớp vảy này thực ra chi là những cụm lông nhỏ dính bết vào nhau tạo thành. Vảy tê tê xếp cái nọ đè lên cái kia giống như ngói lợp, thành từng dải dài, theo một trật tự rất phức tạp. Má, ngực, bụng tê tê không có vảy, chỉ lớt phớt một ít lông cứng. Da bụng tê tê trắng mềm. Lưỡi là một bộ phận kỳ lạ nhất của tê tê, hình con giun dài bằng nửa chiều dài của toàn thân con vật. Để bình thường lưỡi dài từ mõm cho đến hai chân sau.
Loài tê tê đuôi dài leo cây rất giỏi, sống trên cây và ngủ trong các hốc cây rỗng. Khi tê tê ngủ hoặc muốn tự vệ, nó cuộn mình lại ở phần đưới của mút đuôi ccrmột mẩu thịt cài chặt vào một vảy ở lưng làm thành một cuộn tròn rất chắc và rất khó mở. Tê tê cận thị nhưng tai và mũi tinh. Nếu tê tê tóm được địch thủ nó dùng các chân ghì chặt đối thủ một cái rồi thả ra. Cái ghì này đủ bóp chết một con chó lớn. Tê tê có sức khỏe lạ thường, nó có thể kéo một người lớn và khỏe.
Tê tê tính rất hiền lành, chậm chạp. Nó ăn kiến và mối là những loài côn trùng phá hoại gỗ và cây cối trong rímg. Tê tê dùng vuốt phá vỡ các tổ kiến, tổ mối để bắt mối. Nhờ một thứ bột dính ở dưới lưỡi, tê tê có thể loại những đất cát ra khỏi thức ăn của nó một cách tài tình. Nếu đem mùn cưa trộn với thức ăn rồi cho tê tê ăn, thì ta thấy thức ăn biến mất chỉ còn lại mùn cưa (Hình 749).
Xuyên sơn giáp và tác dụng chữa bệnh của nó
B. Phân bố, thu bát và chế biến
Tê tê là một loại động vật sông hoang dại ờ các miền núi nước ta, đâu cũng có. Nó còn sống tại miền nam Trung Quốc {Phúc kiến, Quàng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan), Miến Điện, Ấn Độ, XriLanca...
Có thể săn bắt quanh năm. Thường tê tê không đào lấy tổ để ở, mà đến những tổ của các con vật khác sau khi đã đào rộng thêm ra chút ít.
Thường khi thấy tê tê, ta chỉ cần ném đất cát vào, hoặc huýt, chó đuổi. Con vật tức khắc cuộn tròn lại, rất dễ bắt.
Bắt về giết chết, cắt sạch xương thịt, phơi khô là được cả bộ da. Nhưng muốn lấy vảy không thôi thì hoặc cho vào nước sôi, vảy tự khắc rụng ra, rửa sạch, phơi khô, hoặc ngâm da trong nước vôi trong, da thịt sẽ nát ra, vẩy tơi ra, rửa sạch phơi khô, có khi bắt được cho ngay vào nổi luộc chín, vảy bong ra, rửa sạch, phơi khô.
Khi dùng làm thuốc, ít khi dùng sống; hoặc tẩm mỡ, tẩm dấm hay tẩm dầu mà rán. Có khi sao với cát cho vàng, rồi lấy ra rây bỏ cát; vảy tê tê còn đang nóng, cho ngay vào bình chứa dấm (cứ lOOkg vảy tê tê, dùng 40kg đấm) trộn đều lấy ra phơi khô mà dùng. Có khi người ta còn đốt ra than mấ dùng.
C. Thành phần hóa học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
D. Công dụng và liều dùng
Xuyên sơn giáp là một vị thuốc dùng trong phạrri vi nhân dân. Theo tài liệu cổ, xuyên sơn giáp vị mặn, tính hơi hàn, có độc, vào 2 kinh can và vị. Có tác dụng tán huyết thông lạc, tan ung nhọt, làm thuốc chữa đậu, trẩn, tắc tia sữa. Tuy nhiên ưong sách còn ghi ung thư đã vỡ rồi mà nguyên khí hư thì không dùng được.
Còn dùng trong bệnh đau nhức các khớp xương, đầu xương. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng uống.
Đơn thuốc có xuyên sơn giáp trong nhân dân
1. Tắc tỉa sữa:
Nướng xuyên sơn giáp tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, có thể cùng uống với một ít rượu.
2. Tràng nhạc vỡ loét:
Đốt xuyên sơn giáp, nghiên nhỏ đắp vào.
3. Thuốc thông sữa:
Xuyên sơn giáp (sao vàng) đương quy, cát cánh, thược dược, mộc thông, phục linh, xuyên khung, thiên hoa phấn. Các vị bằng nhau. Ngày cần dùng 50g hỗn hợp này, thêm 500ml nước, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
4. Chữa mụn nhọt:
Xuyên sơn giáp l0g, bạch chỉ 5g, tạo giáp thích (gai bồ kết) 8g, hoàng kỳ 6g, đương quy 6g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.