Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh ngoài da

Đông Y Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

15:12 02/12/2019
Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý thuộc về hệ miễn dịch, quan điểm điều trị bệnh của Y học cổ truyền về những loại bệnh thuộc hệ miễn dịch này là cần tăng cường chính khí (sức đề kháng) của cơ thể, vì thế trong nguyên tắc điều trị bệnh của Y học cổ truyền có câu "Nhân cường thì tật nhược"

Xuất huyết giảm tiểu cầu 

Đông Y phòng và hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

1- Quan điểm của Tây Y về bệnh suy giảm tiểu cầu

Máu là một loại dịch trong cơ thể gồm hai thành phần: Thành phần chất lỏng gọi là huyết tương và thành phần tế bào, bao gồm: Hồng cầu, Bạch cầu, Tiểu cầu

 - Hồng cầu cung cấp cung cấp dinh dưỡng và o xy cho mô tế bào.

 - Bạch cầu: Chống lại vi khuẩn, bảo vệ cơ thể

 - Tiểu cầu: Giúp đông máu, khi cơ thể có vết thương, ngăn cản sự chảy máu

   Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh lý miễn dịch: Bình thường khi cơ thể bị vật lạ xâm phạm: Vi trùng, vi rút, ký sinh trùng…Khi mắc bệnh tự miễn, cơ thể nhận diện nhầm một cơ quan, một bộ phận nào đó trong cơ thể mình là vật lạ và tư sinh ra kháng thể để chống lại cơ quan, bộ phận nào đó trong cơ thể. Trong trường hợp này cơ thể người bệnh tự sinh ra kháng thể chống lại tiểu cầu, hậu quả là giảm số lượng tiểu cầu trong máu, cơ thể dễ bị chảy máu, xuất huyết

 - Dấu hiệu giảm tiểu cầu: Người bệnh có thể chưa có dấu hiệu nào bất thường, chỉ tình cờ xét nghiệm máu phát hiện số lượng tiểu cầu giảm. Đa số trường hợp người bệnh dễ chảy máu, chấm xuất huyết ngoài da, bầm da, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, rong kinh, tiểu máu, ói máu…

 - Điều trị: Thuốc lựa chọn điều trị hàng đầu là các nhóm thuốc:

Corticoids nhóm thuốc này khi sử dụng kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ: Viêm dạ dày, tăng huyết áp, tăng đường huyết, giữ nước, loãng xương, đục thủy tinh thể…. Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh nguy hiểm, Bác sĩ cần theo dõi sát và xử lý các biến chứng và tiến hành giảm liều lượng Corticoids cho phù hợp với tình trạng bệnh.

 - Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Khi số lượng tiểu cầu quá thấp có thể người bệnh sẽ xuất huyết tự nhiên, hoặc xuất huyết khi va chạm nhẹ. Các trường hợp nặng: Xuất huyết đường tiêu hóa( ói ra máu), xuất huyết đường tiết liệu, động thai, sảy thai,

2- Học Thuyết Âm Dương trong trong Y Học Cổ truyền- Xác định Nguyên tắc điều trị

“ Xét trăm bệnh gây ra, không bệnh nào là không vì hỏa, mà hỏa phát ra không khi nào là không do hư, mà gốc của chứng hư không khi nào là không do Thận” ( sách Hải Thượng Y Tông). Người ta có sự sống, đều nhờ vào tác dụng của âm dương, thủy hỏa mà Thận là gốc rễ chung của âm dương thủy hỏa. Hỏa tức là dương khí, thủy tức là âm tính. Âm là: Là tinh huyết, là tân dịch, là tạng… Âm làm mát huyết, nhu nhuận và bảo vệ bên trong cơ thể. Dương là ôn nhiệt, là bên ngoài, là phủ... bảo vệ bên ngoài cơ thể, hai thứ ấy sánh đôi gọi là âm dương điều hòa. Nếu âm dương mất điều hòa, thủy hỏa thiên lệch thì trăm bệnh phát sinh

 Vương Tiết Trai (1460-1537) nói: “ Trong cơ thể phần âm thường không đủ, phần dương thường có thừa”. tinh huyết thiếu, tướng hỏa ắt vượng. Hỏa vượng, dương thịnh thì âm càng hao mòn, biểu hiện miệng khô, đắng, hay phát sinh bệnh: Thiếu máu, hay bị  viêm nhiễm, dị ứng, mụn nhọt, xuất huyết, thổ huyết, rong huyết. đàn bà kinh ít, có thai dễ sảy thai… Hỏa vượng mà sinh bệnh đến 80%, 90% hỏa suy mà thành bệnh không tới 20% , 10% . Về cách chữa cứu âm không gì bằng làm mạnh chân thủy, bổ dương không gì bằng mạnh chân hỏa, cho nên nói  rằng: tư âm giáng hỏa, khiến cho  thủy có sức thì hỏa không đi càn bậy,  âm dương cân bằng, thì con người sẽ không bệnh

 

3- Học thuyết ngũ hành của Y Học Cổ Truyên - Xác định nguyên nhân và nguyên tắc điều tri

3.1. Xác định nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu

 Cơ thể con người được cấu tạo bởi ngũ tạng: ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận). mỗi một tạng trong cơ thể có một chức năng sinh lý riêng và tồn tại mối quan hệ tương sinh tương khắc ngũ hành nhằm duy trì hoạt động bình thường cơ thể

Tạng Can (gan) : Trong ngũ hành thuộc Mộc, Thận trong ngũ hành thuộc Thủy, “Thủy sinh Mộc”. Nếu Thủy không đủ chế Mộc, Can hỏa vượng thịnh, Can không thực hiện đầy đủ Chức năng sinh lý của Can là:“Can tàng huyết”. “Can tàng huyết” là chỉ Can có chức năng tàng trữ huyết dịch, phân phối, điều tiết lượng lượng huyết  cho các bộ phận của cơ thể và phòng ngừa xuất huyết. Đặc biệt Can có tác dụng điều tiết lượng huyết tuần hoàn ngoại vi, làm cho huyết dịch thu nhiếp trong huyết mạch, không được chảy tràn  ra bên ngoài mạch. Can hỏa vượng thịnh, trên lâm sàng gây nên các hiện tượng: Thiếu huyết, xuất huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, khái huyết, huyết ứ…có thai ra huyết

-  Tạng Tỳ: “ Tỳ chủ vận hóa”, Tỳ “ thống huyết” là chỉ Tỳ có tác dụng thống nhiếp huyết vận hành trong nội mạch không cho chảy ra ngoài mạch. “Tỳ …chủ bao bọc huyết” cũng là chỉ Tỳ có tác dụng bao bọc huyết dịch tuần hoàn vận hành trong mạch mà không cho chảy ra ngoài

 Tỳ mất kiện vận, chức năng cố nhiếp huyết của Tỳ suy giảm làm cho huyết chảy ra ngoài mạch gây các chứng xuất huyết như chứng đi ngoài ra máu, nôn ra máu, tiểu máu, băng lậu… đều gọi là Tỳ không nhiếp huyết

Như vây theo lý luận của Y học cổ truyền có hai nguyên nhân chính gây ra xuất huyết giảm tiểu cầu: Do Can hỏa vượng thịnh gây bức huyết, do Tỳ vị  hư yếu không thể nhiếp huyết, không thể giữ huyết được ở trong thành mạch, gây xuất huyết

3.2. Xác định nguyên tắc điều trị:

Theo như phân tích ở trên thì để điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu được hiệu quả thì cần phải khôi phục và tăng cường chức năng sinh lý của Can và Tỳ vị ngoài ra cần bổ sung các dược liệu có công dụng chỉ huyết (cầm máu)

Học thuyết ngũ hành không chỉ giải thích chức năng sinh lý và biến đổi bệnh lý của tạng phủ, mà con thông qua quan hệ tương sinh tương khắc ngũ hành để chỉ đạo, xác lập phương pháp điều trị.

 Trên lâm sàng vận dụng quy luật tương sinh ngũ hành, theo nguyên tắc cơ bản: “ Hư tất bổ mẹ, thực tất tả con” ( Sách nam kinh điều thứ sáu mươi chín viết). Can hỏa hừng hực ngoài việc dùng thuốc bổ Can, mát Can, nhuận Can, còn dùng thuốc bổ Thận ích tinh, thông qua tác dụng “ Thủy sinh mộc”. làm cho Can hồi phục. Phép tư thủy dưỡng mộc là phương pháp dùng: BổThận âm để dưỡng Can âm, thích hợp với chứng Thân âm hư hao dẫn đến Can âm bất túc, Can mất sự nuôi dưỡng, Can dương thượng cang gây nên chứng xuất thiếu máu, xuất huyết… Mặt khác những vị thuốc chỉ huyết (cầm máu) như:  Chi tử, hoa hèo, Hạn liên…đều có tính mát Gan

Tại nhà thuốc Đông Y gia truyền Thọ Khang Đường (Chí Linh - Hải Dương) chúng tôi ứng dụng bài thuốc :

Nhất quán tiễn gia giảm, công dụng tư âm giáng hỏa, chủ trị Can Thận âm hư, tân dịch khô cạn, họng khô, miệng đắng

Bạch thược  10                      Đương quy thân: 10

Mạch đông  10                      Sinh Địa            : 10

Bach thược 10                        Kỷ tử                 10  

Gia thêm các dược liệu khác như: Hoa hòe 10g, trắc bách diệp 10g, củ gai 10g, ….Tùy thuộc vào cơ địa của bệnh nhân và chứng bệnh mà gia giả thêm các dược liệu cho hiệu quả với từng người bệnh

Là phương thuốc thuần âm, chữa Can Thận âm hư, tinh huyết suy kém.  Trong phương trọng dụng  vị thuốc Thục Địa đại bổ tinh huyết, lại được giúp sức  Kỷ tử, đương quy Bạch thược, quy…càng làm tăng tác dụng  bổ huyết lên nhiều lần: Hoa hòe, trắc bách diệp, củ gai là vị thuốc mát Gan, chỉ huyết (cầm máu) thì làm sao mà sinh bệnh được, các chứng xuất huyết cũng vì thế mà cũng tự lui.

 

Nhà thuốc gia truyền Đông Y Thọ Khang Đường – hành trình 20 năm mang tới những điều tốt đẹp cho cuộc sống

Địa chỉ: Chí Linh – Hải Dương

Lương Y: Nguyễn Thị Khang – 0915.913.255

 

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE