Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh xương khớp

Tê bì tay chân - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bằng đông y

16:09 12/09/2017
Với cách nhìn nhận của Y học cổ truyền, tê mỏi chân tay hay còn gọi là tê bì (ma mộc) với các triệu chứng rối loạn cảm giác ở tay, chân và chia thành 2 mức độ. Tê (ma) là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn cảm nhận được kích thích và có thể sinh hoạt bình thường. Bì (mộc) là giai đoạn sau của tê, khi đó tay chân mất hết cảm giác, tê bại hoàn toàn. Người bệnh không còn cảm nhận được kích thích, khó cử động và có thể bị liệt cơ, teo cơ.

Theo Đông Y, Tê bì tay chân thường gặp khi sức khỏe giảm sút, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm nên dễ bị tác động bởi gió (phong), lạnh (hàn), ẩm thấp (thấp) khiến kinh mạch bị ứ trệ, lưu thông máu kém, gây nên các triệu chứng tê mỏi, chân tay lạnh, tê buốt, co mỏi, các khớp đau nhức, vai gáy và lưng gối đau mỏi.

Người cao tuổi, người phải làm công việc khuân vác nhiều, người chạy xe ôtô, xe máy nhiều giờ, công nhân làm việc thường xuyên phải tiếp xúc nước lạnh, môi trường ẩm ướt hay nhân viên văn phòng ít vận động, ngồi máy lạnh nhiều là những đối tượng dễ bị tác động bởi gió, lạnh, ẩm và dễ bị tê mỏi chân tay. Đặc biệt, thời tiết thay đổi, nắng mưa, gió lạnh thất thường cũng khiến mức độ tê mỏi, thậm chí nhức tăng lên nhiều.      

Tê mỏi chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, cơ thể suy nhược

Tê mỏi chân tay thường gặp khi sức khỏe giảm sút, cơ thể suy nhược

1.Triệu chứng và nguyên nhân:

 a.Triệu chứn​g:

         - Bệnh biểu hiện: Tê bì các đầu ngón chân ngón tay, cảm giác như kiến bò, chuột rút, châm chích rất khó chịu.

         - Một số người bệnh nhân có kèm theo đau đầu, đau vai gáy, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng...

        - Bệnh nặng hơn khi thay đổi thời tiết, khí hậu và khi thời tiết lạnh.       

        - Một số trường hợp nặng tay không thể giơ cao lên được.

    b. Nguyên nhân:

        - Do thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng và thoái hóa các khớp, khiến mạch máu và thần kinh bị chèn ép máu khó lưu thông.

        - Do tuổi tác (tuổi cao), do yếu tố nghề nghiệp: Công việc ngồi nhiều, hoặc đứng nhiều (công nhân thủy hải sản, ...)

        - Làm việc nhiều trong phòng lạnh, môi trường làm việc lạnh, nhiều ẩm ướt

2. Quan điểm của Y học cổ truyền về bệnh tê bì tay chân:

Cơ thể con người là một chỉnh thể hưu cơ, một khối thông nhất, với  ngũ tạng ( Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận) làm trung tâm, được bao phủ thông suốt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, bằng mạng lưới hệ thống kinh lạc.

 Khí huyết là cơ sở vật chất và động lực cho mọi hoạt động để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khí huyết con người như nguồn suối chảy:  “Nhờ có kinh mạch, khí huyết có thể dưỡng âm dương, nhuận gân cốt, các khớp có thể vận động”, “Trong tưới tạng phủ, ngoài nhuận tẩu lý” (Sách Hải Thượng Y Tông), (sách: Linh khu- Bàng tàng)

Chức năng sinh lý của kinh lạc chủ yếu là:

* Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt đông cơ thể

* Nhận, dẫn truyền thông tin, nhằm nối thông trên dưới, trong ngoài, điều tiết các chức năng giữa các bộ phận cơ thể

a- Vận hành khí huyết, nuôi dưỡng, bảo vệ duy trì hoạt động cơ thể:

Mười hai đường kinh là hạt nhân chính của hệ thống kinh mạch là đường vận hành chủ yếu của khí huyết, trong nối với tạng phủ, ngoài nối tiếp ngũ quan, cửu khiếu… Hệ thống kinh mạch phân bố khắp: Trong ngoài, trên dưới toàn thân, chạy mãi không nghỉ, tưới thắm các tổ chức cơ quan, ngũ tạng , cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng duy trì hoạt động sinh lý bình thường cơ thể. Đồng thời khí huyết cũng dựa vào sự dẫn truyền của kinh lạc phát huy vai trò dinh dưỡng cho cơ thể, chống lại ngoại tà xâm phạm cơ thể

Mỗi đường kinh, trong mười hai đường kinh chính, đều liên hệ mật thiết với tạng phủ bên trong. Tạng phủ cường thịnh, kinh mạch thông suốt, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại kinh lạc bế tắc, tạng phủ hư yếu, phong tà sẽ thừa hư xâm phạm mà gây bệnh

 Hoạt động chức năng kinh lạc bình thường, khí huyết vận hành thông suốt, chức năng tạng phủ cường thịnh, chống xâm nhập của ngoại tà.  Ngược lại kinh lạc mất đi chức năng bình thường, kinh lạc bế tắc không thông,  không nuôi dưỡng được kinh mạch,  ngoại tà thừa hư mà xâm nhập gây bệnh tê chân tay

b- Nhận và dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài các chức năng cơ thể

 Hệ thống kinh mạch, tạo thành một mạng lưới dẫn truyền thông tin: Thông suốt từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Bệnh ở dưới có thể truyền lên trên, bệnh trên truyền xuống dưới, bệnh ngoài truyền vào trong, bệnh trong truyền  ra ngoài, tất cả đều thông qua hệ thống kinh lạc.

 Như vậy chức năng sinh lý của kinh lạc là:  Cầu nối: Cung cấp khí huyết, nuôi dưỡng đầy đủ cho cơ thể và cũng là cầu nối: Dẫn truyền thông tin bệnh tật từ  trong ngoài, từ trên xuống dưới…cho cơ thể.  Vì vậy trên lâm sàng xác định phương pháp điều trị

c- Xác định phương pháp điều trị: Sách Hải Thượng Y Tông viết : “Huyết mạch trong nhân thể cũng như sông ngòi của trời đất, huyết được lưu thông thời muôn vật tốt tươi, huyết được vận hành toàn thân tưới nhuận, bế tắc một tý thời vạn bệnh phát sinh”

- Theo Y học cổ truyền, chứng tê bì chân tay thuộc chứng phong do cơ thể suy nhược, gặp phải phong hàn, thấp gây cảm giác tê bì chân tay như kim châm ở các chi : Cố vấn- Cốt luận viết: “Phong là khởi đầu trăm bênh”, phong có tính: “Thiện hành” là chỉ phong có tính di chuyển, không cố định. Vì vậy trên lâm sàng bệnh nhân tê bì tay chân thường có thêm biểu hiện đau vai gáy, đau mỏi tê  bì  tay chân, nặng chân, chuột rút, chân đi không thật, bệnh nặng dẫn đến viêm nhiễm hoại tử

- Vì  chức năng sinh lý của kinh lạc là: Dẫn truyền thông tin, nối thông trên dưới, trong ngoài cơ thể, mà  “Trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt” ( Sách Hải thượng Y Tông), lại nói  “ Thông bất thống, thống bất thông” nghĩa là khí huyết lưu  thông thì không đau, đau chẳng qua khí huyết không lưu thông, cho nên nguyên tắc điều trị tê bì chân tay là : Bổ khí huyết và thông kinh hoạt lạc (thông mạch), tán hàn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể…

“Ngọc Bình Phong Tán” là bài cổ phương có từ lâu đời có khả năng tăng miễn dịch cơ thể, (Theo thực nghiệm chứng minh tăng lượng globuiin trong máu). “Phong” là gió, “phòng phong” là phòng gió. Bài “Ngọc Bình Phong Tán”  được ví như tấm bình phong vững chắc, là vệ khí chắc chắn, bảo vệ ngoại tà xâm nhập bì mao (ngoài cơ thể). 

Từ bài cổ phương “Ngọc Bình Phong Tán” Đông Y Thọ Khang Đường đã vận dụng chặt chẽ lý luận của Y Học Cổ Truyền như: Học Thuyết Âm Dương, Học Thuyết Ngũ Hành, Học Thuyết Kinh Lạc, để gia giảm bài chữa bệnh tê bì tay chân rất hiệu quả. 

Trong phương trọng dụng Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong (phòng gió) có công năng: Bổ khí, cố biểu, chỉ hãn, là tấm bình phong, là vệ khí chắc chăn bảo vệ bì mao ( bên ngoài ), lại thêm vị bổ huyết, hành huyết có công năng: Nhu nhuận, nuôi dưỡng và bảo vệ bên trong cơ thể. Như vậy ngoài mạch: Có vệ khí, có bình phong chắc chắn bảo vệ bì mao. Trong mạch: Có vinh huyết, vận hành, thông suốt, nhu nhuận nuôi dưỡng, bảo vệ bên trong cơ thể, cho nên:“ Khí thịnh thì không ứ trệ”, “Huyết hành phong Tất diệt” nguyên khí hồi phục, bệnh tà tự lui, chân tay sẽ không còn cảm giác tê bì nữa 

                                                                                                                                                                                                                                                   Thuốc đông y chữa tê mỏi chân tay an toàn hiệu quả

Thảo dược đông y chữa tê mỏi chân tay an toàn hiệu quả

Một số phương pháp dân gian điều trị chứng tê mỏi chân tay

1. Dùng ngải cứu: Mối khi khớp bị sưng, hoặc te mỏi chân tay, bạn hãy đắp ngải cứu muối ấm sẽ làm cơn đau giảm đi, khớp bớt sưng hơn. Còn với người có nguy cơ cao bị đau khớp (người lớn tuổi, người béo phì…) có thể dùng bài này chườm lên khớp hằng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

2. Ngâm nước muối gừng: Nước muối ấm và gừng cũng có tác dụng làm dịu cơn đau, phòng bệnh đau khớp cổ chân. Mỗi ngày, tốt nhất ngâm chân một lần vào thời gian thuận lợi, ngâm từ 15-30 phút.

3. Điều trị bằng lá lốt: 5-10g lá lốt phơi khô (15-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm, nên uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.

4. Đu đủ, mễ nhân sống: Hai thứ rửa sạch cho vào nồi nhỏ, đổ vào một chén nước, để nhỏ lửa nấu cho tới khi thấy mễ nhân chín mềm thì cho vào một ít đường trắng. Dùng một thời gian dài sẽ thấy bớt hẳn chứng đau lưng.

Với tinh thần kế thừa và phát triển tinh hoa từ Y học dân tộc, Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới tê bì chân tay, suy giãn tĩnh mạch và bệnh về xương khớp. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Đông Y Thọ Khang Đường - Hành trình 20 năm mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống. 

Cùng xem những chia sẻ của các bệnh nhân bị chứng bệnh tê chân tê tay đã dùng thuốc tại Thọ Khang Đường

 

 

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE