Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh viêm da dự ứng

Điều trị mụn trứng cá theo Y học cổ truyền

14:01 17/01/2022
Trứng cá hay còn gọi là “phấn thích”, là bệnh thường gặp nhất đặc biệt ở tuổi dậy thì cả nam và nữ. Bệnh ở bên ngoài (hệ thống bì phu tấu lý) nhưng có liên quan mật thiết tới bên trong (tạng phủ). Hình thái lâm sàng đa dạng, tùy theo nguyên nhân mà có biểu hiện lâm sàng ở một vùng hoặc cả mặt, mức độ dày mỏng khác nhau, liên tục hay từng đợt, bệnh dai dẳng. Trứng cá tuy ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý nặng nề khiến bệnh nhân rất tự ti.

ĐIỀU TRỊ TRỨNG CÁ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

​1. Nguyên nhân gây trứng cá

Y học cổ truyền cho rằng mụn trứng cá phần lớn do phong nhiệt nung nấu, kết tụ ở phế kinh, phát ra ở mặt mũi. Hoặc do ăn quá nhiều chất cay nóng, dầu mỡ sinh ra thấp nhiệt, tràng vị không giáng được mà lại nghịch lên.Hoặc do Tỳ vận hóa kém, thấp ngưng kết lâu ngày hóa đàm hóa nhiệt ngưng trệ ở bì phu (da).

hinh-anh-mun-trung-ca

Hình ảnh bệnh nhân bị mụn trứng cá vùng mặt

Theo công năng tạng phủ thì phế chủ bì mao (da lông), có công năng tuyên phát túc giáng, bài tiết chất độc, chất cặn bã ra ngoài. Khi phong nhiệt kết tụ ở phế, được đưa đến bì phu  mà không truyền tống ra ngoài được, lưu trú lâu ngày thành những mụn mủ ngay tại da.

Đầu mặt là nơi hội tụ của các kinh dương. Phong nhiệt thuộc dương, có tính thăng phù (lên trên và ra ngoài) nên bệnh hay phát ở vùng mặt. Tấu lý càng bế tắc làm phong nhiệt không bài xuất làm bệnh dai dẳng khó dứt.

2. Điều trị trứng cá theo Đông y

cac-loai-mun

Các dạng mụn thường gặp

Trên lâm sàng hiện nay chia ra thành 4 thể:

Thể phế kinh phong nhiệt

Triệu chứng: Sưng, nóng, đau, có mụn mủ, ngứa, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mặt phù sác.

Pháp điều trị: Sơ phong tuyên phế thanh nhiệt

Dùng bài thuốc Tỳ bà thanh phế ẩm, thành phần gồm Tỳ bà diệp 12g, Đảng sâm 12g, Hoàng liên 6g, Tang bạch bì 12g, Hoàng bá 6g, Cam thảo 06g.

Thể Tỳ hư không kiện vận

Triệu chứng: Sắc da xám, kém tươi nhuận, bệnh tái phát nhiều lần, có cục hoặc bọc mủ, mệt mỏi, chán ăn, đại tiện lỏng, lưỡi bệu, rêu trắng, mạch nhu hoạt.

Dùng bài thuốc Sâm linh bạch truật tán. Thành phần gồm có Đảng sâm 12g, Hoài sơn 12g, Bạch linh 12g, Bạch truật 12g, Cam thảo 4g, Liên nhục 10g, Ý dĩ 12g, Sa nhân 8g, Bạch biển đậu 8g, Cát cánh 8g.

Thể can uất huyết ứ

Triệu chứng: Bức bối dễ nổi nóng, có nhiều loại mụn kết lại thành đám hoặc những vết sẹo hay vết thâm sau khi hết mụn, lưỡi thâm, rêu mỏng, mạch hoạt sác hoặc huyền sác.

Phương pháp điều trị hoạt huyết hóa ứ, sơ can giải uất. Thường dùng bài thuốc Tứ vật đào hồng gia giảm. Thành phần gồm có Thục địa 12g, Xích thược 12g, Đương quy 12g, Xuyên khung 10g, Đào nhân 10g, Hồng hoa 8g, Đan bì 12g, Uất kim 10g, Chi tử 10g, Sài hồ 12g.

Thể trường vị thấp nhiệt

Triệu chứng: Da nhiều dầu, nổi sẩn có mụn mủ kèm táo bón, tiểu vàng đậm, chán ăn, bụng đầy, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt, mạch hoạt sác.

Phép trị : Thanh trường hóa thấp, thông phủ tiết nhiệt.

Dùng bài thuốc Nhân trần cao thang gia giảm. Thành phần gồm Xa tiền 12g, Xích thược 10g, Chi tử 10g, Hoàng cầm 10g, Hoàng bá 10g, Đại hoàng 4g, Cam thảo 6g.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, uống đủ nước, chú ý giữ vệ sinh da sạch sẽ để hạn chế mụn mủ sưng viêm.

 
Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE