Bệnh viêm phế quản
Đẩy lùi viêm phế quản ở người lớn không cần kháng sinh
Viêm phế quản mãn tính là chứng viêm mãn tính của niêm mạc phế quản và các tổ chức xung quanh, có nguyên nhân chủ yếu là nhiễm vi khuẩn, virus, hoặc do sự kích thích của các yếu tố vật lý, hóa học như mùi hóa chất, khói nhà máy, xăng dầu, khói thuốc lá… Bệnh kéo dài lâu ngày làm suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Cũng có thể là do một phản ứng quá mẫn gây nên.
Bệnh viêm phế quản ở người lớn
Bệnh viêm phế quản ở người lớn
Bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng viêm phế quản thường gặp là ho có nhiều đàm, ho kéo dài, không sốt, khó thở khi gắng sức. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác, tuy không thường xuyên, như gầy sút, xanh xao, buồn ngủ lơ mơ suốt ngày, tim đập nhanh...
Nếu bệnh nhẹ, thường vào sáng sớm hoặc về đêm ho có đàm nhiều, đàm có thể trắng nhầy hoặc loãng, có bọt. Bệnh thường nặng lên vào mùa lạnh và giảm nhẹ khi thời tiết ấm áp.
Nếu bệnh nặng, bệnh nhân ho quanh năm, khạc nhiều đàm, khó thở lúc thời tiết lạnh, khí hậu thay đổi, hoặc khi hít phải khói bụi, mùi hóa chất. Có lúc ho kèm theo sốt gai rét, nhức đầu, chảy nước mũi.
Bệnh kéo dài, bội nhiễm thì đàm vàng đặc, có sợi huyết, cơn khó thở, có thể dẫn tới tâm phế mãn vào mùa lạnh ẩm, suy tim, suy hô hấp, phế khí thũng.
Nhận biết triệu chứng của bệnh phế quản
Phòng bệnh viêm phế quản tại nhà
- Người bệnh nên uống nhiều nước giúp cải thiện việc ho, khạc đờm.
- Cách xử trí trường hợp bị viêm phế quản mãn tính là chống các ổ vi khuẩn tiềm tàng ở họng, răng, hàm, hốc mũi, chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm).
- Xông hơi nước nóng có tinh dầu thơm như lá chanh, lá khuynh diệp, lá bạc hà, lá tía tô, lá bưởi…, sẽ làm long đàm, phục hồi lưu thông không khí, chống khó thở dẫn tới nguy cơ suy hô hấp.
- Tránh nơi có khói thuốc lá và các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí như khói, bụi, không khí bẩn. Hạn chế uống rượu.
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản
- Ðiều trị sớm và triệt để các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.
- Có thể dùng thêm các thuốc long đờm trong trường hợp có đờm đặc, hoặc khó khạc đờm.
- Người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm ho, do các thuốc giảm ho thường làm giảm việc bài tiết đờm, do vậy làm chậm sự phục hồi của bệnh nhân.
- Khi điều trị tối ưu mà bệnh nhân còn ho nhiều, cần lưu ý tình trạng co thắt phế quản, hoặc cần lưu ý thêm các bệnh lý kèm theo như trào ngược dạ dày thực quản hoặc bệnh chưa được chẩn đoán chính xác.
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới viêm phế quản và bệnh hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.