Bệnh viêm da dự ứng
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu và cách điều trị theo Đông Y
Nguyên nhân gây bệnh
Cơ chế miễn dịch được cho là đóng vai trò chính trong sự hình thành và phát triển của bệnh. Hệ thống miễn dịch của cơ thể thay vì tạo ra các kháng thể chống lại tế bào lạ, vi khuẩn, virus gây bệnh thì chúng lại tự phá hủy lách, gây giảm số lượng tiểu cầu. Sự rối loạn của hệ thống miễn dịch cũng tác động vào những tế bào chịu trách nhiệm sản xuất tiểu cầu khỏe mạnh, từ đó dẫn đến suy giảm tiểu cầu trong máu.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm:
- Bầm tím, chấm xuất huyết thường ở vùng cẳng chân
- Chảy máu cam, chảy máu chân răng
- Chảy máu chân răng, đường tiêu hóa, đường tiết niệu
- Rong kinh, chảy máu lâu cầm.
Theo Đông Y, bệnh thuộc phạm trù huyết chứng. Trên lâm sàng bệnh được chia thành 6 thể. Tùy vào từng thể lại có cách chữa trị khác nhau.
Thể huyết nhiệt
Triệu chứng: Phát bệnh nhanh, sốt, sợ rét, xuất huyết dưới da, có trường hợp là ban, rêu lưỡi ít, chất lưỡi đỏ sẫm, mạch huyền sác.
Điều trị: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ huyết.
Thể khí hư
Triệu chứng: Xuất huyết dưới da, chủ yếu ở tứ chi từng đợt, hơi mệt mỏi, đầu váng, phụ nữ kinh lượng nhiều, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhạt, có hằn răng, mạch nhu tế.
Điều trị: Bổ khí nhiếp huyết
Thể huyết ứ
Triệu chứng : Niêm mạc, da có điểm chấm đen, sốt nhẹ, miệng khô, khát nhưng không thích uống, chất lưỡi tím tối, mép lưỡi có ban xanh tím, mạch trì hoặc sác.
Điều trị: Hoạt huyết hóa ứ thông lạc.
Thể âm hư
Triệu chứng: Sắc mặt đỏ nhạt, đầu váng mắt hoa, xuất huyết dưới da, chủ yếu là ở chân, miệng khô, sốt nhẹ, mồ hôi trộm, rêu lưỡi mỏng ít, chất lưỡi đỏ, mạch tế huyền.
Điều trị: Tư âm bổ huyết
Lưu ý: Đối với những người bị xuất huyết giảm tiểu cầu, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn sống, rượu nếp hoặc bã rượu, đồ biển và thức ăn dễ gây dị ứng. Nên ăn lạc cả vỏ, quả hạnh đào, đậu cô-ve.