Bệnh tiểu đường
Hết lo tiểu đường nhờ bài thuốc nam
Bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học dân tộc cổ truyền với 3 triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, nóng nhiều, tiểu tiện nhiều.
Do ăn uống nhiều đô cay, béo, ngọt, do sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các phủ tạng âm, vị, thận bị hao tổn. Hỏa làm phế âm hư gây chứng khát, vị âm hư gây đói, người gầy, thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện ra chất đường.
Phương pháp điều trị chung lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở, nhưng trên lâm sàng, hội chứng của bệnh đái đường có khi thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều, mà có trọng điểm gia giảm. Vì thân là nguồn gốc của âm dịch và là nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cóc nên vẫn lấy bổ thận âm là chính.
Bài thuốc nam trị bệnh tiểu đường
Bài thuốc:
Bài 1:
Sinh địa |
40g |
Thạch cao |
40g |
Thổ hoàng liên |
16g |
Sắc uống.
Bài 2.
Tủy lợn sống khô, tán bột |
8g |
Hoài sơn tán bột |
12g |
Ý dĩ tán bột |
8g |
Cát căn tán bột |
8g |
Gói thành gói 5g, một ngày uống 4 đến 8 gói, tùy theo bệnh nặng hay bệnh nhẹ.
Bài 3:
Sa sâm |
12g |
Thạch cao |
20g |
Thiên môn |
12g |
Tâm sen |
8g |
Mạch môn |
12g |
Biển đậu |
12g |
Hoài sơn |
12g |
Ý dĩ |
12g |
Sắc uống, ngày một thang. Nếu khát nhiều thêm Tạng bạch bì 8g, Thiên hoa phấn 8g, đói nhiều thêm Hoàng liên 8g, đái nhiều thêm Khởi tử 12g, Thạch hộc 8g.
Bài 4: Lục vụ hoàn (thang) gia giảm:
Sinh địa (thang Thục địa) |
20g |
Kỷ tử |
12g |
Hoài sơn |
20g |
Thạch hộc |
12g |
Sơn thù |
8g |
Thiên hoa phấn |
8g |
Đan bì |
12g |
Sa sâm |
8g |
Sắc uống, ngày 1 thang.
Nếu khát nhiều thêm Thạch cao 40g, đói nhiều thêm Hoàng liên 8g, đái nhiều ra đường thêm Ích chí nhân 8g, Tang phiêu tiêu 8g, Ngũ vị tử 6g. Nếu thận dương hư bỏ Thiên hoa phấn, Sa sâm thêm Phụ tử chế 8g, Nhục quế 4g (là bài Bát vị quế phụ).
Có tài liệu căn cứu vào triệu chứng thiên lệch chủ yếu về khát, về đói, về tiểu tiện để phân ra vị trí và tạng phủ, chia ra các loại hình của bệnh và có cách điều trị, dùng thuốc và sử dụng bài thuốc thích hợp.
Nếu khát uống nhiều nước, họng khô, lưỡi đỏ,ít rêu, mach sác thuộc thượng tiêu phế. Phương pháp điều trị: Dưỡng âm nhuận phế dùng bài Thiên hoa phấn thang. (thiên hoa phấn 20g, Sinh địa 16g, Hoàng liên 6g, Ngũ vị tử 8g, Gạo nếp 16g).
Nếu ăn nhiều đói nhiều, người gầy, khát, tiểu nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng,mạch hoạt sác, thuộc vị âm hư, trung tiền. Phương pháp điều trị: Dưỡng vị sinh tân (dùng các thuốc đắng lạnh thanh vị hỏa), dùng bài Tăng dịch thang (Huyền sâm 16g, Sinh địa 16g, Mạch môn 16g, Thiên hoa phấn 16g, Hoàng liên 6g,nếu táo bón thêm Đại hoàng 8 – 12g).
Nếu tiểu tiện nhiều, đái ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác là do thận âm hư, nếu chân tay lạnh, mệt mỏi, người gầy, mạch tế sác vô lực là do thận dương hư. Các triệu chứng thuộc thân âm sinh tân dịch dùng bài Lục vị hoàn (thang ) gia giảm như trên, nếu do thân dương hư, Phương pháp điều trị là ôn bổ thận sáp niệu, dùng bài Bát vị quế phụ thêm các thuốc ôn thạn sáp niệu như Tang phiêu tiêu, Kim anh tử, Khiếm thực, Sơn thù…
Châm cứu: Ít dùng châm cứu để điều trị bệnh đái đường, có thể chọn các huyệt sau: Phế du, Thiếu thương (nếu khát nhiều), Tỳ du, Vị du, Túc tam lý (nếu đói nhiều), Thận du, Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền (nếu đái nhiều).
Châm loa tai: Châm huyệt nội tiết và các huyệt vị (đói nhiều), phế (khát nhiều), thận (đái nhiều).
Bệnh tiểu đường còn hay gây những biến chứng phức tạp như mụn nhọt do bội nhiễm, viêm các dây thần kinh, đục. Cần phải theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng, thêm các bị thuốc thích hợp, dùng các phương tiện và thuốc của y học hiện đại để điều trị và cấp cứu.