Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh xương khớp

Điều trị viêm tắc động mạch chi dưới theo quan điểm Y học cổ truyền

16:11 10/11/2021
Viêm tắc động mạch là tình trạng viêm, co thắt các động mạch hoặc xơ vữa động mạch gây thiếu máu nuôi dưỡng gây rối loạn dinh dưỡng và hoại tử tổ chức mô của cơ thể do các động mạch ở đó nuôi dưỡng. Thông thường thì tắc mạch chi dưới (chân) xảy ra phổ biến hơn chi trên (tay) và những vùng khác của cơ thể như tắc mạch vành, mạch máu não,..

Điều trị viêm tắc động mạch chi dưới theo quan điểm Y học cổ truyền

Bệnh viêm tắc động mạch là bệnh có diễn tiến mạn tính và tăng dần dần, các triệu chứng ban đầu rất mơ hồ, rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp, ngay cả bệnh do ký sinh trùng cũng dễ gây nhầm lẫn. Tắc động mạch dạng này nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là nhiễm trùng toàn thân, phải cắt cụt chi bị hoại tử hoặc thậm chí tử vong. Do đó việc phát hiện và chẩn đoán sớm, chính xác dựa trên tiền sử, bệnh sử để điều trị sớm là rất quan trọng.

Bởi lẽ, bệnh viêm tắc động mạch chi dưới nếu không được điều trị còn là nguyên nhân gây khởi phát bệnh đột quỵ do nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Bệnh mạch máu ảnh hưởng đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Khi có bệnh ở động mạch chân thì khả năng động mạch ở các nơi khác, như: động mạch thận, động mạch vành nuôi tim và động mạch cảnh nuôi não cũng có thể bị tắc nghẽn. Do đó, người bệnh nên được theo dõi và điều trị sớm.

Đối với những người có nguy cơ cao nói trên, khi có các biểu hiện, như: đau cách hồi, đau nhiều ở bắp chân; đến khi bệnh nặng sẽ đau bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi; bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân. Nếu có biểu hiện này cần đi khám và điều trị sớm

Nguyên nhân viêm tắc động mạch:

- Xơ vữa động mạch (thường ở người cao tuổi, động mạch xơ vữa, nội mạc bị dày lên và gây hẹp dần lòng động mạch, làm cho lưu lượng máu cung cấp cho cơ quan mà động mạch đó chi phối sẽ không đủ;

- Xuất hiện các huyết khối di chuyển từ tim hoặc từ các động mạch chủ bụng, ngực

- Bệnh lý tiểu đường gây tổn thương mạch máu nhỏ và thần kinh gây tắc mạch máu dẫn đến loét hoại tử không lành, thường bị ở vùng bị tì đè hay tiếp xúc;

- Sử dụng chất kích thích, điển hình là Bệnh Buerger. Chất độc từ các chất kích thích sẽ gây viêm và co thắt mạch máu, chủ yếu là các mạch máu nhỏ ở đầu ngón tay. Lúc đầu chỉ đau nhức đầu chi, nhưng dần dần sẽ tím tái các đầu ngón và đưa đến hoại tử loét không lành.

Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Nếu bệnh nhân có các triệu chứng như đau mỏi và co cứng bắp chân, đùi hoặc mông khi đi bộ, phải dừng lại, ngồi nghỉ một lúc mới có thể tiếp tục đi được đây là dấu hiệu đau cách hồi; đau, tê mỏi như kiến bò, tê buốt bàn chân, ngón chân liên tục, kể cả khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân thường mất ngủ, mệt mỏi vì đau chân, da chân tái và lạnh.

Theo Y học hiện đại với bệnh lý viêm tắc động mạch chi dưới thì phương pháp điều trị, ít đau đớn cho bệnh nhân lớn tuổi là tái lưu thông động mạch bị tắc bằng phương pháp nong (đặt stent động mạch chậu, đùi, khoeo…) chi dưới qua da bằng ống thông tuy nhiên vẫn còn rất nhiều trường hợp không mang lại kết quả như mong muốn, tỷ lệ bệnh nhân phải đoạn chi, tháo khớp là rất lớn.

Quan điểm điều trị viêm tắc động mạch theo Y học cổ truyền tại Thọ Khang Đường

Viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, Y học cổ truyền gọi chung là chứng “thoát thư”. Bệnh thường xảy ra ở tứ chi. Lúc đầu đau nóng, về sau lạnh dần, đau dữ dội, lâu ngày không điều trị kịp thời phát sinh hoại tử và rụng các đốt ngón tay chân.

Nguyên nhân là do thận khí suy tổn, cả khí và huyết đều suy (người cao tuổi), gặp lạnh (hàn) hoặc thấp lâu ngày mà không điều trị ngay, hoặc do ăn uống không điều độ, sống, lao động trong môi trường ẩm thấp kéo dài, khí trệ, huyết ứ kinh mạch lâu ngày dần dần bế tắc không nuôi dưỡng được tứ chi gây lở loét, hoại tử. 

Tùy thuộc và từng giai đoạn của bệnh Viêm tắc động mạch mà Thọ Khang Đường sẽ đưa ra các pháp điều trị cho phù hợp cho từng bệnh nhân.

Đối với giai đoạn dương hư hàn động tương ứng với thời kỳ đầu và giữa của bệnh viêm tắc động mạch, bệnh nhân có các triệu chứng: sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm, sợ lạnh, đầu chi tê lạnh. Pháp điều trị sẽ là ôn kinh tàn hàn, hành khí hoạt huyết

Đối với giai đoạn nhiệt độc tương ứng với bệnh viêm tắc động mạch thể hoại thư ướt có dấu hiệu nhiễm khuẩn, chân bệnh nhân bị lở loét hôi thối, đau dữ dội, sốt, miệng khô. Pháp điều trị là thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết thông lạc

Giai đoạn cả khí huyết và huyết đều hư suy, người mệt mỏi, hay ra mồ hôi, chân lở loét không lành, mùi hôi thối, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Pháp điều trị và bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.

Đông Y Thọ Khang Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân bị viêm tắc động mạch, đã giúp cho nhiều bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ phải đoạn chi tháo khớp.

Lương Y Nguyễn Thị Khang phát biểu tại một hội nghị về "Vai trò của thảo dược trong điều trị bệnh lý về Viêm tắc mạch máu" tại Hà Nội

Điều đáng tiếc nhất là nhiều bệnh nhân khi đến với chúng tôi đã cắt đi một phần cơ thể rồi nhưng bệnh vẫn không lành, vết thương không khô được và vẫn còn đau đớn. Chúng tôi chỉ ước gì những bệnh nhân như này đã đến với chúng tôi sớm hơn.

Bạn hay người thân đang có các triệu chứng về bệnh lý viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc động mạch hãy liên hệ ngay với Thọ Khang Đường chúng tôi để được tư vấn điều trị kịp thời. 

Một số chia sẻ thực tế của bệnh nhân đến điều trị tại Đông Y Thọ Khang Đường (Hải Dương)

Bệnh nhân 83 tuổi

 

Bà Nguyễn Thị Hề ở Kim Thành - Hải Dương và kết quả điều trị sau 20 thang 

 

Chú Thạo (Sapa, Lào Cai) chia sẻ về hành trình điều trị tại Thọ Khang Đường

Và rất nhiều các bệnh nhân khác đã được điều trị khỏi bệnh tại Đông Y gia truyền Thọ Khang Đường. 

Liên hệ trực tiếp với lương y Nguyễn Thị Khang để được thăm khám và điều trị. 

Điện thoại: 0915.013.255; Zalo: 0903428599

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE