Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh phụ nữ

Rong kinh, rong huyết theo quan điểm của Y học cổ truyền

10:10 03/10/2021
Y học hiện đại chung chung cho rằng rong kinh, rong huyết có nguyên nhân về rối loạn nội tiết tố hoặc có thể là triệu trứng của một số bệnh phụ nữ nguy hiểm. Vậy quan điểm về rong kinh, rong huyết theo Y học cổ truyền là như thế nào?

1. Rong kinh, rong huyết là gì ?

Rong kinh, rong huyết là tình trạng ra máu kéo dài bất thường trong thời kỳ kinh nguyệt, rong kinh cũng là biểu hiện của tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Rong kinh theo y học cổ truyền được gọi là chứng băng lậu.

Nếu người bị nhiệt, huyết sẽ có sắc đỏ, gọi là dương băng ; người hàn, huyết sắc sẽ có màu nhợt nhạt gọi là âm băng

Điều trị rong kinh, rong huyết tại Thọ Khang Đường

2. Triệu chứng

Không đền kỳ hành kinh mà âm đạo ra máu, ra máu lượng nhiều gọi là băng, ra máu lượng ít lai rai không cầm lại được gọi là lậu. ‘Băng’ kéo dài lâu ngày thì sẽ chuyển thành ‘lậu’, ‘lậu’ lâu ngày thì sẽ chuyển thành ‘băng’, băng và lậu sẽ cùng ảnh hưởng tương hỗ qua lại với nhau. Cả 2 chứng này đều không có hiện tượng đau bụng. Nếu ra máu quá nhiều sẽ xuất hiện chứng mặt trắng bệch, chân tay lạnh, ra mồ hôi không cầm, mạch nhỏ muốn tuyệt.

3. Nguyên nhân của hiện tượng rong kinh, rong huyết.

Y học hiện đại chung chung cho rằng rong kinh, rong huyết có nguyên nhân về rối loạn nội tiết tố hoặc có thể là triệu trứng của một số bệnh phụ nữ nguy hiểm như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, nội mạch tử cung.

Y học cổ truyền thì giải thích rất kỹ lưỡng về chứng rong kinh, rong huyết. Sách ‘Nội kinh’ nói: ‘mạch âm hư mà mạch dương kích động mạnh, hỏa bức bách làm cho huyết chạy xằng gọi là băng. Mạch Nhâm và mạch Xung là bể của kinh tạng phủ, kinh nguyệt đến kỳ là ra, nếu mệt nhọc quá độ khí của 2 mạch Xung, Nhâm bị hư không chế ước được kinh nguyệt, huyết mới tuôn ra gây ra chứng băng.

Y học cổ truyền cho rằng ‘can tàng trữ huyết, tỳ thống quản huyết’, do đó chứng rong kinh, rong huyết đều là do tỳ vị hư tổn không thể cai quản cho huyết vận hành hoặc là do can kinh có hỏa huyết gặp nóng thì chảy xuống, hoạc do can kinh có phong, huyết nhân phong mà động gây ra các chứng rong kinh, rong huyết.

4. Quan điểm điều trị rong kinh, rong huyết theo y lý của Y học cổ truyền

Vương Tiết Trai nói : ‘Trong cơ thể con người thường phần âm không đủ, phần dương có thừa’ tinh huyết thiếu, tướng hỏa ắt vượng mà hỏa vượng thì dương thịnh làm âm càng hao mòn, biểu hiện bệnh : Miệng khô, đắng, rong kinh, rong huyết, xuất huyết, thổ huyết, mụn nhọt, dị ứng, nám da, hay viêm nhiễm, phụ nữ khó có thai, có thai rong huyết khó giữ được bào thai.

Ngũ tạng trong cơ thể người gồm : Tâm, Can (Gan), Tỳ (tiêu hóa), Phế, Thận, mỗi tạng có một chức năng sinh lý riêng, nhưng tồn tại theo theo quy luật tương sinh tương khắc ngũ hành nhằm duy trì hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể. Trong đó tạng Can và Tỳ giữ chức năng tàng trữ, phân phối, điều tiết huyết dịch để nuôi dưỡng, phòng ngừa xuất huyết, rong huyết, rong kinh...trong cơ thể.

 

a- Chức năng sinh lý của Can: «can tàng huyết », can còn gọi là : «kho của huyết » can phân phối, điều tiết lượng huyết các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là điều tiết tuần hoàn ngoại vi. « Can tàng huyết » là thu nhiếp huyết dịch tức là Can có tác dụng làm cho huyết dịch thu nhiếp trong huyết mạch không được chảy tràn ra ngoài mạch, đây chính là nguyên nhân phòng ngừa xuất huyết

Nếu Can hỏa vượng thịnh, gây hiện tượng bức huyết, trên lâm sàng ta thấy hiện tượng Xuất huyết, rong kinh, rong huyết, nôn ra máu, chảy máu cam, phụ nữ có thai ra huyết khó giữ thai. Từ lý luận đó xác định phương pháp điều trị :

* Xác định phương pháp điều trị : Cần mát gan, nhuận gan, chỉ huyết

 - Vị thuốc : Bạch thược, xuyên quy, củ Gai, hoa hòe, A giao...

 - Bài thuốc: Lục vị gia củ gai, hoa hòe, a giao...

b- Chức năng sinh lý của Tỳ:

“Tỳ chủ vận hóa”, “tỳ thống huyết” là chỉ tỳ có tác dụng thống nhiếp, bao bọc huyết vận hành nội mach không cho huyết chảy ra ngoài

Nếu Tỳ hư không thực hiện được chức năng sinh lý của Tỳ là “thống nhiếp huyết” trên lâm sàng thấy hiện tượng: Xuất huyết, rong huyết, rong kinh, dễ sảy thai…

* Xác định phương pháp điều trị: Bổ tỳ nhiếp huyết

   - Vị Thuốc: Bạch Truật, phục linh, củ Gai, A giao…

   - Bài thuốc: Quy tỳ thang gia thêm Ngải cứu, củ gai…

Lương Y Nguyễn Thị Khang trong một lần phát biểu tại hội thảo về bệnh tắc mạch máu tại Hà Nội

Trên thực tế lâm sàng của bệnh nhân mà nhà thuốc Thọ Khang Đường áp dụng pháp điều trị phù hợp, gia giảm các dược liệu phù hợp từng cơ địa của bệnh nhân mắc chứng rong kinh, rong huyết, xuất huyết đến nay đã mang lại hiệu quả điều trị cho rất nhiều bệnh nhân.

Đông Y Thọ Khang Đường hành trình 20 năm đóng góp những điều ý nghĩa cho cuộc sống. 

Lương Y Nguyễn Thị Khang, hotline 0915.913.255/ zalo 0903428599

Địa chỉ nhà thuốc Thọ Khang Đường: Khu phố Thanh Xuân, Phường Phả Lại, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương

 

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE