Bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
VIÊM MŨI DỊ ỨNG, NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Viêm mũi dị ứng đang ngày càng có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong điều kiện môi trường ô nhiễm nặng như hiện nay. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ và khó chữa dứt điểm, hay tái phát nên gây nhiều phiền toái cho những người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị của viêm mũi dị ứng theo y học cổ truyền.
1. Nguyên nhân
Theo Đông y, viêm mũi dị ứng phát sinh do 2 nguyên nhân là nội nhân và ngoại nhân.
-
Nội nhân: Công năng phủ tạng (chủ yếu là phế, tỳ, thận âm) bị rối loạn, chính khí suy yếu.
-
Ngoại nhân: Sự xâm nhập của phong hàn, tà khí, tác nhân dị ứng… vào tỵ khiếu
Hai yếu tố này có thể phối hợp với nhau, khiến phế khí hư nhiệt, sức đề kháng giảm sút và sinh ra bệnh.
2.Triệu chứng
- Viêm mũi dị ứng thể hàn thấp
Biểu hiện: chảy nước mũi trong, hắt hơi nhiều, ngạt mũi, thường xuất hiện hoặc tăng lên khi gặp lạnh.
- Viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn
Biểu hiện: đau đầu, đau cổ gáy, hắt hơi, sổ mũi và ngạt mũi nhiều, bệnh phát về mùa lạnh và gặp lạnh thì các triệu chứng nặng lên
-Viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư
Biểu hiện: mũi khô, ngạt, hắt hơi và chảy nước mũi nhiều, miệng khô, họng khát, người gầy, hay có cảm giác nóng sốt về chiều, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ
-Viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập
Biểu hiện: tắc mũi, hắt hơi, chảy nước mũi nhiều, tinh thần mỏi mệt, chán ăn, dễ đổ mồ hôi.
3. Điều trị
Nguyên tắc để điều trị viêm mũi dị ứng tận gốc, không tái phát đó là phải đồng thời loại bỏ cả ngoại nhân và nội nhân bằng phương pháp:
– Ôn phế cố biểu, kiện tỳ, bổ khí, nạp khí về thận, phục hồi chính khí, tăng sức đề kháng, triệt tiêu mầm bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.
– Khu phong, thông khiếu, trừ đàm, chống dị ứng giúp thông mũi, thông xoang, thông thoáng đường thở, cải thiện các triệu chứng bên ngoài.
Cụ thể, đối với từng thể bệnh lại sẽ có cách điều trị khác nhau:
-
Viêm mũi dị ứng thể hàn thấp
Phép trị: Khu phong trừ hàn, giảm xuất tiết và thông mũi
- Viêm mũi dị ứng thuộc thể phong hàn
Phép trị: Khu phong tán hàn, làm thông mũi
-
Viêm mũi dị ứng thuộc thể âm hư
Phép trị: Dưỡng phế âm, thông mũi
- Viêm mũi dị ứng có thể chất hư nhược khiến cho phong tà xâm nhập
Phép trị: Bổ khí, làm thông thoáng lỗ mũi.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại: https://thokhangduong.vn/tai-bien-mach-mau-nao/tai-bien-mach-mau-nao-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri