Bệnh viêm phần phụ
Sảy thai và xử lý dọa sảy thai theo Đông Y
Y học cổ truyền mô tả sảy thai thuộc phạm vi các chứng sau:
- Động thai.
- Nếu có tiền sử sẩy liên tiếp: gọi là hoạt thai.
- Có thai mà chỉ đau bụng: gọi là tử thông.
- Có thai mà chỉ ra máu: thai lậu.
- Có thai mà nôn nhiều: ác trở.
Hải Thượng Y Tông có chép lại: “Khi có thai, con ở trong bụng mẹ cùng chung nhịp thở, hoàn toàn nhận dinh dưỡng của mẹ”. Vì vậy, khí huyết của người mẹ giúp nuôi dưỡng hình thể, vị của mẹ giúp dưỡng tinh khí. “Khí huyết của mẹ không hay bổ dưỡng, thai tự sảy ví như cây khô thì quả rụng, cành héo thì hoa rơi”. Ý muốn nói, động thai, dọa sảy thai thường do khí huyết của người mẹ không đủ.Ở giai đoạn này, trứng còn sống chưa bị bong khỏi niêm mạc tử cung. Nếu được điều trị sớm thì có khả năng thai được giữ lại.
Theo Y học cổ truyền, muốn an thai trước hết phải bổ thận, dưỡng huyết kết hợp bổ tỳ, điều này sẽ giúp người mẹ đủ khí huyết và tinh khí nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh.
Bài thuốc an thai Thái Sơn Bàn Thạch Thang
Đây là bài thuốc được xây dựng và đúc kết dựa trên bài Bát trân thang - bài thuốc kết hợp giữa Tứ quân thang chuyên bổ khí và Tứ vật thang chuyên bổ huyết. Do đó, Thái Sơn Bàn Thạch Thang có tác dụng bồi bồ khí huyết, ích thận, kiện tỳ rất hiệu quả giúp phòng ngừa sảy thai tốt.
Thành phần bài thuốc gồm : Nhân sâm (hoặc Đẳng sâm) 12g, chích hoàng kỳ 12g, đương quy 12g,tục đoạn 12g, hoàng cầm 12g, bạch thược (sao rượu) 12g, bạch truật (sao) 12g, thục địa 20g, xuyên khung 4g, chích cam thảo 2g, sa nhân 2g.
Lưu ý cho phụ nữ vừa bị sảy thai
Những phụ nữ bị sảy thai nhiều lần sau khi vừa sảy thai thì không nên vội vã có thai ngay. Tốt nhất là để từ 6 tháng đến 1 năm mới có thai lại vì khi vừa sảy thai thì cơ thể người mẹ còn đang yếu, tử cung, buồng trứng còn đang bị thương tổn, nếu có thai ngay rất dễ bị sảy tiếp. Thời gian này, người phụ nữ cần chú ý ăn uống, nghỉ ngơi để bồi bổ sức khỏe, sử dụng thêm các bài thuốc Đông y để tăng cường khí huyết, bổ can thận rồi mới nên có thai lại.