Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh viêm phế quản

8 thói quen giúp phòng ngừa bệnh viêm phế quản mãn tính

10:09 22/09/2017
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng bệnh lý với đặc điểm là người bệnh ho, khạc đờm liên tục hoặc tái phát từng đợt 3 tháng trong 1 năm và ít nhất 2 năm liên tiếp. Để kiểm soát tốt viêm phế quản mãn tính và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra người bệnh nên tập cho mình những thói quen tốt dưới đây.

1. Bỏ hút thuốc lá, thuốc lào

Hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản mãn tính, hơn 80% người mắc viêm phế quản mãn tính có tiền sử hút thuốc. Những cơn ho mãn tính có thể là dấu hiệu cảnh báo về những tổn thương ở phổi. Một khi có những tổn thương ở phổi sẽ không thể hồi phục, nhưng nếu ngừng hút thuốc các triệu chứng bệnh có thể cải thiện đáng kể.

Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao ở những người hút thuốc lá

Nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao ở những người hút thuốc lá

2. Tập thở chúm môi

Thở chúm môi là kỹ thuật bệnh nhân có thể thực hành nếu gặp khó khăn khi thở. Bệnh nhân cần hít vào bằng mũi và mím chặt miệng, thở ra bằng miệng như khi bạn thổi tắt một ngọn nến. Kỹ thuật này giúp không khí đang bị mắc kẹt trong phổi được tống ra ngoài và giúp thông thoáng đường thở.

Các bài tập thở tốt cho hệ hô hấp của bạn

Các bài tập thở tốt cho hệ hô hấp của bạn

3. Sử dụng máy tạo độ ẩm

Thời tiết hanh khô cũng có thể làm bệnh nhân viêm phế quản mạn tính thấy khó thở. Độ ẩm hợp lý rất tốt cho phổi. Nếu không khí trong nhà bị khô, hãy sử dụng máy tạo độ ẩm, nhất là phòng ngủ. Hãy nhớ luôn giữ vệ sinh máy tạo độ ẩm, tránh nấm mốc, độ ẩm thích hợp là 30-50%.

4. Tránh các chất kích thích đường thở

Những người làm việc trong môi trường nhiều khói bụi: mỏ than, nhà máy dệt… có nguy cơ cao phát triển viêm phế quản mãn tính. Các chất kích thích cũng có thể làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Người bệnh nên tránh các nguồn ô nhiễm kể cả các chất tẩy rửa gia dụng, chất khử mùi,…

Phòng bệnh viêm phế quản bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc với người bệnh

Phòng bệnh viêm phế quản bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài và tiếp xúc với người bệnh

5. Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang che mũi và miệng có thể giúp tránh các chất kích thích khiến các triệu chứng viêm phế quản nặng nề hơn.

6. Tập thể dục

Khi bị khó thở, người bệnh có xu hướng tránh tập thể dục vì khiến cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, đây không phải là một lựa chọn sáng. Hầu hết những người viêm phế quản mãn tính nên tập thể dục khoảng 40 phút/lần và 6 lần/tuần. Đi bộ rất tốt cho những người có triệu chứng khó thở.

Đi bộ đều đặn giúp phòng bệnh viêm phế quản mãn tính

Đi bộ đều đặn giúp phòng bệnh viêm phế quản mãn tính

7. Kiểm soát cân nặng

Thừa cân khiến bệnh nhân viêm phế quản mạn tính gặp khó khăn khi tập thể dục  và gây sức ép cho phổi. Tuy nhiên, đối với một số người bệnh, sút cân cũng trở thành vấn đề bởi khi khó thở họ không có cảm giác thèm ăn. Hãy cung cấp đủ nước và dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

8. Nghỉ ngơi, thư giãn

Người bệnh cần duy trì các hoạt động khi mắc viêm phế quản mãn tính. Tuy nhiên, để có thể duy trì các hoạt động thể lực bạn cần cung cấp đủ năng lượng, nghỉ ngơi hợp lý. Viêm phế quản mãn tính là một trong những nguyên nhân gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Những người COPD có thể cần tiêu hao năng lượng để thở gấp 10 lần so với người khỏe mạnh.

Lo âu có thể làm các triệu chứng bệnh nặng nề hơn và có thể gây thở nhanh, nông. Thực hành các kỹ thuật như: yoga, hít thở sâu, thiền định có thể giúp thư giãn và phòng bệnh viêm phế quản mãn tính hiệu quả.

Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới viêm phế quản và bệnh hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE