Bệnh viêm phế quản mạn tính thường ít được biết đến, kể cả người có bệnh. Thời gian ủ bệnh dài và không mấy gây thương tổn khiến bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở mức trầm trọng. Và những hậu quả gây ra lúc này là hết sức nguy hiểm…
Bệnh viêm phế quản mạn tính thường ít được biết đến, kể cả người có bệnh. Thời gian ủ bệnh dài và không mấy gây thương tổn khiến bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở mức trầm trọng. Và những hậu quả gây ra lúc này là hết sức nguy hiểm…
Viêm phế quản mạn tính là gì?
Viêm phế quản mạn tính là thuật ngữ thường sử dụng trong thập kỷ trước, nhằm để chỉ những trường hợp có tình trạng viêm đường hô hấp mạn tính, tuy nhiên, sau khi xuất hiện thuật ngữ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì thuật ngữ viêm phế quản mạn tính ít được dùng hơn, và hiện nay chỉ được dùng hạn chế cho những trường hợp đã loại trừ hết các căn nguyên gây ho kéo dài như: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, viêm phổi kẽ, trào ngược dạ dày, thực quản …
Trẻ bị bệnh viêm phế quản man tính
Phân loại bệnh
- Viêm phế quản mạn tính đơn thuần: chỉ ho và khạc đờm, chưa có rối loạn thông khí phổi, có thể điều trị khỏi
- Viêm phế quản mạn tính tắc nghẽn: triệu chứng chính là khó thở, do tắc nghẽn lan rộng và thường xuyên của phế quản. Còn gọi là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease).
- Viêm phế quản mạn tính nhầy mủ: (Brochit chronic mucopurulence) ho và khạc đờm nhầy từng đợt kịch phát hoặc liên tục.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính và bệnh sinh
- Hút thuốc lá, thuốc lào: 88% số người nghiện hút thuốc bị viêm phế quản mạn tính. Khói thuốc lá làm giảm vận động tế bào có lông của niêm mạc phế quản, ức chế chức năng đại thực bào phế nang, làm phì đại và quá sản các tuyến tiết nhầy, làm bạch cầu đa nhân giải phóng men tiêu Protein. Khói thuốc lá còn làm co thắt cơ trơn phế quản
- Bụi ô nhiễm: SO2, NO2. Bụi công nghiệp, khí hậu ẩm ướt, lạnh.
- Nhiễm khuẩn: vi khuẩn, virut, những ổ viêm nhiễm ở đường hô hấp trên và viêm phế quản cấp là cơ sở thuận lợi cho viêm phế quản mạn tính phát triển.
- Cơ địa và di truyền: dị ứng, người có nhóm máu A dễ bị viêm phế quản mạn tính, Thiếu hụt IgA, hội chứng rối loạn vận động rung mao tiên phát, giảm a1Antitripsin.
- Yếu tố xã hội: cuộc sống nghèo nàn, lạc hậu.
- Cơ chế bệnh sinh chủ yếu do:
+ Biến đổi chất gian bào.
+ Mất cân bằng giữa Protêaza và kháng Proteaza.
+ Mất cân bằng giữa hệ thống chống oxy hoá và chất oxy hoá.
Triệu chứng lâm sàng viêm phế quản mạn tính
Khi một người có các biểu hiện lâm sàng sau đây thì có thể hướng tới viêm phế quản mạn tính:
- Ho kéo dài: thường ho thúng thắng, hoặc thành cơn, biểu hiện bệnh thường nặng lên sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc khi có thay đổi thời tiết, khi trời lạnh, tiếp xúc khói, bụi ..
- Khạc đờm kéo dài, đờm thường có màu trắng, trong những trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn: đờm thường có màu vàng, hoặc màu xanh;
- Ít gặp sốt trong diễn biến thông thường của viêm phế quản mạn tính. Biểu hiện này thường gặp hơn khi bệnh nhân viêm phế quản mạn bị cúm, hoặc có những đợt cấp tính nặng do vi khuẩn.
- Khó thở: cũng là biểu hiện ít gặp trong viêm phế quản mạn. Nếu bệnh nhân có biểu hiện khó thở thì thường cần tìm bằng chứng chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, hoặc bệnh nhân có viêm phế quản mạn, nhưng kèm căn nguyên khác gây khó thở như: suy tim…
- Mệt mỏi: người bệnh thường than phiền mệt mỏi, tuy nhiên, ít khi gặp biểu hiện gầy sút cân. Các biểu hiện bệnh nêu trên thường xuất hiện tái đi, tái lại nhiều lần, việc điều trị mỗi đợt thường kéo dài. Các bác sỹ thường không nghi nhận dấu hiệu bất thường rõ rệt trên khi tiến hành khám bệnh cho những người có viêm phế quản mạn tính.
Tiến triển và biến chứng
- Tiến triển: từ từ nặng dần 5-20 năm, nhiều đợt bùng phát dẫn đến biến chứng khí phế thũng và tâm phế mạn, suy hô hấp.
- Biến chứng:
+ Khí phế thũng trung tâm tiểu thuỳ.
+ Tâm phế mạn, cao áp động mạch phổi.
+ Bội nhiễm: viêm phổi, áp xe phổi, lao phổi...
+ Suy hô hấp: cấp và mạn.
Cách phòng tránh
Để tránh mắc viêm phế quản mạn tính, cần thực hiện các biện pháp sau:
- Không hút thuốc, tránh tiếp xúc khói thuốc, bụi nghề nghiệp;
- Tránh lạnh, ẩm;
- Điều trị sớm và triệt để các đợt nhiễm trùng đường hô hấp;
- Vệ sinh răng, miệng thường xuyên
Hãy chăm sóc sức khoẻ bằng y học cổ truyền.
Địa chỉ liên hệ tư vấn khám điều trị viêm phế quản mạn tính: Lương y Nguyễn Thị Khang, 0915 913 255
Tags: benh viem phe quan man tinh, viem phe quan man tinh