Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh viêm phế quản

Các giai đoạn phát triển của bệnh viêm phế quản

09:09 21/09/2017
Bệnh viêm phế quản là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp nhất. Các giai đoạn của bệnh viêm phế quản và cách phòng ngừa là mối quan tâm của rất nhiều người để điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh viêm phế quản là gì?

Là tình trạng viêm lớp niêm mạc các ống phế quản, ống mang không khí đến và đi từ phổi. Bệnh có 2 loại là cấp tính hoặc mãn tính.

Ở môi trường thông thường, viêm phế quản cấp tính thường phát triển từ nhiễm trùng đường hô hấp do lạnh hay vấn đề khác. Viêm phế quản mãn tính, tình trạng nghiêm trọng hơn, là kích thích thường xuyên hoặc viêm niêm mạc của các ống phế quản, thường là do hút thuốc lá.

Viêm phế quản cấp tính thường được cải thiện trong vài ngày, mặc dù có thể tiếp tục ho tới cả tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến viêm phế quản mãn tính và đòi hỏi chăm sóc y tế. Viêm phế quản mãn tính là một trong những điều kiện đưa đến bệnh phổi tắc nghẽn phổi mãn tính (COPD).

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản có lây nhiễm không?

Khi bị bệnh viêm phế quản cấp, triệu chứng bệnh có thể xuất hiện thật rầm rộ, diễn tiến nhanh chóng sau khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói amoniac, khói acid ở nồng độ cao. Hoặc cũng có thể diễn ra âm thầm nhẹ nhàng hơn với trường hợp sau tiếp xúc với siêu vi. Viêm phế quản cấp thường gặp nhất là do nhiễm siêu vi. Các giai đoạn của viêm phế quản bao gồm:

   + Giai đoạn ủ bệnh: sau khi tiếp xúc với những giọt nước bắn ra từ người bị nhiễm siêu vi hô hấp, bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, trong giai đoạn này, bệnh nhân không có bất cứ một triệu chứng gì.

   + Giai đoạn viêm long hô hấp trên: người bệnh có các biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp trên như sổ mũi, hắt hơi, đau họng; có triệu chứng toàn thân như sốt nhẹ, đau nhức cơ, khớp, mệt mỏi. Vào giai đoạn này bệnh nhân sẽ thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều siêu vi và vì thế có thể làm cho người khác bị lây nếu có tiếp xúc lân cận.

   + Giai đoạn viêm phế quản cấp: bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ho, ban đầu là ho khan sau đó là ho có đờm, đờm có thể màu trắng hoặc đục, màu vàng, xanh, nhiều trường hợp có thể ho ra máu do ho quá nhiều, người bệnh sẽ thấy đau rát sau xương ức đặc biệt tăng lên mỗi khi ho.

   + Giai đoạn phục hồi: các triệu chứng hô hấp và triệu chứng toàn thân thuyên giảm dần và phục hồi trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày trong hầu hết các trường hợp.

Bệnh viêm phế quản cấp tính là những cơn ho lâu ngày, dai dẳng, rất khó chịu

Bệnh viêm phế quản cấp tính là những cơn ho lâu ngày, dai dẳng, rất khó chịu

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phế quản

Như vậy bệnh viêm phế quản có thể lây nhiễm nếu như bạn có tiếp xúc lân cận với người bệnh trong giai đoạn viêm long hô hấp trên do lây siêu vi từ người bệnh. Vậy làm thế nào để phòng bệnh viêm phế quản hiệu quả?

   – Tránh tiếp xúc với những người đang mang mầm bệnh hoặc bị cảm lạnh nhằm tránh bị lây virus có thể dẫn tới viêm phế quản. Tránh ở những nơi ở đông người đặc biệt là trong mùa cúm.

   – Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá vì khói thuốc lá có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm viêm phế quản mãn tính và bệnh khí phế thũng.

   – Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm. Có nhiều trường hợp mắc bệnh viêm phế quản cấp do bị cúm. Vì thế, thuốc ngừa chủng cúm hàng năm có thể giúp bạn tránh không bị cúm từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.

   – Hãy tham khảo bác sĩ về mũi tiêm phòng bệnh viêm phổi. Với người cao tuổi trên 60 tuổi hoặc người bị mắc các bệnh như bệnh tim, tiểu đường, bệnh khí phế thũng cần xem xét tới việc tiêm phòng bệnh viêm phổi

   – Chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài. Việc đeo khẩu trang giúp bạn giảm nguy cơ nhiễm virus khi ở gần những người khác, những người bị bị ho, hắt hơi

   – Thường xuyên rửa tay sạch với nước rửa tay để giảm cơ bị nhiễm siêu vi. Tập cho mình thói quen rửa tay thường xuyên với nước rửa tay và không chạm vào bên trong mũi hay chà mắt cũng là biện pháp phòng tránh viêm phế quản hiệu quả.

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE