Bệnh viêm phế quản
Cách chữa dứt điểm bệnh viêm phế quản cấp và mãn tính không cần kháng sinh
Tìm hiểu bệnh viêm phế quản
Hầu hết viêm phế quản cấp tính là do virus, vi khuẩn tấn công vào lớp niêm mạc của phế quản. Các triệu chứng như sưng, tiết dịch là hậu quả của những phản ứng của cơ thể để chống lại sự nhiễm khuẩn.
Hầu hết các trường hợp bệnh viêm phế quản cấp tính đều có thể tự khỏi trong một vài ngày hoặc vài tuần. Nhiều người sẽ tìm đến hiệu thuốc, tự ý kê đơn mua vài viên kháng sinh về uống tuy nhiên hầu hết các trường hợp viêm phế quản đều có nguyên nhân từ virus mà ra vì vậy các loại kháng sinh không có vai trò điều trị ở đây. Mọi người tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có được hướng dẫn cụ thể, chi tiết nhất. Điều trị bệnh sớm, kết quả mang lại sẽ khả quan hơn.
Bài thuốc điều trị dứt điểm bệnh viêm phế quản
Theo đông y, viêm phế quản do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt mà ra vì vậy các tạng phế, tỳ, thận bị giảm sút. Muốn chữa bệnh cần đi từ gốc đến ngọn, phục hồi chức năng tỳ phế nhằm mang lại kết quả lâu dài.
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị: 500g giấm ăn, 200g đường đỏ, 500g tỏi
Cách làm: tỏi bóc bỏ vỏ, giã nát sau đó cho vào lọ thủy tinh, đổ thêm đường đỏ và giấm ăn rồi đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, ngâm trong khoảng 15 ngày là được. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần ăn một nhánh tỏi ngâm.
Công dụng: tỏi là phương thuốc cực kỳ tuyệt vời cho người bệnh viêm phế quản. Nó được biết đến là một loại kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng virus, trị ho có đờm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần kiên trì áp dụng mỗi ngày ắt sẽ thấy hiệu quả mang lại.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị: gừng tươi 500g, mật ong 200g
Cách làm: gừng rửa sạch, nghiền nhỏ, rồi lọc lấy nước cốt. Cho phần nước cốt vào nồi, thêm mật ong khuấy đều rồi đun nhỏ lửa đến khi cô lại thành cao đặc, cuối cùng cho vào lọ đậy kín. Mỗi lần dùng thì hòa 1 chút gừng cô đặc với cốc nước sôi, uống ngày 2 lần.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản hiệu quả
Giữ gìn, bảo vệ cổ họng, đường thở bằng cách tránh xa những khu vực ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại.
Giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết lạnh giá
Hạn chế đến tối đa việc sử dụng thuốc lá
Những người bị dị ứng hóa chất, dị ứng phấn hoa hay dị ứng động vật có nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp cao hơn người khác vì vậy hãy tránh xa các tác nhân gây dị ứng
Khi có dấu hiệu bệnh cần tìm biện pháp điều trị ngay tức khắc nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng, sức khỏe toàn diện từ đó ngăn ngừa bệnh tật
Chú ý chế độ ăn uống hàng ngày, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây