Bệnh viêm phế quản
Dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản cấp là tình trạng niêm mạc của phế quản bị viêm ở mức độ ban đầu khi tiếp xúc với các tác nhân độc hại bên ngoài như:
+ Tác nhân vi sinh: vi khuẩn, siêu vi
+ Tác nhân lý hóa: không khí lạnh, chất kích ứng ở dạng khí: hơi acid, hơi amoniac, chất có mùi nồng hắc trong nông – công nghiệp, khói thuốc lá, khói xe.
+ Trong số những tác nhân trên thì siêu vi là tác nhân chiếm vị trí hàng đầu ví dụ như siêu vi cúm, siêu vi hô hấp hợp bào, siêu vi á cúm, rhinovius…
Các nguyên nhân gây viêm phế quản cấp
Trong niêm mạc của phế quản có chứa các tế bào tiết ra dịch nhầy cùng với những tế bào có lông chuyển, có nhiệm vụ đẩy các bụi hay chất độc hại ra ngoài. Khi niêm mạc phế quản bị viêm cấp tính làm các tế bào này mất chức năng tạm thời hay thậm chí là chết đi gây nên các triệu chứng viêm phế quản.
Nhận biết bệnh viêm phế quản cấp qua các triệu chứng thường gặp
Tùy theo những tác nhân gây bệnh khác nhau mà triệu chứng và diễn biến của bệnh sẽ có những thay đổi.
– Triệu chứng của viêm phế quản cấp có thể xuất hiện một cách rõ ràng, diễn biến nhanh chóng khi vừa tiếp xúc với tác nhân gây bệnh.
– Triệu chứng của bệnh cũng có thể diễn ra âm thầm khi tiếp xúc với siêu vi.
Nguy hiểm với các triệu chứng bệnh viêm phế quản cấp tính
Bệnh viêm phế quản cấp sau nhiễm siêu vi thường diễn ra qua các giai đoạn sau.
– Giai đoạn ủ bệnh: người bị tiếp xúc với các giọt nước bắn ra từ bệnh nhân nhiễm siêu vi hô hấp sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-3 ngày, giai đoạn này ở người bệnh sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì.
– Giai đoạn viêm long hô hấp trên: các triệu chứng xuất hiện ở giai đoạn này đó là sổ mũi, hắt hơi, đau họng, sốt nhẹ, đau nhức cơ, khớp, cơ thể mệt mỏi. Người bệnh trong giai đoạn này sẽ thải ra rất nhiều siêu vi ra môi trường bên ngoài và rất có thể làm người khác bị lây nếu tiếp xúc lân cận.
– Giai đoạn viêm phế quản cấp: người bệnh có các biểu hiện như ho, lúc đầu là ho khan sau đó là ho có đờm, (hoặc đờm có màu đục, vàng hoặc xanh). Bệnh nhân có thể sẽ thấy đau rát vùng sau xương ức nhất là khi ho mạnh.
– Giai đoạn phục hồi: sau 7 đến 10 ngày đa số các trường hợp người bệnh sẽ thuyên giảm các triệu chứng hô hấp, triệu chứng toàn thân và phục hồi hẳn. Một số ít trường hợp có thể bội nhiễm vi khuẩn, gây viêm phế quản cấp do vi khuẩn thậm chí nguy hiểm hơn là viêm phổi do vi khuẩn.
Dự phòng tránh viêm phế quản cấp
Dù bệnh nhân đang mắc bệnh ở giai đoạn nào thì việc điều trị viêm phế quản dứt điểm là điều cần thiết và phải thực hiện ngay nếu không muốn bệnh có những tiến triển nặng hơn hoặc những biến chứng có thể xảy ra.
– Dự phòng căn nguyên, loại trừ các yếu tố gây bệnh (dự phòng cơ bản)
– Dự phòng “chậm trễ”: phát hiện kịp thời, điều trị đúng lúc
+ Đảm bảo chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên.
+ Giữ vệ sinh, rửa tay thường xuyên để tiêu diệt virus
+ Giữ gìn nơi ở thông thoáng, tránh khói bụi.
+ Không hút thuốc lá, thuốc lào.
+ Điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn tai – mũi – họng.