Bệnh viêm phế quản
Dấu hiệu ho có đờm lâu ngày có phải triệu chứng bệnh viêm phế quản?
Khi người bệnh hiểu được nguyên nhân gây ho có đờm lâu ngày là bệnh gì sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tối ưu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để làm được điều đó, bạn cần có kiến thức cơ bản về những loại bệnh có thể gặp khi bị ho đờm kéo dài không khỏi.
Bệnh viêm phế quản cấp tính giai đoạn cuối
Ở giai đoạn đầu, viêm phế quản cấp có biểu hiện ho khan nhưng khi bệnh tăng nặng sẽ gây ho có đờm màu vàng hoặc xanh. Đây là giai đoạn bệnh viêm phế quản cấp có thể dẫn tới viêm phế quản mãn tính nếu không được điều trị dứt điểm.
Viêm phế quản mãn tính
Bệnh viêm phế quản mạn được đặc trưng bởi sự tạo lập đờm nhớt nhiều trong phế quản. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là ho khạc đờm kéo dài tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm hoặc hai lần liên tiếp trong năm. Ngoài ra, đờm thường khạc nhiều vào buổi sáng với lượng ít với màu sắc có thể trắng đục, vàng hoặc xanh. Đây là loại bệnh chưa thể chữa khỏi hoàn toàn và dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính là do sự xâm nhập của vi khuẩn và sự suy giảm khả năng đề kháng của cơ thể. Khói thuốc lá và không khí ô nhiễm cũng làm lượng bệnh nhân tăng lên và bệnh nặng hơn. Khi bị viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân thường có các triệu chứng: ho xảy ra nhiều trong năm, từng đợt, dễ xuất hiện khi trời lạnh hoặc thay đổi thời tiết, có thể ho khan nhưng thường ho có đờm màu trắng và có bọt. Khi ho lâu ngày, đờm đặc hơn, màu vàng và có mủ, khối lượng đờm hằng ngày ít nhất 5-10ml, về sau tăng nhiều hơn. Khi tiến triển lâu ngày, thêm biến chứng giãn phế quản hoặc áp-xe hoá, khối lượng đờm có thể hàng chén. Khó thở là một triệu chứng quan trọng, xảy ra ở giai đoạn muộn hơn. Lúc đầu chỉ là cảm giác “trống hơi” nặng nề như bị đè nén trong ngực, dần dần bệnh nhân cảm thấy thiếu không khí thực sự...
Giãn phế quản
Ngoài ra, nếu gặp triệu chứng ho co dom lâu ngày, bạn nên chú ý tới bệnh giãn phế quản. Hiện tượng giãn phế quản thường kèm bội nhiễm và khạc đờm nhiều vào buổi sáng. Đờm có dạng mủ, nước sền sệt. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy lắng đờm có 3 lớp: lớp trên cùng là khối mủ sủi bọt; giữa là lớp sền sệt; lớp cuối cùng là bã mủ đục và chất hoại tử.
Phương pháp phòng và điều trị ho lâu ngày hiệu quả
Ho dai dẳng, ho thành từng cơn, ho rát cả họng, khổ sở vì ho – là triệu chứng rất dễ gặp trong điều kiện môi trường sống có nhiều ô nhiễm, thời tiết ẩm ướt, thay đổi trạng thái từ lạnh sang nóng đột ngột... Do đó, điều quan trọng nhất là phải phòng bệnh, nhất là vào ngày lạnh.
- Người bệnh cần luyện tập thể dục thể thao phù hợp, ăn uống hợp lý, vệ sinh răng miệng, rèn luyện tính thích nghi với thời tiết, khí hậu, tạo môi trường sống trong sạch đó mới có hiệu quả thiết thực, lâu dài cho sức khỏe.
- Bệnh nhân ho nên uống nhiều nước mỗi ngày, tránh ở môi trường khô và lạnh (nhất là điều hòa)
- Tránh các yếu tố gây kích thích như khói thuốc, khói than, bụi, mùi khí lạ, phấn hoa, lông súc vật.
- Không ăn uống đồ quá nóng gây kích thích vòm họng, giữ ấm cổ, ngực.
- Người bị ho cấp, ho từng cơn và ho khan thể nhẹ có thể áp dụng các liệu pháp dân gian như: có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm để uống giúp trị ho, viêm họng. Cách khác là có thể dùng quất và mật ong hấp lên để ngậm giúp trị ho mà không cần dùng thuốc.
Về nguyên tắc, điều trị viêm phế quản mạn tính gồm 3 nội dung chính: chống nhiễm khuẩn mới (bội nhiễm); phục hồi lưu thông không khí; chống nguy cơ suy hô hấp. Bệnh sẽ khó khỏi hoàn toàn vì thời tiết bất ổn định, môi trường ô nhiễm...
Với tinh thần kế thừa và phát triển các bài thuốc nam gia truyền, Đông y Thọ Khang Đường đã chữa khỏi thành công cho hàng trăm bệnh nhân mắc các bệnh liên quan tới viêm phế quản và bệnh hô hấp. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình đang mắc phải chứng bệnh trên thì hãy gọi tới số 0915 913 255 để được khám và tư vấn điều trị.