Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ em - Ba mẹ phải biết những điều này để không phải hối hận!

13:08 08/08/2017
Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào đặc biệt là trẻ ở thành thị cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn. Hiểu biết một số nguyên nhân và cách đề phòng viêm phế quản ở trẻ em sẽ làm giảm thiểu căn bệnh , đề phòng biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em có thể được điều trị dứt điểm bằng Đông Y.

Viêm phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ em, bất kể lứa tuổi nào và thời tiết nào đặc biệt là trẻ ở thành thị cũng như ở các nơi tập trung dân cư đông đúc thì tỉ lệ bệnh còn cao hơn. Hiểu biết một số nguyên nhân và cách đề phòng viêm phế quản ở trẻ em sẽ làm giảm thiểu căn bệnh , đề phòng biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Thông thường, trẻ em dưới 1 tuổi có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản cao nhất. Đặc biệt với những trẻ đang bị một số bệnh nhiễm khuẩn như ho gà, sởi, cúm… thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Bệnh cũng thường xảy ra ở những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, đẻ non và thường dễ dấn đến viêm phổi. Đây là bệnh trẻ có tỷ lệ tử vong rất cao, đứng thứ hai chỉ sau bệnh tiêu chảy.

Ban đầu nguyên nhân gây bệnh thường là do virus, gây bội nhiễm vi khuẩn. Các vi khuẩn thường gặp như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, nhất là phế cầu khuẩn H. Influenzae.

Những vi khuẩn này thường cư ngụ ở mũi và họng của trẻ, khi sức đề kháng của trẻ bị giảm sút tạo cơ hội cho chúng hoạt động mạnh, tăng độc tính, gây bệnh cho trẻ. Thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng sang lạnh, môi trường sống không đảm bảo là những yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển.

Giai đoạn đầu, nguyên nhân chính thường do virus gây ra. Hay gặp ở trẻ bị ho, sổ mũi, cúm, cảm lạnh, viêm hô hấp hay viêm xoang. Nếu trẻ không được điều trị, cộng thêm với sức để kháng yếu, virus có thể tấn công hai cuống phổi, khiến khí quản bị sưng đỏ, phổi có nhiều dịch nhầy khiến trẻ ho nhiều, hơi thở mệt mỏi do bị viêm đường thở.

Trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài

Trẻ bị ho, sổ mũi kéo dài

Nếu trẻ bị những biểu hiện ở trên, kết hợp với sốt hay ho kéo dài từ 2-3 tuần, trẻ có thể bị mắc viêm phế quản. Càng lâu trẻ càng bị ho nhiều hơn, đau rát cổ họng, đờm đục, có màu xanh hoặc vàng. Ngoài sốt trẻ có thể có một số biểu hiện khác như chán ăn, nôn, mệt mỏi, đau ngực.

Bệnh viêm phế quản cũng dễ dàng thấy ở những trẻ bị táo bón trào ngược dạ dày, làm ảnh hướng đến hệ hô hấp dẫn đến mắc bệnh.

Nguyên nhân khác cũng có thể dẫn tới bệnh viêm phế quản ở trẻ là do hít phải khói thuốc lá hay bụi bẩn. Đa phần những trẻ em sống trong môi trường bị ảnh hưởng của khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phế quản mãn tính.

Các b​iến chứng                            

Mặc dù viêm phế quản thường không phải là mối lo lớn, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm phổi ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh viêm phế quản hay còn gọi với cái tên dân gian là sưng cuống phổi, bệnh chưa xâm nhập vào nhu mô phổi, nhưng khi bị viêm cuống phổi sẽ kích thích triệu chứng ho nhiều và nếu như không điều trị có thể dẫn đến viêm phổi.

Lặp đi lặp lại những cơn viêm phế quản nghiêm trọng, có thể là tín hiệu dẫn đến bệnh viêm phế quản mãn tính, hen, các rối loạn phổi. Ngoài ra, nếu có viêm phế quản mãn tính và tiếp tục bị ảnh hưởng của khói thuốc lá, nguy cơ ung thư phổi tăng vượt ra ngoài bình thường.

Đặc trưng của viêm phế quản là do một loại virut gây ra nên việc dùng kháng sinh đồng nghĩa với việc không đem lại hiệu quả gì cho việc điều trị.

Biện pháp phòng ngừa

Lưu ý khi điều trị bệnh viêm phế quản chúng ta phải luôn giữ ấm cho trẻ, làm sạch đường phế quản, tống đờm ra ngoài để trẻ thở dễ dàng hơn. Phụ huynh không được lạm dụng kháng sinh và tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc khi thấy trẻ bị họ mà không biết rõ nguyên nhân. Khi trẻ ho cố gắng lấy hết đờm ra ngoài, điều này sẽ rất hữu ích giúp trẻ mau khỏi bệnh hơn

Chỉ cho trẻ uống thuốc khi có sự chỉ dẫn của các Lương Y

Chỉ cho trẻ uống thuốc khi có sự chỉ dẫn của các Lương Y

Hàng ngày cố gắng cho trẻ uống nhiều nước, giúp thông sung huyết. Luôn vệ sinh môi trường, nhà ở thoáng mát, sạch sẽ, tạo không khí trong lành, không bụi bặm, và khói thuốc lá ở nơi bé sinh sống. Khi trẻ sốt nhẹ, trẻ dễ bị mất nước, hãy cố gắng giúp cho trẻ uống nhiều nước hơn, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, dễ thấm mồ hôi sẽ giúp trẻ mau chóng khỏi bệnh.

Bệnh thường rất nặng và nguy hiểm với những trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc trẻ bị đẻ non, do các biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, rất khó phát hiện. Vì vậy, nếu thấy trẻ bú kém, hoặc bỏ bú, hay nôn trớ, tiêu chảy, thở khó, phải cho trẻ đi khám ngay. Nếu như bệnh được phát hiện sớm và kịp thời điều trị trẻ sẽ cắt sốt, hết khó thở, tím tái… và khỏi bệnh.

Khi trẻ bị bệnh, hãy cho trẻ ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, nước cháo, súp, nếu trẻ ăn tốt thì đó là tín hiệu trẻ đang dần hồi phục. Khi trẻ bình phục, chúng ta vẫn cần phải theo dõi, và chăm sóc trẻ một cách chu đáo. Tuy nhiên nếu trẻ không khỏi, hoặc trẻ bị viêm họng, viêm amidan, viêm mũi… cần phải kịp thời điều trị.           

Đông y điều trị hiệu quả v​à phòng tái phát bệnh viêm phế quản

Đông y trị dứt điểm, an toàn bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Đông y trị dứt điểm, an toàn bệnh viêm phế quản ở trẻ em

- Không ít số người có suy nghĩ đã viêm thì phải dùng kháng sinh mới nhanh khỏi, việc thường xuyên lạm dụng kháng sinh  đã làm cho cơ thể kháng thuốc, ảnh hưởng đến sự miễn dịch của trẻ nhỏ, bệnh càng nặng hơn. Theo quan điểm của Đông y không có một loại thuốc kháng sinh nào tốt và hiệu quả lâu bền bằng sức đề kháng của chính cơ thể mình.

- Vì chưa hiểu lý luận của Đông y, chưa thấy hết cái hay cái kỳ diệu của Đông y cho nên khi trẻ nhỏ bị bệnh viêm phế quản ...và khi mắc các bệnh khác, các bậc phụ huynh chỉ biết sử dụng thuốc kháng sinh cho con mình, mà chưa biết đến sử dụng Đông y để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em và làm tăng khả năng chống đỡ bệnh tật.

- Theo lý luận của y học cổ truyền: “Bệnh tật phát sinh là do cơ thể mất sự thăng bằng âm dương, biểu hiện ở sự thiên thắng và thiên suy”. Cơ thể khoẻ mạnh là cơ thể được cân bằng âm dương.

- Khác với cách điều trị Tây Y, điều trị viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản... bằng y học cổ truyền: Là điều hoà lại sự mất cân bằng âm dương và làm tăng khả năng chống đỡ bệnh tật của cơ thể trẻ nhỏ. Cơ thể của các cháu sẽ thích nghi được với mọi biến đổi thời tiết, khí hậu và các tác nhân gây bệnh khác. Đó là lý luận, là nguyên tắc và cách điều trị bệnh của y học cổ truyền.

- Hiệu quả điều trị bệnh của những phương thuốc này, đến nay đã được giới y học hiện đại thừa nhận rộng rãi.  

Điều trị viêm phế quản ở trẻ em bằng y học cổ truyền đã được nhiều ba mẹ lựa chọn. Với mỗi trẻ nhỏ thì bệnh viêm phế quản có những nguyên nhân khác nhau, cách điều trị khác nhau, vì thế các cháu cần phải được thầy thuốc Đông y chuẩn đoán và kê đơn thuốc cho phù hợp.

Thọ Khang Đường là một trong những nhà thuốc Đông y uy tín nhất đã chữa khỏi được cho rất nhiều các trẻ bị mắc bệnh Viêm Phế Quản.

Lương y Nguyễn Thị Khang được thừa hưởng những kinh nghiệm và bài thuốc quý giá nhất của một dòng họ có truyền thống lâu đời làm nghề Đông y. Tốt nghiệp HỌC VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN Việt Nam, bằng cái tâm “Lương Y như từ mẫu” suốt hàng chục năm qua, bà đã giúp đỡ điều trị khỏi cho rất nhiều các cháu bị Viêm Phế Quản. Chi phí điều trị lại hợp lý và tiết kiệm cho gia đình các cháu.

Quý vị có thể hoàn toàn yên tâm về quy trình khám chữa bệnh và phương pháp điều trị của nhà thuốc. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ làm hết sức mình để giúp các cháu theo đúng lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc.

Đông y Thọ Khang Đường
Địa chỉ: Phả Lại – Chí Linh – Hải Dương.
Tel: 0320 388 1075
Hotline: 0915 913 255.

                                                                                       Chúc quý vị luôn mạnh khỏe và nhiều hạnh phúc trong cuộc sống.!

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE