Bệnh xương khớp
Điều trị gout theo y học cổ truyền
ĐIỀU TRỊ GOUT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.
Hình ảnh bệnh nhân bị gout
Đông y gọi gout là bệnh thống phong, xếp vào phạm trù chứng tý thể hàn tý, thấp tý, hàn thấp tý và chứng lịch tiết phong.
Nguyên nhân do 3 thứ tà khí Phong, Hàn, Thấp tích tụ lâu ngày trong cơ thể, mà cơ thể lại có Can Thận bất túc: Can hư không nuôi dưỡng được Cân mạch, Thận hư không làm chủ được cốt tủy. Hư nhiệt kết hợp với khí huyết ứ trệ do tà khí tích tụ gây bế tắc làm cho khớp xương sưng nóng đau không co duỗi, vận động được. Đau càng dữ dội về đêm, trời lạnh đau tăng, chườm nóng đỡ đau. Nếu bệnh tiến triển nhanh và mạnh hơn thì gọi là Bạch hổ lịch tiết.
Trên lâm sàng chia Gout thành hai loại:
-
Gout nguyên phát
-
Gout thứ phát
Người ta chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra gout nguyên phát, thống kê cho thấy có đến 95% gặp ở nam giới. Trong khi đó, gout thứ phát lại thường gặp ở phụ nữ.
ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ GOUT THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Y học cổ truyền điều trị hiệu quả gout
Khác với tây y chủ yếu điều trị triệu chứng, y học cổ truyền cho rằng muốn chữa bệnh phải tìm được gốc của bệnh, phải dựa vào ngọn, gốc, hoãn, cấp mà chữa trị. Cấp thì trị ngọn, hoãn thì trị gốc, không hoãn không cấp thì chữa cả tiêu lẫn bản. Chữa bệnh phải có bổ có tả, phải có đóng có mở, phải tùy từng giai đoạn và chẩn trị.
Do đó, phép chữa chung mà y học cổ truyền áp dụng để trị gout là tán hàn, khu phong, trừ thấp và hành khí hoạt huyết. Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp bệnh nhân trên thực tế với các thể bệnh khác kèm theo gout như Thận âm hư, Can âm hoặc Can huyết hư, Tỳ thận dương hư mà dùng bài thuốc thích hợp.