Bệnh xương khớp
Hoại tử chỏm xương đùi - Phát hiện sớm để tránh nguy cơ tháo khớp
Bỗng dưng thấy đau vùng hông, lan xuống bẹn sau một đêm ngủ dậy
Anh T (40 tuổi), trú tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa cho biết anh cảm thấy đau âm ỉ vùng hông, lan xuống bẹn chỉ sau một đêm. Đặc biệt, khi anh xoay người hay vận động cơn đau càng thấy rõ. Khai thác tiền sử bệnh nhân cho biết hay uống rượu bia và làm công việc phải đứng trong nhiều giờ liên tục.
Hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn sớm thường khó phát hiện triệu chứng
Các chuyên gia cho rằng, hoại tử xương đùi hay hoại tử xương nói chung bắt đầu xảy ra khi vì một nguyên nhân nào đó khiến cho máu đến nuôi dưỡng xương không đủ, hay gặp trong các trường hợp tắc nghẽn mạch máu, viêm tắc tĩnh mạch huyết khối. Sau quá trình tổn thương mạch máu, các quá trình sửa chữa cố gắng loại bỏ xương hoại tử và tủy và thay thế bằng các mô có thể sống được. Tuy nhiên, ở khoảng 80% bệnh nhân, sự phá hủy do mạch máu tắc nghẽn vượt quá nỗ lực sửa chữa, làm sập chỏm xương đùi gây thoái hóa hoàn toàn khớp háng.
Bệnh hoại tử chỏm xương đùi thường gặp nhất ở độ tuổi trung niên, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới. Bệnh diễn tiến rất âm thầm, khi đến khám phần lớn bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng.
Các triệu chứng ban đầu của hoại tử chỏm xương đùi thường khó phát hiện và dễ gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, nên nghi ngờ ở bệnh nhân với những triệu chứng sau đây:
- Gãy xương liên quan tới tăng tỷ lệ mắc hoại tử, đặc biệt nếu vẫn đau hoặc nặng lên.
- Đau dai dẳng tại khớp háng, gối. Nếu có các yếu tố nguy cơ đối với hoại tử xương như những người làm công việc đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, người lạm dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, sử dụng corticoid liều cao, người mắc bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp,..
Hình ảnh xương bệnh nhân bị hoại tử
Điều trị hoại tử chỏm xương đùi như thế nào ?
Y học hiện đại chưa có phác đồ điều trị khỏi dứt điểm hoại tử chỏm xương đùi. Phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm thuốc (ví dụ, bisphosphonates) và các phương thức vật lý (ví dụ, trường điện từ và sóng âm). Ngoài ra bệnh nhân sẽ ở giai đoạn nặng thường được chỉ định tháo khớp và thay bằng khớp nhân tạo. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc Tây một thời gian dài thường kéo theo nhiều tác dụng phụ như loét dạ dày, buồn nôn, chướng bụng. Do đó, hiện nay trên lâm sàng việc điều trị bằng Y học cổ truyền đang được nhiều thầy thuốc ứng dụng vì hiệu quả, an toàn và không gây tác dụng phụ.
Xuất phát từ gốc rễ, nguyên nhân gây bệnh là do thiếu máu đến nuôi dưỡng xương. Y học cổ truyền trị bệnh bằng cách tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường máu đến gân cốt, cơ nhục kết hợp với nâng cao chính khí (sức đề kháng của cơ thể).
Các bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này đều đáp ứng tốt. Bệnh nhân thấy dễ chịu, không còn đau mỏi và thoát khỏi nguy cơ tháo khớp nhờ tuân thủ nguyên tắc điều trị của Y học cổ truyền.
Để được tư vấn chữa hoại tử chỏm xương đùi tận gốc, bệnh nhân vui lòng để lại thông tin bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp hotline 0915.913.255; ZALO: 0903 428.599