Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Sắc thuốc đúng cách

Kỹ thuật sắc thuốc thang

15:09 15/09/2016

KỸ THUẬT SẮC THUỐC

 

Sắc thuốc có nghĩa là dùng một chất lỏng (nước, rượu…) đổ ngập dược liệu, đun sôi lên, chắt lấy nước để uống. Đông y gọi là thuốc thang.

Thuốc thanh được dùng rộng rãi nhất vì hấp thụ nhanh, công hiệu cũng nhanh, mọi tật bệnh đều có thể dùng thuốc thang, nhất là bệnh mới cảm hoặc cấp tính.

Thuốc thang thường uống làm 2 – 3 lần trong ngày trưa, chiều và tối.

Y Doãn (thế kỷ XVII  TCN) là người đầu tiên là người đầu tiên dùng phương pháp sắc thuốc lấy nước uống để trị bệnh.

 

  1. Dụng cụ sắc và nước để sắc

Dùng siêu bằng đất là tốt nhất, những ngày nay có thể dùng ấm men hay nhôm, không được dùng đồ sắt, gang vì có nhiều dược liệu kỵ  gang sắt chất chát, a xít… siêu ấm dùng không nên nhỏ quá phải chứa được 1 lít rưỡu  nước.

Một cái rây nhỏ, đường kính 8 – 10cm để lọc nước thuốc.

Nước dùng phải là nước trong, sạch (nước mưa, nước máy, nước giếng) không dùng nước ao tù.

Sắc thuốc đun bằng củi, than củi là tốt nhất, nếu sắc nhiều phải xây lò đốt bằng than quả bàng, để siêu trên một tấm gang, lót cát..

 

  1. Kỹ thuật sắc thuốc

Kỹ thuật sắc thuốc đối với công hiệu của thuốc rất quan trọng. Lý Thời Trân viết: Uống thuốc thang, dẫu phẩm chất thuốc tốt và bào chế đúng phép nhưng sắc lỗ mãng, vội vàng đun lửa không đúng mức thì thuốc cũng không công hiệu.

Sắc thuốc có một quy tắc nhất định cần phải tuân theo, nhất là về mức độ lửa, nước và thời gian: tóm lại như sau:

Có hai loại thuốc sắc: thuốc phát tán và thuốc bổ.

 

  1. Sắc thuốc phát tán:

Loại thuốc này phần nhiều lấy khí, cho nên dùng lửa to (ưu hỏa) sắc nhanh, đổ ít nước (vừa đủ ngập dược liệu) sắc một lần, đun sôi độ nửa giờ.

 

  1. Sắc thuốc bổ:

Loại thuốc này cần lấy vị, cho nên phải dùng lửa nhỏ (văn hỏa), sắc chậm để chất thuốc đủ thì giờ thoát ra, đổ nhiều nước (ngập thuốc trên 2 đốt ngón tay), độ 3 bát nước 750ml đun âm ỉ trong hai giờ. Sắc 2 lần, cô lại 2 nước cho đến khi còn 1 bát độ 250ml.

Các loạt thuốc thơm cần lấy khí vị cho nên sắc thuốc gần được mới bỏ vào sau ( Bạc hà, Tử tô, Kinh giới, Quế chi)

Các loại Kim thạch (Thạch cao, Đại giả thạch, Thạch quyết minh) tinh thuốc khó ra, cần phải giã nát rồi mới sắc.

Thuốc thang có Agiao, Xuyên bốn mẫu, Xuyên tâm thất (tán bột) thì khi sắc được rồi mới cho vào đánh tan ra rồi mới uống, có hai loạiQuế, Trầm, bắc Mộc hương mài với nước thuốc rồi uống (xung phục).

Ma hoàng thì phải sắc trước, bỏ bọt sau mới cho thuốc khác vào để sắc (ma hoàng thang).

 

Ghi chú: Đối với thang thuốc trẻ em, dùng siêu bé hơn, số lương nước thuốc lấy độ ½ hay 1/3  của người lớn.

Đối với thuốc Nam có nhiều lá và cành nhỏ chỉ cần sắc một nước trong 1 – 2 giờ lọc rồi cô lại nhưng với rễ cứng, cành to thì vẫn nên sắc 2 lần.

Nếu tổ chức giã dập vụn được thuốc phiến rồi ngâm ½ giờ mới sắc thì thời gian sắc chỉ bằng ½ thời gian sắc theo cổ điển, mà phẩn chất lại được tốt hơn.

 

  1. Trách nhiệm chung trong vấn đề sắc thuốc.

Để thực hiện đúng quy tắc sắc thuốc nói trên, để thuốc sắc có công hiệu thì:

a) Người kê đơn phải ghi chú rõ ràng trong đơn thuốc, thuốc phát biểu hay thuốc bổ, các vị cần sắc trước hay sắc sau.

b) Người bốc thuốc phải gói riêng những vị kê trong đơn thuốc theo lời dặn của người kê đơn, để người sắc thuốc không lầm lẫn, và ghi ngoài thang thuốc đây là loại thuốc gì.

c) Người sắc thuốc phải được học tập tác dụng của thốc thanh và quy tắc sắc thuốc để thấy tầm quan trọng của việc sắc thuốc mà tuyệt đối tuân theo kỹ thuật chuyên môn.

Phải theo dõi quá trình sắc thuốc, nhất là khi thuốc đang sôi (giờ cao điểm) phải có mặt tại chỗ và thỉnh thoảng đảo dược diệu trong ấm lên xuống, nếu không thuốc sẽ bị trào hoặc bị cháy.

Phải có biện pháp chống lầm lẫn cụ thể để tránh thang thuốc của người này đưa cho người khác.

 

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE