Viêm tắc tĩnh mạch
Mang vớ y khoa không phù hợp có thể gây hậu quả nghiêm trọng
1. Chọn loại vớ y khoa không phù hợp
Vớ y khoa được biết đến với tác dụng tạo áp lực lên các tĩnh mạch giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Thông thường vớ y khoa có hai loại:
- Vớ phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch: đây là loai có áp lực nhỏ, phù hợp với những người có nguy cơ cao bị suy giãn tĩnh mạch như những người hay phải đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, người mang thai, người thừa cân,..
- Vớ điều trị suy giãn tĩnh mạch: đây là loại áp lực cao hơn để thúc đẩy máu lưu thông, cải thiện các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch.
Vớ y khoa có rất nhiều loại
Người bệnh cần căn cứ vào tình trạng của bản thân để lựa chọn loại vớ phù hợp. Nếu bị nhẹ hoặc muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch thì nên chọn loại vớ áp lực thấp ký hiệu CCL1. Nếu mắc suy giãn tĩnh mạch nặng cần phải điều trị thì chọn loại vớ áp lực cao hơn, ký hiệu CCL2, CCL3. Trước khi mua vớ y khoa cần phải đi thăm khám để được tư vấn loại phù hợp nhất. Sau 6 tháng nên đo lại chu vi chân để đổi size phù hợp.
2. Một số đối tượng không nên dùng vớ y khoa
- Không nên dùng vớ y khoa cho người suy giãn tĩnh mạch nặng, có dấu hiệu lở loét hoại tử để tránh làm bệnh nặng thêm
- Bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch cần phải có chỉ định của bác sĩ, không tự ý đeo vớ y khoa vì cục máu đông có thể di chuyển sai lệch làm thuyên tắc mạch phổi rất nguy hiểm.
3. Vớ y khoa gây cảm giác bí bách, khó chịu
Thêm một cảm giác tác hại đối với người phải mang vớ y khoa đó chính là cảm giác bí bách, khó chịu. Vớ y khoa được thiết kế bằng loại vải dệt kim có tính đàn hồi cao, hoạt động dựa trên tác động vật lý làm chèn ép các mô tế bào và thành mạch để đẩy huyết lưu thông. Do vậy, khi mới sử dụng, bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu do tất bó chặt vào chân.
Lời khuyên của bác sĩ giúp bạn giảm bớt khó chịu khi đeo vớ:
- Luôn chọn đúng size, không chọn loại quá chật. Nên chọn loại vớ có chất liệu vải mềm, thoáng khí.
- Đeo vớ đúng cách, đặt chân vào gót vớ cho cân rồi kéo đều hai đầu vớ, tránh tạo thành các nếp gấp.
- Kiểm tra vớ thường xuyên, nếu thấy quá chật, gây ra mụn nước, gây kẹp da,… cần phải báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để được xử trí kịp thời.
Bệnh nhân cần tư vấn khám và điều trị vui lòng liên hệ 0915.913.255; ZALO: 0903 428.599