Bệnh viêm dạ dày
Tổng quan về viêm loét dạ dày theo Y học cổ truyền
TỔNG QUAN VỀ VIÊM LOÉT DẠ DÀY THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Đông y gọi viêm loét dạ dày là Vị Quản Thống, xếp vào bệnh lý của Tỳ,Vị. Tại Việt Nam, có đến 5-10% dân số mắc viêm loét dạ dày trong suốt cuộc đời mình. Hiện nay nhiều phương pháp điều trị bệnh đã ra đời, trong đó sử dụng các bài thuốc Đông y đang được nhiều người lựa chọn vì hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị viêm loét dạ dày dưới góc nhìn của Y học cổ truyền.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Theo Đông y, bệnh viêm loét dạ dày hay Vị Quản Thống là bệnh thuộc Tỳ, Vị. Tỳ, Vị được ví như ông quan trông coi lương thực, tất cả vị khí tinh ba của ngũ tạng đều từ đó mà có. Về mối quan hệ giữa Tỳ Vị, thiên Quyết luận, Tố vấn nói: “Tỳ chủ vi Vị, hành kỳ tân dịch”, tức là đồ ăn uống vào Vị nhờ Tỳ khí hấp dẫn giúp sức cho Vị làm việc, tinh hoa ở lại, cặn bã ra ngoài. Khi chức năng Tỳ, Vị bị ảnh hưởng, Tỳ, Vị bất hòa sinh ra bệnh.
Những tức giận, cáu gắt lâu ngày sẽ làm chức năng giáng nạp thủy cốc của Vị bị ảnh hưởng xấu hoặc những lo nghĩ, toan tính quá mức, ăn uống thất thường làm chức năng kiện vận của tạng Tỳ bị ảnh hường, dẫn đến viêm loét, đau dạ dày.
Triệu chứng của bệnh
Hình ảnh bệnh nhân đau dạ dày
Y học cổ truyền trên lâm sàng chia Vị Quản Thống ra 4 thể:
-Thể khí uất trệ
Biểu hiện: đau thượng vị từng cơn lan ra 2 bên hông sườn kèm ợ hơi, ợ chua, táo bón.
-Thể hỏa uất
Biểu hiện: đau dữ dội, nóng rát vùng thượng vị, nôn mửa ra thức ăn chua đắng.
-Thể huyết ứ
Biểu hiện : Đau khu trú ở vùng thượng vị, cảm giác châm chích.
-Thể Tỳ Vị hư hàn
Biểu hiện: đau vùng thượng vị mang tính chất âm ỉ liên tục hoặc cảm giác đầy trướng bụng sau khi ăn.
Cách điều trị
Tùy vào từng thể trên lâm sàng để người thầy thuốc đưa ra phép trị phù hợp.
Đối với thể khí uất trệ, dùng phép trị sơ Can, lý khí, giải uất, an thần.
Đối với thể hỏa uất, dùng phép trị thanh hỏa trừ uất.
Đối với thể huyết ứ, dùng phép trị hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.
Đối với thể Tỳ Vị hư hàn, dùng phép trị ôn trung kiện tỳ.
Trên đây là tổng quan về bệnh lý viêm loét dạ dày (Vị Quản Thống) dưới góc nhìn của Y học cổ truyền. Hiện nay cả Tây và Đông y đều có các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, thế mạnh khi điều trị theo liệu pháp Y học cổ truyền là sự an toàn và ít tác dụng phụ nên đã và đang ghi nhận kết quả tốt từ nhiều bệnh nhân.
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác tại……
https://thokhangduong.vn/benh-viem-da-day/09-bai-thuoc-dan-gian-cho-nguoi-bi-viem-da-day