Bệnh viêm phế quản
4 bài thuốc Đông y điều trị bệnh viêm phế quản dứt điểm
Bệnh viêm phế quản gây ho, đờm nhiều, có thể dẫn đến biến chứng về phổi, gây nguy hiểm đến tính mặc, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Với mong muốn giúp mọi người tìm hiểu về căn bệnh thường gặp này, chúng tôi đã tổng hợp thông tin về nguyên nhân, triệu chứng lâm sàng và phương pháp Đông y điều trị bệnh viêm phế quản hiệu quả dưới bài viết.
Thế nào là bệnh viêm phế quản
Phế quản là là một phần của hệ hô hấp, có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi. Viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống nhu mô phổi. Cụ thể, viêm nhiễm xảy ra ở các lớp niêm mạc ống phế quản, ống mang không khí và đi từ phổi. Người bệnh thường ho ra chất đờm dày, có thể từ màu trắng, sang vàng, dịch lỏng hoặc thành cục.
Nguyên nhân nào dẫn tới viêm phế quản
Theo y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “thái khẩu” và “đàm ẩm”. Nguyên nhân là do tà khí của lục dâm như: ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt làm cho phế khí bị ngưng trệ, chức năng thăng giáng của phế bị rối loạn dẫn đến người bệnh bị ho, có đờm nhiều. Do yếu tố thời tiết tác động (khí lạnh vào mùa thu, đông) dẫn đến táo tà xâm phạm vào phế, làm tổn thương dịch ở phế quản, gây nên triệu chứng ngứa họng, ho khan.
Ngoài ra, nguyên nhân còn do chính bên trong cơ thể, các bộ phận tạng phế, tỳ, thận bị suy giảm chức năng, hàn thấp làm tổn thương tỳ, thành đàm dẫn đến ho, khạc, có đờm, hoặc do vị trường tích nhiệt gây ảnh hưởng đến phế quản, thận âm hư làm cho khí và tân dịch đều bị tổn thương gây nên ho và khạc đờm.
Theo y học cổ truyền, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “thái khẩu” và “đàm ẩm”.
Bệnh viêm phế quản gồm 2 loại:
- Viêm phế quản cấp tính: thường do phong hàn, phong nhiệt và khí táo gây ra. Y học hiện đại cho rằng, viêm phế quản cấp tính là do đường hô hấp bị nhiễm trùng hoặc cơ thể bị cảm lạnh.
- Viêm phế quản mãn tính: Thể đàm thấp và thể thủy ẩm. Y học hiện đại cho rằng khi viêm phế quản cấp tính không được điều trị kịp thời, hoặc do người bệnh hút quá nhiều thuốc lá (chiếm 80%) .
Dấu hiệu bệnh lý lâm sàng
Y học cổ truyền xem xét các dấu hiệu của bệnh dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Những dấu hiệu bạn đã mắc viêm phế quản cụ thể như sau:
- Viêm phế quản cấp tính:
Do phong hàn: Người bệnh ho nhiều, đờm lỏng, sắc trắng, khạc đờm dễ dàng, kèm theo triệu chứng tắc mũi, chảy nước mũi trong. Bên cạnh đó, người bệnh còn sốt cao, sợ lạnh, đau đầu, đau nhức khắp người, khó toát mồ hôi, bị khản tiếng. Sắc lưỡi trắng mỏng, mạch thu.
Do phong nhiệt: Người bệnh bị ho nặng, khạc đờm màu vàng, miệng khát, họng đau, nước mũi vàng đục. Thân nhiệt cao, sốt, ra mồ hôi, sợ gió, nhức đầu, toàn thân đau mỏi rã rời. Lưỡi rêu màu vàng, mỏng, mạch phù sác.
Do thể khí táo: Người bệnh ho khan, ít đờm, họng khô, mũi khô, lưỡi khô. Cơ thể sốt, sợ gió, thỉnh thoảng ho khạc đờm, trong đó có tia máu. Rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù.
- Viêm phế quản mạn tính:
+ Do thể đàm thấp: Người bệnh ho, khạc đờm nhiều, đờm trắng, lỏng, dính hoặc thành cục. Bụng và ngực căng, tức, tinh thần mỏi mệt, cơ thể ốm yếu. Rêu lưỡi trắng nhờn, mạch nhu hoạt.
+ Do thể thủy ẩm (còn gọi là hàn ẩm): Người bệnh bị suy giảm chức năng hô hấp, bệnh tâm phế mạn. Triệu chứng bệnh lý: Người bệnh ho thường xuyên, cảm thấy khó thở khi trời lạnh, khạc ra nhiều đờm lỏng màu trắng. Khi hoạt động cơ thể các triệu chứng ho, khó thở gia tăng. Người bệnh sợ lạnh, lưỡi rêu trắng trơn, mạch tế nhược.
Đặc trị viêm phế quản bằng phương pháp Đông y
Với tình trạng bệnh lý như trên, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp Đông y điều trị bệnh viêm phế quản. Đông y sử dụng những bài thuốc dân gian được lưu truyền hàng trăm năm, với các vị thuốc thảo dược thiên nhiên sẽ là lựa chọn thông minh của người bệnh.
Đặc trị viêm phế quản hiệu quả bằng 4 bài thuốc Đông y
Chữa viêm phế quản cấp tính:
+ Do phong hàn: Cần áp dụng bài thuốc sơ tán phong hàn, tuyên phế, hóa đàm. Sử dụng bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm:
Hạnh nhân 12g Tô diệp 10g
Trần bì 8g Chỉ xác 8g
Tiền hồ 12g Cát cánh 10g
Bạn hạ chế 8g Cam thảo 4g
Sinh khương 3 lát Phục linh 16g
Liều dùng: Ngày uống 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
- Chữa do phong nhiệt: cần nhuận táo dưỡng phế với bài thuốc Tang bạch thang gia giảm:
Tang diệp 12g Hạnh nhân 12g
Sa sâm 12g Xuyên bối mẫu 6g
Đậu xị 12g Chi tử 8g
Cát cánh 10g Tiền hồ 12g
Cam thảo 6g
Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
Chữa viêm phế quản mãn tính:
+ Chữa thể đàm thấp: Muốn khỏi bệnh cần chữa kiện vận tì vị, táo thấp hóa đàm bằng bài thuốc kết hợp giữa Lục quân tử thang và Bình vị tán gia vị gồm:
Đẳng sâm 12g Bạch truật 16g
Phục linh 16g Cam thảo 4g
Trần bì 8g Bán hạ chế 10g
Thương truật 12g Hậu phác 12g
Sinh khương 3 lát Đại táo 3 quả
Ngưu bàng tử 12g Hạnh nhân 12g
Ý dĩ 16g
Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng, chiều.
- Chữa do thể thủy ẩm (hàn ẩm): Người bệnh dùng bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảm như sau:
Ma hoàng 6 – 8g Quế chi 8g
Tế tân 4 – 6 g Can khương 6g
Bán hạ chế 12g Ngũ vị tử 6 – 8g
Bạch thược 12g Cam thảo 6g
Liều dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng – chiều.
Các bài thuốc chữa viêm phế quản theo Y học cổ truyền đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, bền bỉ để chữa những tổn thương từ bên trong cơ thể khiến khí huyết lưu thông, cơ thể mạnh khỏe, tinh thần khoan khoái.