Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Viêm tắc tĩnh mạch

Công dụng tuyệt vời của Đan Sâm điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch

09:08 29/08/2017
Đan sâm chứa hợp chất phenol, diterpen, tanin, vitamin E… Có công dụng hoạt huyết, tăng lưu thông máu, trục huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau, thanh tâm cực kì tốt cho người bệnh viêm tắc tĩnh mạch.

Đan Sâm – dược vị quan trọng trong các bài thuốc cổ truyền chữa xương khớp

Theo Y học cổ truyền, Đan sâm có vị đắng (khổ) sắc đỏ (đỏ thuộc tâm hỏa), nhập tâm và tâm bào lạc. Đan sâm có tác dụng phá túc huyết (huyết lưu ứ lại), sinh ra huyết mới (ứ khử nhiên hậu tân sinh), dưỡng huyết an thai, trụy tử thai (khứ ứ), điều kinh mạch (phong hàn thấp nhiệt, tích tụ lâu ngày làm tổn thương khí huyết, kinh mạch không điều hòa, gây huyết hư, huyết ứ, khí trệ, đàm trở… kinh mạch điều hòa thì bệnh tự tán) điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch. Chủ trị các chứng hư lao, cốt tiết thống (đau nhức xương khớp), phong tý bất tùy (chân tay mệt mỏi, ngại vận động, không theo chủ ý), trường minh phúc thống (đau bụng, sôi bụng), băng đới trưng hà (trưng là khối không di động, hà là khối trong bụng di động được, lúc tụ lúc tán; đều là huyết bệnh), mục xích (mắt đỏ), sán thống (chỗ rỗng trong thân thể bị trở ngại, làm cho gân thịt co rút, rồi phát ra đau đớn đều gọi là sán), sang giới, thũng độc.

Đông y cổ truyền dùng đan sâm điều trị viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả

Đông y cổ truyền dùng đan sâm điều trị viêm tắc tĩnh mạch hiệu quả

Đan sâm dưỡng thần định chí, thông lợi huyết mạch; giúp dưỡng huyết, điều huyết, quy thủ thiếu âm, thủ quyết âm kinh giúp công năng của tâm, tâm bào được điều hòa. Vì vậy, Đan sâm là dược vị không thể thiếu trong các phương thuốc trị các chứng bệnh về tâm, về huyết.

Tác dụng của Đan Sâm với người bệnh viêm tắc tĩnh mạch

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của Đan sâm. Trong Đan sâm, có các hoạt chất có tác dụng sinh học chính gồm: các hợp chất diterpen, trong đó các hợp chất quan trọng là danshensu, tanshinon IIA, cryptotanshinon và acid salvianolic A, B.

Qua nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của dịch chiết Đan sâm lên hệ tim mạch (in vitro, in vivo) bao gồm ức chế ngưng tập tiểu cầu, tăng lưu lượng máu, cải thiện chức năng tâm trương (thất trái) ở bệnh nhân tăng huyết áp. Đan sâm cũng làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối trong bệnh viêm tắc tĩnh mạch. Thực nghiệm từ chuột, Đan sâmcó tác dụng tăng tỉ lệ sống, kéo dài thời gian sống trong điều kiện thiếu oxy, giúp cải thiện tuần hoàn ngoại vi, chống đông máu, hạ huyết áp, giảm triglicerid máu, giảm thoái hóa mỡ trên giải phẫu bệnh gan. Ngoài ra, Đan sâm còn có tác dụng kháng khuẩn, an thần, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư trên thực nghiệm.

Acid Salvianolic B (SAB) trong Đan sâm được chứng minh có tác dụng ức chế chức năng tiểu cầu, cụ thể là ức chế sự kết dính tiểu cầu với collagen bất động là nguyên nhân gây ra bệnh viêm tắc tĩnh mạch, bằng cách can thiệp với thụ thể collagen α2β1. SAB là chất oxy hóa mạnh giúp loại bỏ các gốc tự do có hại, có tác dụng chống viêm và bảo vệ tế bào.

Hướng dẫn dùng Đan Sâm điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch

Món ăn từ đan sâm tốt cho người mắc các bệnh xương khớp

Món ăn từ đan sâm tốt cho người mắc các bệnh xương khớp

Rượu đan sâm: đan sâm 30g, rượu trắng 500ml, ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày uống 20 – 30ml; ngày 2 – 3 lần. Khi bị mất ngủ, đau đầu do động kinh, thần kinh suy nhược, di chứng chấn thương não.

Gà hầm tam thất đan sâm: gà mái 1 con (1 kg), đan sâm 30g, tam thất 15g. Gà làm sạch, cho hai vị thuốc vào trong bụng gà khâu buộc lại, hầm cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp đau vùng liên sườn, hạ sườn, đau lưng, thắt lưng, đau quặn bụng do co cứng cơ, chấn thương đụng giập gây huyết ứ bầm dập.

Ếch hầm đan sâm: ếch 1 con, đan sâm 15g. Ếch làm sạch, cho đan sâm trong bụng ếch buộc lại, thêm ít nước cho hầm cách thủy chín nhừ, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần. Dùng cho các trường hợp xơ gan cổ trướng có ứ huyết xuất huyết điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch dứt điểm.

Cháo đan sâm đào nhân: đan sâm 30g, gạo tẻ 60g, đào nhân 10g. Đan sâm sắc lấy nước, đem nấu cháo với gạo và đào nhân. Mỗi ngày ăn 1 lần, liên tục trong 4 tuần. Dùng cho bệnh nhân viêm tắc động mạch đầu chi.

Siro đan sâm hồng táo: đan sâm 30g, hồng táo 5 quả (tách bỏ hột). Cả hai dược liệu cùng nghiền nát vụn, mỗi lần lấy 10g (khoảng 1/4) khuấy với nước sôi cho thêm chút đường uống, ngày làm 4 lần. Liên tục 4 tuần. Dùng cho bệnh nhân viêm tắc động mạch đầu chi.

Lưu ý: Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai dùng phải cẩn thận. Không dùng chung với lê lô (hoa hiên).

Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE