Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Viêm tắc tĩnh mạch

Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới

16:01 25/01/2022
Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là tình trạng xuất hiện cục máu đông bên trong tĩnh mạch, bao gồm các tĩnh mạch vùng cẳng chân, khoeo, đùi, các tĩnh mạch chậu và tĩnh mạch chủ dưới, gây tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần dòng máu trong lòng tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch sâu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng huyết khối tĩnh mạch sâu

- Đau khi sờ vào bắp chân, có thể nổi tĩnh mạch ( tư thế gập chân một nửa).

- Đau khi gấp mặt mu của bàn chân vào cẳng chân.

- Tăng cảm giác nóng tại chỗ.

- Bắp chân sưng to

- Phù mắt cá chân.

- Cẳng chân không linh hoạt

- Giãn tĩnh mạch nông.

huyet-khoi-tinh-mach-sau-chi-duoi

Nguyên nhân dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu

Theo thống kê có tới 35% người trưởng thành, 50% người nghỉ hưu mắc phải bệnh này. Nguyên nhân thường là do đặc thù công việc phải đứng lâu hay ngồi nhiều, dư thừa cân nặng, ít vận động và hoạt động thể chất, thường xuyên đi giày cao gót, cũng có thể do tiền sử gia đình…Cụ thể là:

- Phẫu thuật: chỉnh hình do gãy xương, phẫu thuật ngực, bụng...

- Bệnh lý ác tính: ung thư tụy, phổi, buồng trứng, tinh hoàn, tiết niệu, vú, dạ dày...Bệnh ác tính đi kèm với sự gia tăng tình trạng tăng đông máu.

- Chấn thương gãy xương đùi, gãy đốt sống...

- Bất động kéo dài hình thành huyết khối do ứ trệ tuần hoàn

- Rối loạn đông máu làm tăng đông máu bẩm sinh.

- Mắc bệnh suy tĩnh mạch.

Phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới như thế nào ?

Một trong những biện pháp thể dục tốt nhất cho người huyết khối tĩnh mạch chính là đi bộ. Thể tích và áp lực trong tĩnh mạch sẽ thay đổi khi đi bộ. Do đó sự co cơ khi đi bộ sẽ giúp bơm tĩnh mạch hoạt động hiệu quả. Lực ép của cơ vào hệ tĩnh mạch sâu đo được khi đang vận động tích cực cao hơn rất nhiều so với lúc đứng yên. Từ đó giúp máu được đẩy mạnh về tim, làm giảm tình trạng ứ đọng cũng như áp lực trong hệ tĩnh mạch nông. Việc đi bộ cũng giúp đẩy máu từ hệ tĩnh mạch sâu về tim tốt hơn, làm giảm áp lực của hệ tĩnh mạch nông. Nhờ đó giảm các triệu chứng và biểu hiện đau mỏi, tê nhức. 

- Trong lúc ngồi làm việc, có thể phối hợp tập các bài tập vận động chân như: co duỗi các ngón chân, gập duỗi cổ chân, nhón gót… để máu lưu chuyển tốt hơn.

- Bổ sung đủ bằng chế độ ăn giàu trái cây, rau tươi, hạn chế ăn các đồ ăn nóng, cay và hút thuốc, uống rượu bia và dùng các chất kích thích.

- Giảm cân, tránh táo bón.

 

 
Để được tư vấn về bệnh lý, quý khách làm theo 1 trong 3 cách sau:
1. Gọi điện trực tiếp tới cho bác Khang theo số 0915.913.255
2. Kết bạn với Facebook Thọ Khang Đường
3. Để lại thông tin dưới đây để được tư vấn (Thực sự mong muốn chữa bệnh mới để lại thông tin)

Bài cùng chuyên mục:
BỆNH ĐẶC TRỊ
KẾT NỐI VỚI FANPAGE