Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần B

Ba Đậu Tây

09:05 15/05/2017

Ba Đậu Tây có tên khác:Vông đồng, cây dầu bóng.

Tên nước ngoài : Sand - box tree, monkey dinner - bell (Anh); arbre du diable, sablier elastique (Pháp).

Họ:Thầu dầu (Euphorbiaceae).

Mô tả

Cây to, cao 10 - 20 m. Thân có gai và nhựa mủ trắng. Lá mọc so le, hình trứng, gốc tròn hoặc hình tim, đầu thuôn thành mũi nhọn, gân lá tỏa đều sít nhau; cuống lá dài, có tuyến nhỏ ở chỗ tiếp giáp với gốc lá.

Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông gồm hoa đực và hoa cái riêng; hoa đực có đài hình đấu, tràng o, nhị nhiều dính với nhau thành một cột; hoa cái có đài giống hoa đực, tràng o, bầu 5 - 20 ô.

Quả nang, to, dẹt, hình bánh xe, có nhiều gờ múi, khi chín nứt dọc tung hạt đi xa; hạt hình trái xoan dài.

Mùa hoa quả: tháng 6-8.

Ba đậu tây và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố', sinh thái

Chi Hura L. có một loài là ba đậu tây ở Việt Nam. Cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, sau được du nhập khắp các vùng nhiệt đới khác ở châu Phi và châu Á.

Ba đậu tây được nhập trồng vào Việt Nam khoảng vài trăm năm trở lại đây. Cây được trồng để lấy bóng mát ở hai bên đường, song do tán lá nặng nề, cành giòn dễ bị gãy khi gặp giông bão nên không được chú trọng. Hiện nay cây chỉ còn ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình và rải rác ở vài tỉnh phía nam.

Ba đậu tây là loại cây gỗ lớn, mọc nhanh, có thể sống được trên nhiều loại đất, ưa sáng và có thể chịu được thời tiết hạn hán hoặc khô nóng. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm; hạt dễ nảy mầm. Tuy nhiên, với khả năng tái sinh dinh dưỡng khỏe, người ta thường trồng bằng cành, với tỷ lệ sống gần như 100%.

Bộ phận dùng

Vỏ cây và hạt. Vỏ cây thu hái quanh năm, hạt lấy từ những quả chín.

Thành phần hoá học

Hạt ba đậy tây chứa 37% dầu béo, 26,63% protein. Khô dầu (bã của hạt) có các thành phần như N: 11,12%; KjO: 2,13%; p205: 1,21%; CaO: 2,34%. Tro của hạt giàu chất kali. Nhựa mủ của cây chứa chất độc là hurin, hurain và crepitin.

Nhựa thường được dùng ruốc cá hoặc tẩm tên độc. (The wealth of India, vol V. 1959, 137) Lá cây còn chứa các protein có tính bất hoạt ribozom (ribosome - inactivating proteins) (CA - 124, 1996, 255872g).

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng gây tẩy và gây nôn: Hạt ba đậu tây, dầu chiết từ hạt, vỏ thân và nhựa từ vỏ thân có tác dụng gây tẩy và gây nôn rất mạnh. Dùng quá liều sẽ gây đi ngoài ra máu, nhiễm độc nặng và có thể chết người.

2. Tác dụng độc: Hạt, dầu hạt, vỏ thân, nhựa mủ đều rất độc, có tác dụng diệt sâu bọ, đặc biệt chất crepitin có độc tính rất cao. Nếu dính vào da, có thể gây rộp da, bắn vào mắt gây tổn thương mắt và có thể bị mù.

Tính vị, công năng

Hạt ba đậu tây, dầu hạt, vỏ cây và nhựa mủ có tác dụng ăn da, tẩy và gây nôn.

Công dụng

Vỏ cây ba đậu tây được dùng làm thuốc tẩy, gây nôn, trị táo bón, u bướu và hủi. Ngày 1-4g sắc uống hoặc nấu cao.

Nhựa mủ được đùng làm thuốc trừ sâu. Ở Công Gô, người ta dùng hạt ba đậu tây làm thuốc xổ, với liều 2-3 hạt/ngày.

Dầu hạt được dùng để chế xà phòng. Bã hạt sau khi ép lấy dầu chì được dùng làm phân bón, không được dùng làm thức ăn cho gia súc, mặc dù có hàm lượng protein cao vì độc. Để trừ mụn nhọt và các bệnh ngứa lở ngoài da, lấy vỏ tươi ba đậu tây giã nát đắp ngoài.

Ở Pêru, lá cây phơi khô, cuộn thành điếu hút để chữa hen. Nhựa cây chấm vào chỗ sâu răng chữa đau răng.

Chú ý:

Toàn cây, nhựa, vỏ thân, hạt đều rất độc, khi dùng phải hết sức thận trọng; người không có kinh nghiệm không nên dùng.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC