Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần C

Cây Cứt Ngựa

10:05 30/05/2017

Teucrium viscidum Blume

Tên đồng nghĩa: Teucrium stoloniferum Roxb.

Tên khác: Tía tô dại, mu héo (Tày), tiêu kỳ dính.

Tên nước ngoài: Germander (Anh), germandrée (Pháp). 

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Mô tả

Cây thảo, mọc bò, sống lâu năm, gốc có khi hoá gỗ. Thân vuông, cao 30 - 50 cm, phân nhánh nhiều hay ít. Lá mọc đối, hình trứng, dài 3-10 cm, rộng 1,5 - 4,5 cm, gốc bằng hoặc hơi hình tim, đầu thuôn nhọn, mép khía răng; cuống lá ngắn.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân và kẽ lá thành chùm đơn, ở mỗi mấu có 2 hoa mọc đối diện; lá bắc hình mũi mác, hoa màu hồng; đài 5 thùy, hình ống, có lông; tràng hợp thành một môi có 5 cánh, phía dưới có ống ngắn, 4 nhị, 2 trội, bao phấn hình thận; bầu có vòi xẻ đôi.

Quả bế tư, hình trái xoan, hơi có vân mạng.

Mùa hoa quả: tháng 5-7.

Phân bố, sinh thái

Chi Tencrium có 3 loài ở Việt Nam (Vũ Xuân Phương, 2001). Trong đó, có 2 loài được dùng làm thuốc là loài trên và cây tiêu kỳ lông (T.quadrifarium Buch. - Hartl.

Cây cứt ngựa phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc, gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Son La, Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hoà Bình, Hà Tây (Ba Vì), Ninh Bình, Nghệ An, Đà Nang (Bà Nà). Trên thế giới, cây có ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Mianma và Indonesia.

Cây cứt ngựa là cây ưa sáng, ưa ẩm và thưòng mọc riêng lẻ hoặc thành đám nhỏ trên nương rây hay ven rừng ẩm. Độ cao phân bố từ vài trăm đên lOOOm (Tam Đảo - Vĩnh Phúc, Bà Nà - Đà Nẵng). Cây sinh trưởng mạnh từ giũa mùa xuân đến hêt mùa hè. Đến mùa đông sau khi quả đã già, cây có hiện tưọng bán tàn lụi, tái sinh tự nhiên tốt từ hạt và từ các phần thân hay gốc còn lại sau khi cắt.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Theo Trung dưọc từ hải I, 1993, cây cứt ngựa chứa 5' - s - (3 - furyl) - 2R - methyl - 2' - 0X0 -1,2, 3, 4, 6, 7, 8, 8a - R - octahydronaphtalen - 1 - spiro - 3R - (tetrahydrofuran) - 5, 4R - carbolacton (teucridin), teucrin.

Liu Dong et al., 1994, đã nghiên cứu và thấy cây cứt ngựa chứa 5 hợp chất neoclerodan là: teuflin, teucvin, teucvidin, teuspinin và 6 - a - hydroxyteus - cordin [CA121: 200859r].

Tác dụng dược lý

Cao chiết nước cây cứt ngựa phơi khô trong thử nghiệm in vitro bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa, đã thể hiện hoạt tính ức chế trên một số chủng vi khuẩn gây bệnh.

Công dụng

Cây cứt ngựa được dùng chữa vết thương chảy máu, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiện phân đen, đinh nhọt, sưng lở, đau thấp khớp, đau bụng kinh, rắn cắn. Ngày dùng 20 - 40g sắc uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp trị mụn lở, vết thương và rắn cắn. Trong y học dân gian Trung Quốc, cây cứt ngựa được dùng trị bệnh mù da.

Bài thuốc có cây cứt ngựa

1. Chữa đòn ngã tôn thương

Cây cứt ngựa, húng quế, rau má lông, nghệ đen, mỗi vị 9g, sắc uống.

2. Chữa khí thũng phổi, nôn ra máu, chảy máu cam

Cây cứt ngựa tươi 30 - 60g, đường đỏ 30g, đun sôi uống.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC