Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Biếc

09:06 06/06/2017

Clitoria ternata L.

Tên nước ngoài: Butterfly pea, blue pea (Anh); clitore de Ternate, pistache marronne bleue (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo leo, sống nhiều năm, dài 4 - 5m. Thân cành mềm, hình trụ, hơi có lông. Lá kép lông chim, mọc so le, có 5 - 7 lá chét hình trái xoan rộng, dài 2,5 - 4 cm, rộng 1,8 - 2,5 cm, gốc tù, đầu tròn hoặc hơi khuyết, mép nguyên, hai mặt rải rác có lông áp sát; cuống lá kép dài 5 - 6 cm, gần như nhẵn; lá kèm hình dải.

Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá; lá bắc 2, hình mắt chim; hoa màu lơ, hồng hoặc trắng, dài khoảng 5 cm; đài hình ống, dài 1,8 cm, có răng hình trái xoan nhọn, tràng có cánh cờ hình bầu dục, viền giữa màu vàng cam, thắt lại ở gốc, không có móng, dài 4,5 cm, các cánh bên có móng dài 2 cm, cánh thìa có móng dài 1,2 cm; nhị hai bó, bao phấn hình elip, bầu có lông, vòi nhụy dẹt.

Quả dài 10 cm, có mỏ, rộng 1 cm, màu hung, hơi thắt lại giữa các hạt, có lông nhỏ; hạt 5-10, hình thận dẹt, dài 6 mm, điểm màu lục đen.

Mùa hoa: tháng 6-8; mùa quả: tháng 9-11.

Phân bố, sinh thái

Chi Cliloria L. ở Việt Nam có 5 loài, trong đó có một loài nhập nội còn 4 loài mọc tự nhiên; loài đậu biếc trên nằm trong số các loài vốn có này. Cây phân bố rải rác ở một số tinh miền núi. từ Bắc vào Nam, bao gồm: Quảng Ninh (Quảng Yên); ngoại thành Hà Nội và bãi giữa; Ninh Bình (Phúc Nhạc), Thừa Thiên - Huế; Đà Nẵng; Khánh Hoà (Nha Trang, Ninh Hoà, Vọng Phu): Ninh Thuận (Bà Râu. Ba Lap): Bình Thuận (Phan Thiết); Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trên thế giới, cây phân bố ở Ấn Độ. Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin, Australia [Danh lục các loài thực vật Việt Nam I, II, 2003].

Đậu biếc là loại dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm, nhưng cũng có thể hơi chịu hạn. Cây thường mọc lẫn trong các trảng cỏ cao, trảng cây bụi, đồi, bờ nương rẫy và đôi khi thấy trong các lùm bụi quanh làng. Đậu biếc ra hoa qua hàng năm. Tái sinh tự nhiên bằng hạt và đương nhiên có thể gieo trồng dễ dàng bằng hạt.

Bộ phận dùng

Rễ, hạt và lá thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học

Lá và hạt dùng làm chất nhuộm màu lam (Phạm Hoàng Hộ, 2006). Lá chứa astragalin (Kaemperol - 3 - glucosid), Kaemperol - 3 - rutinosid, clitorin, các hợp chất triterpenoid, alcaloid, 7 - lactose, aparajitin và 5 - Iacton. Hợp chất aparajitin khi bị oxy hoá tạo thành các acid aracliidic và ß - metliylglutamic [Cây thuốc Đông và Đông Nam Á, ] 980],

Vỏ thân và hạt chứa một ít alcaloid độc. Dầu hạt chứa các acid oleic, linolcic, mvristic, palmatic, stearic, aracliidic và y - sitosterol. Theo Nadkarnis (1976), vỏ rễ chứa tinh bột, tanin, chất nhựa, hạt chứa chất nhựa đắng acid tanic, glucos-1 và cotylcdon.

Hạt chứa các acid amin như leucin, isoleucin valin, adenin, ulycin. aruinin. acid ulutangc aspartic và tyrosin.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống oxy hoá

Đã nghiên cứu hoạt tính chống oxy hoá của cao cánh hoa đậu biếc và một cao có trong dạng thuốc gel tra mắt. Các cao nước đã thể hiện hoạt tính chống oxy hoá mạng hơn (được đo hoại tính quét gốc DPPH). so với cao cồn (IC50 là 1 mg/ml và 4 mg/ml tương ứng). Cao nước được đưa vào một dạng thuốc gel tra mắt vẫn giữ được hoạt tính này, tuy nhiên tác dụng kém hơn so với một kem chống nếp nhăn trên thị trường được đưa vào để so sánh. Hàm lượng chất phenolic toàn phần là l,9mg/g cao tính theo đương lượng với acid gallic. Dữ liệu từ nghiên cứu này chứng nhận việc sử dụng đậu biếc làm chất chống oxy hoá trong các mỹ phẩm (Kamkaen N. ct aL 2009).

2. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương

Chuột cống trắng sơ sinh (7 ngày tuổi) được cho uống 50 mg/kg thể trọng hoặc 100 mg/kg thể trọng cao nước rễ đậu biếc. Trong 30 ngày, chuột được tiến hành thử nghiệm về né tránh thụ động và học tập về không gian trong không gian mờ, hai ngăn (Mê cung - T) (i) ngay sau khi điều trị và (ii) 30 ngày sau khi điều trị cùng với chuột bình thường và chuột cho uống dung dịch muối tương xứng về tuổi. Kết quả nghiên cứu cho thấy cao nước rễ đậu biếc có tác dụng làm tăng trí nhớ và học tập về không gian ở cả hai thời điểm thử nghiệm, chứng tỏ tác dụng làm tăng trí nhớ của cao này có liên quan với một sự thay đổi lâu dài của não chuột được điều trị (Rai KS, et ai., 2001).

Việc điều trị với 100 mg/kg cao nước rễ đậu biếc trong 30 ngày ở các nhóm chuột cống trắng sơ sinh và chuột lớn còn non làm tăng có ý nghĩa hàm lượng acetylcliolin trong hồi hải mã ở não so với chuột đối chứng tương xứng về tuổi. Sự tăng hàm lượng acetylcholine trong hồi hải mã chuột có thể là cơ sở hoá học thần kinh của sự tăng học tập và trí nhớ của clmột (Rai K.S. et al.. 2002).

Khi cho chuột cống trắng uống cao methanol rễ đậu biếc, thấy có tác dụng ức chế cả phù chân chuộtt cống trắng gâv bởi carraucenin và sự thấm của mạch máu gây bởi acid acetic ở chuột cống trắng. Hơn nữa, cao còn có tác dụng ức chế sốt gây bởi men bia ở chuột cống trắng. Trong đáp ứng quặn đau gây bởi acid acetic, cao làm giảm rõ rệt số lần quặn đau với liều uống 200 và 400 mg/kg ở chuột nhắt tráng (Devi B.p. et al., 2003).

Đã nghiên cứu xác định phổ hoạt tính của cao methanol đậu biếc trên hệ thần kinh trung ương, nghiên cứu tác dụng của cao trên hành vi nhận thức, lo âu, trầm cảm, stress và co giật gây bởi pentylentetrazol và điện sóc tối đa. Để cắt nghĩa các tác dụng này, cũng đã nghiên cứu tác dụng của cao trên hành vi được trung gian bởi dopamin. noradrenalin, serotonin và acetylcholin. Cao làm giảm thời gian cần thiết để chuột chiếm lĩnh bục trung tâm (thời gian tiềm tàng chuột chuyển đến) trong mê cung hình chữ thập nâng cao (EPM) và làm tăng chỉ số phân biệt trong thử nghiệm nhận thức đồ vật, cho thấy có tác dụng hưng trí. Cao có tác dụng mạnh hơn trong thử nghiệm nhận thức đồ vật so với trong EPM. Cao làm tăng thời gian ở trong nhánh mờ của EPM lên 160% và trong hộp chiếu sáng trong thử nghiệm thăm dò sáng/ tối lên 157%, cho thấy có tác dụng giải lo âu. Cao làm giảm thời gian bất động trong thử nghiêm treo đuôi (gợi ý có hoạt tinh chống trầm cảm), làm giảm loét gây bởi stress và giảm tác dụng gây co giật của pentylentetragol và điện sốc tối đa. Cao thể hiện xu hướng làm giảm cường độ của hành vi trung gian bởi serotonin và acetylcliolin. Tác dụng trên hành vi trung gian bởi dopamin và noradrenalin không đáng kể. Tóm lại đã chứng minh cao có tác dụng hưng trí, giải lo âu, chống trầm cảm, chống co giật và chống stress (Jain N.N.etaL 2003).

Cao methanol rễ đậu biếc loài hoa xanh được đánh giá về tác dụng hạ nhiệt trên nhiệt độ cơ thể bình thường và sốt gây bởi men bia ở chuột cống trắng. Dịch treo men bia làm tăng nhiệt độ trực tràng sau khi tiêm dưới da 19 giờ. Cao với liều cho uống 200 - 400 mg/kg thể trọng, đã làm giảm nhiệt độ cơ thể bình thường và nhiệt độ gây tăng cao với men bia một cách phụ thuộc vào liều. Tác dụng kéo dài tới 5 giờ sau khi cho thuốc. Tác dụng hạ nhiệt của cao có thể so sánh với paracetamol, một thuốc hạ nhiệt chuẩn (Parimaladevi B. et al.. 2004).

Chuột cống trắng 60 ngày tuổi cả hai giống được cho uống 50 mg/kg và 100 mg/kg thể trọng cao nước rễ đậu biếc trong 30 ngày, cùng với chuột đối chứng tương xứng về tuổi uống dung dịch muối. Chuột được tiến hành thử nghiệm né tránh thụ động và kết quả thử nghiệm cho thấy sự tăng có ý nghĩa trong học tập và trí nhớ về né tránh thụ động. Sau thử nghiệm né tránh thụ động, giết chuột lấy mô soma của hạnh nhân tiểu não để nhuộm và phát hiện các tế bào thần kinh được nhuộm bằng máy ảnh và phân tích. Kết quả cho thấy có sự tăng các giao điểm sợi nhánh, các điểm phân nhánh và các u đuôi gai phát sinh từ soma của tế bào thần kinh hạnh nhân ở chuột điều trị với cao rễ cỏ biếc so với chuột đối chứng tương xứng về tuổi. Sự tăng phân nhánh đuôi gai của tế bào thần kinh hạnh nhân có tương quan với sự tăng cường học tập và trí nhớ về né tránh thụ động ở chuột điều trị với cao. Các kết quả cho thấy cao nưóc đậu biếc tăng cường trí nhớ do tăng sự sinh trưởng chức năng của tế bào thần kinh của hạnh nhân (Rai K.s. et al.. 2005).

Đậu biếc được dùng từ lâu đời trong y học cổ truyền Ấn Độ để tăng cường trí nhớ, làm thuốc hưng trí, chống stress, giải lo âu, chống trầm cảm, chống co giật, gây trấn tĩnh và an thần. Hàng loạt chất chuyển hoá thứ cấp gồm các triterpenoid, flavonol glycosid, anthocyanin và Steroid đã được phân lập từ đậu biếc, các cao chiết có hàng loạt hoạt tính dược lý gồm kháng vi sinh vật, hạ nhiệt, chổng viêm, giảm đau, lợi tiểu, gây tê, chống  đái tháo đường, diệt côn trùng, ức chế kết tập tiểu cầu và tác dụng gây giãn cơ mạch máu (Muklierjee P.K et al., 2008).

3. Tác dụng trên vi nấm

Cao nước lá đậu biếc có tác dụng diệt nấm Aspergillus niger vói nồng độ diệt nấm tối thiểu 1,6 mg/ml. Những thay đồi chính quan sát được dưới kính hiển vi điện tử sau khi xử lý với cao là sự mất bào tương ở các sợi nấm và thành sợi nấm và đường kính sợi nấm trở nên mảnh hơn, vặn vẹo và dẫn đến vã thành tế bào. Ngoài ra cũng quan sát thấy các thay đổi của cuống bào tử đính khi xử lý nấm A.niger với cao lá đậu biếc (Kamilla L. et ai., 2009).

4. Túc dụng trên ấu trùng muỗi

Việc sàng lọc các hợp chất thiên nhiên về hoạt tính diệt ấu trùng muồi đối với ba vật chủ trung gian muỗi là Aedes aegypti, Culex quinquefasciatus và Anopheles siephensi cho thấy cao chiết từ cây đậu biếc có thể được dùng để diệt ấu trùng muỗi. Cao hạt đậu biếc chiết với methanol có tác dụng đối với ấu trùng của cả ba loại muỗi với các trị số của LC50 (nồng độ gây chết 50%) tương ứng là 62,5; 154,5 và 54,4 um đối với A. stephensi, A. aegypti và C. quinquefasciatus. Cao này chứa cacbonhydrat, saponin, terpenoid, tannin và protein (Mathew N. et al., 2009).

Tính vị, công năng

Rễ và vỏ rễ cây đậu biếc có vị chát, đắng có công năng lợi tiểu, nhuận tràng, gâv xổ, làm dịu và săn da. Hạt gây tẩy xổ và khai vị; lá tiêu viêm giảm đau.

Ở Ấn Độ, rễ được coi là có vị đắng cay tính mát có công năng nhuận tràng, tẩy xổ, lợi tiểu giải độc [Kirtikar et al., 1998: vol. 1: 802],

Công dụng

Rễ cây đậu biếc đưọc dùng để giải nhiệt, lợi tiểu, nhuận tràng, tẩy xổ. Hạt cũng dùng để nhuận tràng và tẩy xổ. Liều dùng 10 - 20g tươi, sắc lấy nước uống. Riêng để tẩy xổ có thể dùng liều 20 - 40g, nhưng cần chú ý vì dễ gây đi ngoài đau buốt và buồn nôn.

Ở Madagascar, rễ đề lợi tiều, nhuận tràng và tẩy nhưng gây nôn. Hạt nghiền thành bột, phối hợp với bột gừng để nhuận tràng, nhưng một số bệnh nhân phàn nàn bị đau và co rút ở bụng dưới [Kirtikar et al., 1998, vol. 1: 802],

Ở Philippin, hạt để gây xổ tẩy, nhưng người ta tlurờng trộn với muối kali natri tartrat một phần và hai phần hạt đã nghiền thành bột để có hiệu quả tốt hơn và ít có tác dụng phụ. Lá đậu biếc.tươi giã nát đắp để chữa rò, mụn nhọt, bướu, đắp lên thái dương để chữa viêm mắt. Ở Malaysia, hạt đậu biếc cũng được dùng để nhuận tràng. Ở Indonesia, rễ đậu biếc để nhuận tràng, chữa táo bón, xổ tẩy và chữa nhức đầu. Lá để chữa ho, đau ngực, lao, dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở loét ngoài da. Hoa để chữa đau mat và viêm phế quản. Hạt cũng để nhuận tràng, gây tẩy xổ, chữa táo bón. Cây thường đưọc trồng để làm cảnh [Međ.lierb index, 1995: 117]. Để thanh lọc máu, dùng nước sắc hoặc hãm của rễ loại đậu biếc hoa trắng; còn để đắp lên nhọt đã chín và áp xe, thường dùng lá của loại đậu biếc hoa xanh, rửa sạch giã nát và đắp. Hoa và lá non rửa sạch, giã nát vắt lấy nước để rửa mắt khi bị viêm mắt, viêm kết mạc [Perry et al., 1980:211],

Ở Ấn Độ, rễ và vỏ rễ có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, gây xổ tẩy, để chữa táo bón, u báng, bụng to. Còn có tác dụng giảm đau chống viêm, thường giã nát đắp đê chữa nhức đầu, viêm mắt, loét giác mạc, cảm giác nóng bừng và những chỗ sưng phồng. Rễ và vỏ rễ loại đậu biếc hoa xanh còn có tác dụng kích dục, chữa lỵ, viêm phế quản, hen. Hạt cũng để nhuận tràng và tẩy. Hạt nướng lên, tán bột cũng dùng chữa báng, bụng to. thủy thũng. Thường phối hợp với cặn rượu và gừng [Nadkarni, 1999: 354]. Nước hãm của lá được dùng để chữa ban. Dịch lá tươi trộn với gừng tươi được dùng trong trường hợp mồ hôi nhiều khi bị sốt do lao. Lá giã nát, trộn với muối, làm nóng rồi đắp xung quanh tai để chữa đau tai, nhất là trường hợp có sưng cả các tuyến xung quanh tai [Kirtikar ct al., 1998. vol.l: 802J. Toàn cây đậu biếc để chữa rắn cắn [Chopra et al., 2001: 71],

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC