Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Mỏ

09:06 06/06/2017

Rhynchosia volubilis Lour.

Tên khác: Lộc hoắc.

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Cây thảo quấn. Thân cành mảnh, có nhiều lông. Lá kép lông chim, mọc so le, gồm 3 lá chét hình thoi, dài 3,5 - 5,5 cm, rộng 2,8 - 4,5 cm, gốc tù tròn, đầu nhọn, mặt trên màu lục sẫm và có lông ngắn, mặt dưới nhạt có lông mềm và nhiều tuyến; các lá chét bên không cân xứng; lá kèm hình mác nhọn; cuống chung và cuống lá chét đều có lông màu xám.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm hình tháp, chia nhánh không đều, cuống chung rất ngắn, có vảy dạng lá kèm sít nhau, dài 2 - 4 cm; hoa nhỏ màu vàng mọc khá dày đặc; đài hình chuông có lông ở mặt ngoài, 4 răng đều, răng dưới dài hon; tràng có cánh cờ hình bầu dục, cánh bên hình dải - trái xoan ngược, cánh thìa uốn lượn, có mũi nhọn; nhị hai bó; bầu có lông.

Quả đậu, hình bầu dục, phẳng, có ngấn, dài 1,3 - 1,5 cm, rộng khoảng 7 mm. hoi có lông; hạt 2, hình thận, màu đen bóng.

Mùa hoa: tháng 6 - 7.

Phân bố, sinh thái

Chi Rhynchosia Lour, ở Việt Nam đã biết có 4 loài đều là những cây mọc tự nhiên. Loài đậu mỏ phân bố rải rác ở một số tỉnh miền núi thấp xuống đến trung du và đôi khi gặp ở cả đồng bằng. Trong tập "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" tập 2 (2003) có ghi nhận các nơi phân bố như: tỉnh Cao Bằng (Trùng Khánh); Lạng Sơn (Hữu Lũng); Quảng Ninh (Quảng Yên, Hòn Gai, Uông Bí, Tiên Yên); Phú Thọ (Đoan Hùng); Hoà Bình (Lạc Thủy); Hà Nội (Sóc Son); Hải Phòng: Hà Nam (Kiệm Khê); Ninh Binh (chợ Ghềnh, Thổ Mật); Thanh Hoá (Ngoại Thôn) và ở Thừa Thiên Huế. Trên thế giới, loài này phân bố ở Trung Quốc và Nhật Bản.

Đậu mỏ là loại dây leo nhỏ, sống nhiều năm. Cây ưa sáng, ưa ẩm đồng thời cũng hơi chịu được hạn; thuờng thấy mọc lẫn trong các lùm bụi ở chân đồi, ven rừng thứ sinh hoặc trong các đám cỏ cao ở ven đường và bờ nương rẫy. Cây sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm; ra hoa quả hàng năm và có thể có hiện tượng rụng lá vào mùa đông. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và mọc chồi sau khi bị cắt.

Bộ phận dùng

Toàn cây.

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng chống tăng sinh trên các tế bào chống ung thư

a) Mục đích: Nghiên cứu tác dụng chống tăng sinh (tác dụng độc tế bào) trên một số dòng tế bào ung thư của cao chiết từ hạt đậu mỏ và một số hợp chất được phân lập từ hạt đậu mỏ.

b) Đối lượng nghiên cứu: Cao khô chiết bằng methanol của hạt đậu mỏ; các hợp chất được phân lập từ cao methanol của hạt đậu mỏ gồm: ester methylic của acid gallic (1); acid gallic (2); 7 - o - galloylcalechin (3); 1.6 - di - o - galloylglucose (4)- 1 - O - galloyl glucose (5). acid tnualloyluallic (6) tức là hợp chất tứ trùng của acid uallic (hợp chất do sự trùng hợp của 4 phân tử acid uallic) và hai hợp chất nhị trùng của acid uallic là acid eilamc vá acid dehydrodiuallic; hai hợp chất tam trùng của acid gallic là acid tergallic dilacton và acid flarotuillomc dilacion.

c) Phương pháp: Nghiên cứu tác dụng chống tăng sinh (tác dụng độc tế bào), xác định tỷ lệ % ức chế sự phát triền in vitro cùỉa các chất ở mục b khi nuôi cấy các dòng tế bào ung thư sau: tế bào ung thư tuyến dạ dày người dòng MK - 1 (human uastric adenocarcinoma MK - 1); tế bào ung thư tử cung người dòng Mela (human uterus carcinoma Hela); tế bào u melanin của chuột B16F10 (murine B16F10). Từ đó xác định giá trị GI50 (50% inhibition: nồng độ của thuốc ức chế sự phát triển 50% tế bào ung thư so với lô đối chứng).

d) Kết quả: Cao khô methanol từ hạt đậu mỏ có GI50 = 25 ug/ml trên tế bào MK - 1; GI50 = 30 ug/ml tế bào Hela và GI50= 8 microg/ml đối với dòng tế bào B16FI0. Tất cả các hợp chất từ (1) đến (6) đều có tác dụng ức chế dòng tế bào B16F10 mạnh hơn dòng tế bào MK - 1 và Hela. Trong 6 hợp chất này, họp chất (2) và (6) có nhóm carboxyl tự do, tác dụng ức chế mạnh hơn 4 chất còn lại không có nhóm carboxy tự do. Các hợp chất nhị trùng và tam trùng của acid gallic có tác dụng ức chế tương đương với hợp chât (6) là hợp chất tứ trùng cùa acid gallic (Kinjo et al., 2001).

2. Tác dụng tăng sinh tế bào tạo xương và tác dụng kiểu estrogen

a) Mục đích: Hạt đậu mỏ và hạt đậu tương đã được dùng trong y học dân gian phương Đông đẻ phòng ngừa loãng xuơng sau thời kỳ mãn kinh. Đó là do trong hai loại đậu trên có hàm lượng cao isoflavon. Mục đích nghiên cứu này để chứng minh đậu mỏ có tác dụng làm tăng sinh tế bào tạo xương và có tác dụng kiểu estrogen. 

b) Đối tượng nghiên cứu: Cao khô chiết bằng methanol hạt đậu mỏ và cả hạt đậu tương để so sánh hai loại hạt dậu. Đồng thời thử với cả hai fsoflavon chuẩn là genistein và daidzein.

c) Phương pháp: Nghiên cứu trên tế bào tạo xương, còn gọi là nguvên bào xương hay tạo cốt bào (osteoblast) dòng MG - 63. Xác định tác dụng kiểu estroacn (estrouenic effect) thông qua thụ thể estrogen alpha (ERa: estrogen receptor alpha). ERa lại có liên quan chặt chẽ với yếu tố phát triển thuộc insulin (IGF - I: insulin - like growth factor - I). Biểu hiện của IGF - I tăng khi hàm lượng mRNA (RNA thông tin) tăng trong môi trường nghiên cứu. Do đó mRNA tăng thì tác dụng kiểu estrogen tăng.

d) Kết quả: Cả cao đậu mỏ và cao đậu trong đều làm tăng sinh dòng tế bào MG - 63. Tuy nhiên cao đậu mỏ làm tăng sinh mạnh hơn cao đậu tương. Cả hai cao đều làm tăng hàm lượng mRNA, tức là tăng tác dụng kiểu estrogen, nhưng đậu mỏ làm tăng mạnh hơn đậu tương. Người ta nhận thấy có một sự tăng song song của hai thông số trên, tức là mức độ tăng sinh của tế bào tạo xương tăng song song với mức độ tác dụng kiểu estrogen. Nghiên cứu so sánh tác dụng của cao khô đậu mỏ với genistẹin và daidzein thấy nồng độ của genistein và daidzein là 0,5 X 10'8 M có tác dụng tương đương với cao khô đậu mỏ ở nồng độ 0,001 mg/ml (Kim J. el al„ 2005).

3. Tác dụng ức chế sinh sản của rễ đậu mỏ ở chuột đực

a) Mục đích: Nghiên cứu tác dụng ức chế sinh sản ở chuột nhắt trắng đực của cao rễ cây đậu mỏ và phân tích thành phần hoá học của cao có tác dụng đó.

b) Đối tượng: Chiết rễ đậu mỏ bằng ethylacetat. Cắt thu hồi dung môi, rồi cô dưới áp suất giảm đến dạng cao khô. Chất để so sánh đối chiếu là glycosid của rễ cây Tripterygiam wilforilii Hook.f. (chưa thấy có ở Việt Nam).

c) Phương pháp: Dùng 80 chuột nhắt trắng đực trưởng thành chia ngẫu nhiên thành 4 lô, mỗi lô 20 con.Lô 1 dùng cao đậu mỏ nồng độ 1%. liều 100 mg/kg; lô 2 dùng nồng độ 4%, liều 400 mg/kg; lô 3 dùng glyeosid của Triptoygium wilfordii 0,1%, liều 10 mg/kg; lô 4 uống dung dịch NaCl 0,9% với cùng thể tích 0,lml/10g chuột. Dùng thuốc 1 1 tuần liên tiếp. Sau 10 tuần, ghép một chuột đực với một chuột cái trưởng thành trong một tuần. Sau đó bắt chuột đực ra, mổ để xác định tình trạng bệnh lý của tinh hoàn và mào tinh, tỷ lệ tinh trùng sống trong đuôi mào tinh (epididymis caudal).

Theo dõi chuột cái. Sau 10 ngày kể từ khi ngừng thuốc, mổ bụng chuột cái, xác định tỷ lệ chuột có thai, số thai sống, số thai chết, số thai bị tiêu.

Phân tích thành phần hoá học của cao dùng các phương pháp sắc ký lớp mòng, sắc ký cột, phổ hồng ngoại và cộng hưởng từ hạt nhân.

d) Kết quả: Ở lô 1 và 2, tỷ lệ chuột nhắt cái có thai giảm rất nhiều; tỷ lệ tinh trùng sống giảm có ý nghĩa và có những thay đổi bệnh lý của tinh hoàn và mào tinh hoàn rõ so với lô đối chứng. Lô 3 dùng glycosid cũng có tác dụng tương tự,

e) Kết luận: Cao khô rễ cây đậu mỏ có tác dụng ức chế sự sinh sản ở chuột nhắt trắng đực. Mô đích có thể là mào tinh hoàn. Cơ chế tác dụng của cao có thể là do glycosid can thiệp vào sự trưởng thành của tinh trùng ở đuôi mào tinh hoàn. Vì dùng cao toàn phần nên liều dùng cần cao (Wang IG. et al., 2007).

4. Tác dụng chống béo phì của hạt đậu mỏ

Từ sản phẩm thuỷ phân (hydrolysate) cùa hạt đậu mỏ, dùng các phương pháp siêu lọc, sắc ký lọc gel, sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo và một phương pháp tinh chế gồm 5 bước, đã xác định được một tripeptid là lie - Gln - Asn (gồm isoleucin, tilutamm và asparagin) có tác dụng ức chế sự biệt hoá của tiền tế bào mỡ 3T3 - L) (3T3 - L| pre - adipocyte). Tác dụng này đã được khẳng định thông qua nghiên cứu hình thái học (morphological study). Đã xác định được nồng độ ức chể 50% IC50 sự tạo mỡ của tripeptid Ile - Gln - Asn là 0,014 mg protein/ml.

Ngoài ra, đã tồng hợp tripeptid Ile - Gln - Asn và thấy cũng có tác dụng ức chế sự tạo mờ như tripeptid tinh chế từ hạt đậu mỏ. Như vậy, peptid tinh chế từ dịch thuỷ phân hạt đậu mỏ có tác dụng chống béo phì khá mạnh (Kim HJ. et al., 2007).

5. So sánh tác dụng chống sinh sản của 4 loại cao từ rễ đậu mỏ

a) Mục đích: So sánh tác dụng chống sinh sản trên chuột trắng đực của 4 loại cao khô chiết từ rễ cây đậu mỏ là cao ethanol, cao ethylacetat. cao n - butanol và cao nước.

h) Phương pháp: Dùng chuột nhắt trắng đực đã trưởngg thành chia làm 5 lô, 4 lô dùng 4 loại cao, pha nồng độ 1%, cho uống 0,lml/l0g chuột (100 mg/kg), lô đối chứng thay thuốc bằng dung dịch NaCl 0,9% với cùng thể tích. Cho chuột dùng thuốc trong 11 tuần (77 ngày) liên liếp. Sau khi cho chuột dùng thuốc được 10 tuần, ghép đôi chuột, cứ 1 chuột đực ghép một chuột cái đã trưởng thành trong 7 ngày. Sau khi ghép được một tuần, bắt chuột đực ra, mổ chuột, xác định số tinh trùng sống ở mào tinh hoàn và quan sát hình thái cơ quan sinh sản bằng kính hiển vi quang học. Chuột cái được nuôi và theo dõi tiếp 10 ngày. Đến ngày 10, mổ chuột để xác định chuột có thai.

c) Kết quả: Tất cả 4 lô dùng cao thuốc, tỷ lệ chuột có thai đều giảm so với lô đối chứng; trong đó, lô dùng cao chiết nước, tỷ lệ chuột mẹ có thai giảm nhiều nhất. Ở chuột đực, trong các lô dùngg thuốc, số tinh trùng sống ở mào tinh hoàn giảm rõ rệt; số trọng tinh bào cấp 2 (secondary spermatocyte) và tiền tinh trunf (spermatid) giảm ở các mức độ khác nhau; các ống sinh tinh (seminiferous tubule) bị xáo trộn, trong khi số lượng và hình thái của các tinh nguyên bào (spenvtatotiotua) các tế bào sertoli và tế bào levdi vẫn không thav đổi.

d) Kết luận: Cả 4 cao chiết từ rế cây đậu mỏ đều có tác dụng chống sinh sản ở clmột nhắt trắng đực; trong đó, cao chiết nước có tác dụng rõ ràng hơn (Vansỉ J.s et al.. 2007).

Tính vị, công năng

Lá và thân đậu mỏ vị đắng, cay, tính bình; có công năng lợi tiểu, tiêu phù, khu phong. hoà huyết, giải độc, sát trùng. Hạt có công năng bổ ích, tinh huyết.

Sách "Toàn quốc Trung thảo dưọc hội biên" ghi: lá đậu mỏ vị đắng, cay, tính bình; sách "Bản Kinh" cũng ghi: vị đắng. tính bình. Sách "Tân hoa bản thảo cương yếu " ghi: rễ và lá đậu mỏ vị đắng, tính bình.

Về quy kinh, sách "Bản thảo kinh sơ" ghi: lá và rễ đậu mỏ vào ba kinh: túc dương minh vị kinh, túc thái âm tỳ kinh và túc quyết âm can kinh; có công năng tiêu tích, tán kết, tiêu thũng, chỉ tà. thư cân, hoạt lạc. cường thận, kiến cốt, lương huyết, chỉ huyết giải độc [TDTH, 1997, III: 5341.

Công dụng

Toàn cây đậu mỏ được dùng chữa viêm thận, thuỷ thũng: trẻ em ăn kém và suy dinh dưỡng, lao cổ, viêm hạch bạch huyết; thấp khớp, viêm khớp, đau lưng. Liều dùng 10 - 20g sắc nước uống, ngày 1 thang. Dùng ngoài trị mụn nhọt, viêm mủ da, đòn ngã tổn thương, bỏng nước, bỏng lửa, rắn cắn. Lấy ngọn cây tươi vừa đủ, rửa sạch, giã nát, đắp ngoài. Hạt đậu mỏ ăn bổ, ích tinh huyết.

Ở Đông Nam Á, nước sắc toàn cây hoặc nước sắc hạt đậu mỏ nghiền nát được dùng chữa đau lưng, đau bụng và đau đầu, nhất là cho phụ nữ. Hạt được khuyến cáo để chữaa lao hạch; còn toàn cây để chữa bí tiểu tiện, viêm ruột và thanh lọc máu [Perry et al., 1980: 229].

Bài thuốc có đậu mỏ

1. Chữa ho, lao, khạc ra máu mủ, phổi ráo, người khô 

Toàn cây đậu mỏ, cát sâm, mỗi vị 30g; bách hơp, lá và cành cây súm hoặc hoa cựa (Euryti nitida Korth.). ngưu tất, mạch môn, mỗi vị 16g, sắc nước uống, ngày 1 thang.

2. Chữa viêm hạch bạch huyết, lao hạch ở cổ

Toàn cây đậu mỏ 15g, hạt đậu mỏ 10g. Nấu kỹ rồi ăn cả nước và hạt đậu. Ngày 1 thang.

3. Chữa bại liệt nửa người

Hạt đậu mỏ khô nghiền thành bột thô 150g, nếu tươi dùng 300g, hành tây 150g. Hai thứ này nấu nhừ. Lọc lấy dịch, cô còn 300ml. Thêm 300ml mật ong đun sôi rồi dùng dần. Mồi lần uống 2 thìa canh (30ml), ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ.

4. Chữa thấp khớp, viêm khớp, đau lưng

Rễ đậu mỏ 30 - 45g, sắc lấy nước uống, hoặc nấu với chân giò lợn rồi ăn. Ngày 1 lần.

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC