Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần Đ

Đậu Ván Trắng

14:05 19/05/2017

Dolichos lablab L.

Tên đồng nghĩa: Lablab vulgaris Savi

Tên khác: Bạch biển đậu, đậu biển, bạch đậu, thúa pản khao (Tày), tập bảy pẹ (Dao).

Tên nước ngoài: Flat bean, hvacinth bean, lablab bean, Bonavist bean, Egyptian kidney bean (Anh); haricot d'Egypte, dolique d'Egypte (Pháp).

Họ: Đậu (Fabaceae).

Mô tả

Dây leo, sống nhiều năm, đài 4-5m, nhưng thường chỉ được trồng một năm. Thân hình trụ hơi có lông. Lá kép, mọc so le, có 3 lá chét, hình trái xoan-thoi hoặc hình trứng, gốc tù, đầu có mũi nhọn ngắn, dài 5-8cm, rộng 3,5-6cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới có ít lông ngắn, gân gốc 3; cuống lá kép có rãnh; lá kèm rụng sớm, lá kèm nhỏ hình chỉ.

Cụm hoa mọc thẳng đứng ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm dài 15-25cm; hoa màu trắng, thơm, 1-3 cái ở mỗi mấu; đài hình chuông, có 5 răng, hơi có lông ở mặt ngoài; tràng hình bướm; nhị 2 bó (1 nhị đơn độc và 9 nhị dính nhau), chỉ nhị hình chỉ; bầu nhẵn, có lông ở gốc

Quả đậu rất dẹt, dài 6cm, rộng 2 cm, gốc thuôn hẹp, đầu cụt nghiêng có mũi nhọn cong, màu lục nhạt, một mép sần sùi; hạt 4-5, hình trứng hay hình thận, màu trắng ngà, dài 8mm, rộng 5-6mm, có mồng ở mép.

Mùa hoa : tháng 4-5; mùa quả : tháng 9-10 Có nhiều thứ khác nhau, nhất là thứ có thân, lá, hoa, quả, hạt đều tím (đậu ván tím). Những thứ này không được dùng làm thuốc.

Đậu ván trắng  và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Dolichos L. chỉ có 2 loài ở Việt Nam, đều là cây trồng (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Đậu ván trắng là cây nhiệt đới cổ ở vùng nhiệt đới châu Á, được trồng khá phổ biến ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và Nam Trung Quốc. Cây còn được du nhập sang cả châu Phi và Nam Mỹ.

Ở Việt Nam, đậu ván trắng là cây trồng từ thời xa xưa. Có ít nhất hai giống được trồng ở hai miền khác nhau. Loại dây leo ngắn, thường trồng ở ruộng ngô (lấy cây ngô làm giá thế), chủ yếu để thu hạt già. Cây có nhiều ở Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Loại dây leo lớn hơn (dài tới lOm), sống nhiều năm, thường dược trồng ở các tỉnh phía bắc để lấy quả non làm rau, khi trồng phải có giàn hoặc giá thế lớn.

Đậu ván trắng là cây ưa sáng, ưa ẩm, thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm. Cây cũng có thể sinh trưởng phát triển thuận lợi khi nhiệt độ chỉ khoảng trên dưới 20°c ở loại dây leo lớn. Loại dây leo nhỏ có vòng dời ngắn, chỉ hoảng 5 tháng. Còn loại dây leo lớn ngừng sinh trưởng trong mùa đông và có thể tồn tại 1-2 năm. Đậu ván ra hoa quả nhiều và gieo trồng chủ yếu bằng hạt.

Cách trồng

Đậu ván trắng là cây trồng lâu đời và phổ biến ở Việt Nam. Ngoài tác dụng làm thuốc, quả non còn được dùng làm thực phẩm. Nhân dân ở nông thôn thường trồng thành giàn ở đầu ngõ, góc sân, bờ ao dể lấy rau ăn kết hợp làm bóng mát.

Đậu ván trắng được nhân giống bằng hạt. Chọn hạt ở những quả già, chín lứa đầu (quả phía gốc cây) phơi khô để làm giống. Ớ đồng bằng và trung du, hạt được gieo vào tháng 2-3, ở miền núi, tháng 3-4. Trồng quanh nhà, thường áp dụng cách gieo thẳng vào hốc. Hốc đào sâu 30cm, rộng 40cm, bón lót một ít phân chuồng mục hoặc mùn và tro bếp, sau đó gieo 5-7 hạt. Khi cây mọc 3-4 lá thật, nhổ tỉa bớt, chỉ giữ lại 3-4 cây to, khoẻ.

Đậu ván trắng còn dược trồng đại trà trên ruộng. Những chân ruộng cao, dễ thoát nước, đất thịt nhẹ, đất pha cát, nhiều màu, tơi xốp rất thích hợp với việc trồng đậu ván trắng. Sau khi cày bừa, để ải, đập nhỏ, cần lên luống cao 20-25cm, rộng l,2m. Dùng 10-12 tấn phân chuồng, 150kg lân và 2001íg kali để bón lót cho một hecta. Ngoài ra, có thể bón thêm tro. Phân lót cần bón theo hốc vì mật độ trồng khá thưa. Thông thường, trồng hai hàng nanh sấu với khoảng cách lxlm. Hạt có thể gieo thẳng hoặc gieo trong vườn ươm. Nêu gieo thẳng, mỗi hốc gieo 3-4 hạt, sau này tỉa bớt, để lại mỗi hốc 2-3 cây. Nếu gieo ở vườn ươm, nên gieo với khoảng cách 8-10cm, khi cây con có 3-4 lá thật, đánh ra trồng, mỗi hốc trồng 2-3 cây.

Đậu ván trắng cần có giàn leo. Ở gia đình, thường làm giàn phẳng như giàn mướp để tận dụng làm bóng râm. Ngoài đồng, có thể dùng que dài 2-2,5m, cắm chéo hình mái nhà dọc theo luống. Một số nơi có kinh nghiệm trồng xen đậu ván trắng với ngô, tận dụng cây ngô sau khi thu bắp làm chỗ dựa cho đậu ván trắng.

Là cây họ đậu, đậu ván trắng không cần bón nhiều phân, nhất là phân đạm. Cây sinh trưởng quá tốt sẽ ít hoa quả. Vì vậy, cần tuỳ theo tình hình sinh trưởng của cây mà bón phân cho hợp lý. Cần chú ý bón nhiều lân và kali.

Đậu ván trắng yêu cầu độ ẩm vừa phải. Ở thời kỳ phát dục, độ ẩm quá cao sẽ làm hoa rụng nhiều. Nếu cây quá tốt, cần bấm ngọn, tỉa bớt lá trước khi ra nụ. Chỉ tỉa những ngọn nhỏ, không tỉa ngọn chính.

Đậu ván trắng thường bị bệnh gỉ sắt. Lúc đầu chỉ là những đốm trắng trên lá, sau to dần biến thành màu đen gây rụng lá. Có thể dùng Bordeaux để phun và vệ sinh đồng ruộng để tránh lây lan. Ngoài ra, còn có rệp nhện đỏ, sâu đục quả.

Quả đậu ván trắng bắt đầu chín vào tháng 9-10. Khi thu hoạch quả làm thuốc, cần kết hợp thu giống. Quả thu về để nguyên, phơi khô, đập vỏ, lấy hạt, loại bỏ tạp chất. Tiếp tục phơi hạt cho kỹ và đóng gói, bảo quản nơi khô ráo để dùng dần. Đề phòng mối, mọt mốc.

Bộ phận dùng

Hạt: khi quả chín già có vỏ ngoài vàng khô, hái khi trời khô ráo, bóc vỏ lấy hạt phơi hay sấy khô.

Hạt hình trứng tròn có màu vàng ngà có khi có chấm đen, nhẵn hơi bóng. Ở vùng mép hạt có u lồi màu trắng. Loại hạt già, mẩy, chắc, màu trắng ngà, không mốc mọt, không lép là tốt. Không dùng loại hạt đen hoặc tím.

Thành phần hoá học

Hạt đậu ván trắng chứa 82,4% nước, 4,5% protein, 0,1% lipid, 10% gluciđ, 1% chất vô cơ, 0,05% Ca, 0,06%p, l,07mg Fe, 7,33-10,26mg vitamin c, các kim loại khác như Cu, Zn, Ni, V, As, Mg, Sn, Ba, Ti, Mn, Sr, Al, Ag...Theo tài liệu nước ngoài, hạt đậu ván trắng chứa nhiều vitamin B1 c, stachyose, rafinose, acid L pipecolic, phytoagglutinin. Hạt chưa chín chứa một số chất điều hoà sinh trưởng như dolicholid, dolichosteron, homodolicholid, homodolichosteron, brassinolid, castasteron, 6 - deoxycastasteron và 6 - deoxydolichosteron.

Trong hạt còn chứa các pectic polvsaccharid thành phần chủ yếu là arabinose, rhamnose và xylose, các lecikin đolicho lablab agglutinin. (Phòng nhiễm HIV-1) (CA, 119, 1993 173648 W; CA, 120, 1994 242952 a), các hemaglutinin A và B. Các men p - N- acetylhexoaminidaza, a manosidaza (CA, 127, 1997 46816 q; CA, 118, 1993 208116 e), các aminopropylalcol : N (3 aminopropyl) amino ethanol và N (3 aminopropyl) aminopropanol, các polyamin : diaminopropan, putrescin, spermidin, spermin, thermospcrmin và aminopropvl homospermidin (CA, 117, 1992 4216g), một chất saponin mới fujimame saponin I : - 30[a - L - rhamnopyranosyl - (1 —> 2) - p - D - galacto pyranosvl (1 —» 2) - p - D - glucuronopvranosvl (1—> ). 22-0 [2,3 dihvdro - 2,5 dihydroxy - 6 methyl - 4H pyran - 4 - on (2 —> ) - 3p 22p 24 trihydroxy olean - 12-en - 28 al (CA, 122, 1995 209744 c; CA, 124, 1996 298909s). Ngoài ra, còn có oligosaccharid với hàm lượng 3,66% (CA, 113, 1990 114042x) dầu hạt đậu ván trắng có hàm lượng 0, 62% với thành phần là các acid béo như palmitic (8,33') linoleic (57,95) elaidic (15,05) oleic (5,65) stearic (11,26) arachadic (0,38) và behenic (10,40%) (CA, ỉ 12, 1990 234062 n).

Hoa đậu ván trắng chứa các flavonoid như luteolin, cosmosiin, luteolin -4'-0-P-D- glucopyranosid, luteolin - 7 - 0 - p - glucopyranosid và rhoifolin và D manitol (CA, 125, 1996 32016 d).

Tác dụng dược lý

Ngưng kết tố hồng cầu (hemaaglutinin) có trong đậu ván trắng Là một chất không đặc hiệu, có tác dụng làm ngưng kết hồng cầu người và không tác dụng đối với hồng cầu bò và cừu. Trong đậu ván trắng có hai loại hemaaglutinin A và B. Hemaaglutinin A không tan trong nước, không có hoạt tính kháng men trypsin, nếu trộn vào thức ăn để nuôi chuột thì ức chế sự sinh trưởng của chuột và gây hoại tử gan cục bộ, qua xử lý nhiệt thì độc tính giảm đi rất nhiều. Còn hemaaglutinin B tan trong nưóc, có tác dụng ức chế men trypsin, trong điều kiện nhiệt độ 15-18°c thì hoạt lực của thuốc được duy trì trong vòng 30 ngày. Hấp tiệt trùng hoặc đun sôi trong vòng một giờ thì hoạt lực mất 94-86%. Với nồng độ lmg/0,lml, hemaaglutinin B có tác dụng ức chế men thrombokinase, kéo dài thời gian đông máu.

Theo tài liệu nước ngoài, hạt đậu ván trắng còn có tác dụng hạ sốt, kiện vị, giải co thắt cơ trơn.

Tính vị, công năng

Đậu ván trắng có vị ngọt, tính hơi ôn, vào 2 kinh tỳ và vị, có tác dụng bổ tỳ vị, trừ thấp, tiêu thử, hoà trung.

Công dụng

Quả non đậu ván trắng là món ăn giàu chất bổ, quả già cho hạt làm thuốc . Trong y học cổ truyền, đậu ván trắng có tên là bạch biển đậu, được dùng làm thuốc bồi bổ cơ thể, chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, tiêu chảy lâu ngày, đau bụng nôn mửa, đầy bụng khó tiêu, trẻ em cam tích, sốt cao, co giật, thuốc giải nhiệt, giải độc.

Để chữa cảm nắng, mệt mỏi, khát nước, nhất là sau khi làm việc dưới trời nắng, lấy một nắm lá đậu ván trắng và lá hương nhu phơi khô (8-10g) nấu nước uống. Trong trường hợp bị ngộ độc, lấy 20g hạt đậu ván trắng giã nát hoà vối nước gạn cho uống. Lá hoặc quả đậu ván trắng với lá khế, lá lốt chữa rắn cắn, đau bụng, nôn mửa. Lá đậu ván trắng nhai với một ít muối, nuốt nước dần dần chữa viêm họng.

Bài thuốc có đậu ván trắng

1. Chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, đầy bụng, khó tiêu:

Đậu ván trắng (sao) 20g; hương nhu 16g; hậu phác 12g. Thái nhỏ, phơi khô sắc với nước 400ml còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày (Nam dược thần hiệu).

2. Chữa tỳ vị hư nhược, chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy:

Bạch biển đậu (ngâm nước gừng, bỏ vỏ sao nhẹ), nhân sâm, phục linh, bạch truật, cam thảo (sao), sơn dược, mỗi thứ 100g; hạt sen, cát cánh (sao), ý dĩ, sa nhân, mỗi vị 500g. Tất cả nghiền thành bột, trộn đều. Mỗi lần uống 6g bột với nước sắc táo nhân (Cục phương Trung Quốc).

3. Chữa rối loạn tiêu hoá kéo dài ở trẻ em, thể tỳ hư:

Bạch biển đậu 100g, ý dĩ 100g, liên nhục 100g, đảng sâm 100g, sa nhân 20g, trần bì 20g, nhục dậu khấu 30g, cốc nha 30g. Bào chế thành dạng cốm. Trẻ em dùng 6-8g một lần. Ngày dùng 2 lần.

Hoặc bạch biển đậu, ý dĩ, hoài sơn, đều đồ lên, sao già, tán bột; 3 vị với lượng bằng nhau trộn đều với mật ong hoặc kẹo mạch nha, làm thành viên nhỏ, cho uống mỗi ngày 15-20g.

 

 

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC