Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần D

Dung Lá Táo

11:06 09/06/2017

Symplocos paniculata Wall, ex D. Don

Tên đồng nghĩa: Symplocos sinica K.er. - Gawl.; S.chinensis (Lour.) Druce

Tên khác: Dung tàu, dung hoa chuỳ, dung chùm.

Họ: Dung (Symplocaceae).

Mô tả

         Cụm hoa mọc ở đầu cành thành chuỳ dài 8 - 10 cm, nhẵn hoặc có lông thưa; hoa nhiều màu trắng thơm; lá bắc 1 cái ở gốc cuống hoa và 2 cái đối nhau ở ngọn, sớm rụng; đài nhẵn hoặc có lông ở mặt ngoài, ống dài 1 - 1,5 mm, 5 răng hình ellip, mép có lông mi; tràng dài 4 mm, nhẵn, 5 cánh hình trứng rộng, rời nhau; nhị khoảng 45 rời nhau, chỉ nhị hình chỉ, màu trắng, bao phấn màu vàng; bầu 2 ô, mỗi ô có 2 noãn.

         Quả hình cầu, dài 5 cm, khí chín màu lam, khi khô chuyển màu đen, nhẵn hoặc có lông; hạt 1 - 2.

          Mùa hoa: tháng 4 - 6.

Phân bố, sinh thái

        Họ Sympìlocaceae ở Việt Nam chỉ có một chi Symplocos Jacq, với tổng số 38 loài. Loài dùng lá táo mới chỉ ghi nhận được về phân bố ở Lào Cai, Son La, Lạng Sơn, Ninh Bình và ở tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trên thế giới, loài này có ở Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Mianma và Nhật Bản.

       Dung lá táo là cây ưa sáng, có thể hơi chịu hạn; thường mọc ở đồi cây bụi, ven rừng và rừng thứ sinh, đôi khi thấy còn sót lại ở bờ nương rẫy. Độ cao phân bố có thể đến 1300m. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm. Tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Ngoài ra cây còn có thể tái sinh tốt từ phần thân hoặc gốc được chừa lại sau khi chặt.

Bộ phận dùng

       Rễ, lá và cành.

Tác dụng dược lý

     Tác dụng gây độc tế bào của saponin triterpenoid từ rễ cây dung lá táo: Năm 2003, một số tác giả (Li XH et al., 2003) đã phân lập được từ rễ cây dung lá táo bốn hợp chất triterpenoid, trong đó có ba chất đã được phân lập từ các cây khác là acid 3 - oxo - 19α, 23, 24 - trihydroxy - urs - 12 - en - 28 - oic (1); acid 2α, 3β, 19α, 23 - tetrahydroxy - urs - 12 - en - 28 - oic (2); acid 2α, 3α, 19α, 23 - tetrahydroxy - urs - 12 - en - 28 - oic (3); và một chất triterpenoid mới là acid 2β, 3β, 19α, 24 - tetrahydroxy - 23 - nor urs - 12 - en - 28 - oic (4). Kết quả thử tác dụng độc tế bào cho thấy chất (4) có tác dụng độc tế bào có ý nghĩa trên các dòng tể bào B16 và BGC - 823. Tác dụng độc tế bào gợi mở cho việc nghiên cửu tác dụng chống u và tác dụng chống ung thư.

      Năm 2004 (Tang M et al., 2004), Tang và cộng sự chiết được sáu saponin triterpenoid mới, gọi là symplocososid A (1); B (2); c (3); D (4); E (5) và F (6). Kết quả thử nghiệm độc tế bào trên một số dòng tế bào cho thấy, các hợp chất (1), (3) và (6) có tác dụng độc tế bào trên một hoặc nhiều dòng tế bào; đặc biệt là một dẫn chất của chất (1) (symplocososid A) được ký hiệu là ld có tác dụng độc tế bào chọn lọc trên tế bào KB (tế bào ung thư biểu mô mũi, vòm họng của người) mà ít độc trên tế bào bình thường.

      Năm 2005, Fu GM và cộng sự đã phân lập thêm được năm saponin triterpenoid mới gọi là symplocososid G, H, I, J, K. Thử nghiệm độc tế bào trên các dòng tế bào ung thư của người gồm KB, HCT - 8 (dòng tế bào ung thư hồi manh tràng của người), Bel - 7402 (một dòng tế bào ung thư gan người), BGC - 823 và A549 (một dòng tế bào ung thư phổi người), thấy tất cà các symplocososid đều có tác dụng độc tế bào có ý nghĩa với giá trị IC50 (nồng độ ức chế 50% sự phát triển của tế bào) từ 0,82 micromol đến 5,09 micromol. Riêng svmplocososid l trên các dòng tế bào KB, BGC - 823, A549 và symplocososid K trên các dòng tế bào BGC - 823 có giá trị IC50 lớn hơn 10,00 micromol (IC50 càng nhỏ thì chất có tác dụng càng mạnh) (Fu GM et ai., 2005).

      Năm 2006, Fu G. và cộng sự lại phân lập được thêm tám saponin triterpenoid mới gọi là symplocososid L, M, N, O, P, Q, R, S và cũng xác định thấy các saponin này cũng có tác dụng độc tế bào (Fu G. et al., 2006).

Tính vị, công năng

     Rễ dung lá táo vị hơi đắng, ngọt nhạt, tính mát; có công năng thanh nhiệt, giải cảm sốt, long đờm, khỏi phiền khát.

     Rễ dung lá táo: Sách "Quảng Tây Trung thảo dược" và sách "Nam Ninh Thị dược vật chí" đều ghi: Vị đắng tính hàn, có tiểu độc, Sách "Toàn quốc Trung thảo dược hội biên" ghi: Vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, hoá đàm, trị sốt rét [TDTH, 1993, I: 2161].

     Toàn cây dung lá táo: Sách "Giang Tây dân gian thảo dược nghiệm phương" ghi: Vị đăng, tính mát, có tiểu độc; có công năng thanh nhiệt, lợi thấp, chi huyết, sinh cơ.

     Quả cây dung lá táo: Sách "Quảng Tây Trung thảo dược" ghi: Vị đắng, tính mát; có công năng liễm sang, sinh cơ [TDTH, 1993, I: 2160 - 1 ].

Công dụng

      Rễ dung lá táo được dùng chữa cảm sốt, sốt rét người nóng như lửa, miệng khát, người bứt rứt, đau lưng, mỏi gối, bỏng, lở loét. Liều dùng 6 - 9g rễ khô, nếu rễ to 15 - 20g sắc lấy nước uống. Dùng ngoài, lấy rễ khô hoặc tươi, sẳc lấy nước, rửa lên chỗ bị bỏng, đụng dập, lở loét.

       Ở Trung Quốc, còn dùng lá hoặc quả tươi, giã nát đắp lên chỗ lở loét, chấn thương, đụng dập [TDTH, 1993,1: 2160 - 1], vỏ rễ, vỏ thân hoặc lá tươi, giã nát, bôi vào các chỗ viêm loét ở miệng, mũi, lợi chân răng [Perry et al., 1980:401].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC