Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần G

Gừng Dại Tía

11:07 11/07/2017

Zingiber purpiưeum Roscoe

Tên đồng nghĩa: Zingiber cassumunar Roxb.

Tên khác: Gừng đỏ, gừng tía.

Tên nước ngoài: Wild ginger (Anh), gingembre sauvage (Pháp).

Họ: Gừng (Zingiberaceae).

Mô tả

Cây thảo, cao 1,5 - 2m. Thân rễ thuôn, có đốt, khía rãnh, ruột màu vàng cam. Lá không cuống mọc thành hai dãy cách nhau, hình dải, dài 20 - 40 cm, rộng 2 - 3,5 cm, gốc tù, đầu thuôn nhọn, mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới nhạt có lông nhung; bẹ lá có lông.

Từ thân rễ, mọc ra một cán hoa dài 20 - 40 cm, có bẹ dạng vảy và lông mềm bao quanh; cụm hoa dạng nón thuôn, dài 10 - 15 cm, rộng 4-6 cm, bao bọc bời những lá bắc rộng màu gỉ sắt, mép lá bắc mỏng và cỏ màu nhạt, có lông; hoa có lá đài màu đỏ; cánh hoa màu vàng; bầu có lông.

Quả nang tròn, cao 1,3 cm.

Mùa hoa quả: tháng 8-10.

Phân bố, sinh thái

Chi Zingiber Boehm, trên thế giới có khoảng 150 loài, phân bố rải rác khấp các vùng nhiệt đới, nhưng tập trung nhiều ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đã ghi nhận được 12 loài. Loài gừng dại trên phân bố rải rác ở Lạng Son (Hữu Lũng), Thái Nguyên, Hà Nội (Ba Vì), Ninh Bình (Cúc Phương) và một số tỉnh khác ở miền Nam. Trên thế giới, loài này có ở Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Indonesia.

Gừng dại là loại cây thảo sống nhiều năm và thường xanh. Cây ưa ẩm và hơi chịu bóng; thường mọc ở ven rừng, dọc theo các lối đi trong rừng, trong các hốc mùn đá ở rừng núi đá vôi, hoặc trong các lùm bụi ở bờ khe suối và đôi khi còn thấy ở bờ các nương rẫy. Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên từ hạt tốt. Đặc biệt cây có khả năng đẻ nhánh nhiều đồng thời với quá trình phát triển của thân rễ, nên gừng dại thường nhanh chóng tạo thành từng bụi lớn.

Cây dễ dàng trồng được bằng các nhánh con của thân rễ (củ).

Cách trồng

Gừng dại mọc tự nhiên thấy ra hoa quả nhiều và cho hạt chắc, song chưa có ai thử gieo trồng bằng hạt. Hiện tại cây mới chỉ được trồng làm mẫu ở các vườn thuốc và vườn thực vật. Cách trồng ở những nơi này thường là đánh cả khóm từ tự nhiên về trồng.

Với đặc điểm của loài cây này, có thể trồng bằng các nhảnh củ con, vào cuối mùa đông hoặc đầu mùa xuân.

Là cây ưa ẩm và hơi chịu bóng nên khi trồng cần chọn nơi đất ẩm, và có thể được che bóng một phần trong ngày. Cây trồng ít phải chăm sóc và chưa thấy sâu bệnh.

Bộ phận dùng

Thân rễ.

Thành phần hoá học

Thân rễ gừng dại tươi, cất kéo hơi nước thu được 0,5% tinh dầu (The Wealth of raw material in India, 1976). Thành phần chính của tinh dầu là terpinen - 4 - ol (35%), sabinen (34,68%) y - terpinen (9%), a - terpinen (4,8%), p - cymol (2,1%), terpinelol (2,1%), a - pinen (2,5%) p - pinen (2,1 %) và myrcen (1,6%).

Tinh dầu ở dạng sánh, mùi thơm, kết tinh ở nhiệt độ thường, cho tinh thể màu trắng đục, không tan trong nước, nhưng tan tốt trong nước ấm, để lạnh kết tinh lại và nổi lên trên bề mặt.

Theo Siripen Jarikasen et al. (2003), tinh dầu gừng dại chứa 7,23% dimethoxyphenyl butadien.

Từ loài gừng dại thu hái ở miền Bắc Thái Lan, Sompol Paramapoin et al. (2005) đã phân lập được curcumin, cis - 3 - (2', 4', 5') trimethoxyphenyl - 4 - [(E) - 2", 4", 5" trimethoxystyryl] cycloliex - 1 - ene và [E] - 4 - (3', 4') dimetlioxyphenyl - but - 3 - en - 1 - ol. 

Tác dụng dược lý

Tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại được chứng minh có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột cống trắng gây bởi carragenin. Tinh dầu này dùng cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, có tác dụng điều trị tốt, cải thiện rõ rệt các triệu chứng của bệnh. Cao hexan có tác dụng giãn phế quản và chống viêm. Bảy hợp chất phân lập từ cao liexan gừng dại có tác dụng ức chế phù bàn chân chuột cống trắng gây bởi carragenin. Trong các hợp chất thử nghiệm, hợp chất D có tác dụng ức chế phù mạnh nhất.

Trên mô hình viêm màng phổi chuột cống trắng, hợp chất D có hoạt tính ức chế rõ rệt sự tạo thành dịch rỉ, sự tích lũy bạch cầu và hoạt tính kiểu prostaglandin của dịch rỉ. Trong các mô hình viêm bán trường diễn, đã chứng minh hợp chất D chỉ gây hoạt tính ức chế yếu trên viêm khớp gây bởi chất bổ trợ và không có tác dụng trên sự tạo thành u hạt gây bởi viên bông. Ngoài ra, hợp chất D thể hiện tác dụng hạ sốt trên chứng sốt cao gây ởi men bia ở chuột cống trắng.

Trong thử nghiệm giảm đau, hợp chất D có hoạt tính ức chế có thể so sánh với acid acetylsalicylic trên đáp ứng quặn đau gây bởi acid acetic ở chuột nhắt trắng, nhưng chỉ gây một tác dụng yếu trong thử nghiệm kẹp nhẹ trên đuôi chuột. Kết quả nghiên cứu gợi ý là các tác dụng chông viêm, giảm đau và hạ sốt của hợp chất D có thè có cùng cơ chế như các thuốc chống viêm không steroid, là do ức chế sinh tổng hợp prostaglandin (Panthong A et al., 1990).

Hoạt chất curcumin phân lập từ gừng dại có hoạt tínlrức chể sự hoạt hoá virus Epstein - Barr (Murakami A. et al., 1998). Cao chiết ethanol trong bóng tối ỏ' nhiệt độ phòng cùa gừng dại có hoạt tính kháng khuẩn dirới tia tử ngoại đổi với: Streptococcus aureus. Bacillus subtiìis, Aspergillus fumigants, Candida albicans. Gừng dại chỉ có hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus ở trong bóng tối (Cheeptham N. et al., 2002).

Tinh dầu gừng dại có hoạt tính kháng khuẩn mạnh đối với vi khuẩn gây bệnh ở động vật truyền sang người có: Salmonella tvphinnirium TisTR 292, Salmonella enteridis DMST 17368, Escherichia coli 0157, Campylobacter jejuni DMST 15190 và Clostridium perfringens DMST 15191, và 10 loài Salmonella khác là những vi khuẩn gây bệnh quan trọng đối với việc xuất khẩu gà giò đông lạnh. Kết quả nghiên cứu này cho thấy có thể sử dụng tinh dầu gừng dại thay thế kháng sinh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm (Wannison B. et ai., 2005).

Cao chiết cây gừng dại có hoạt tính độc hại tế bào tương đối yếu trong thử nghiệm in vitro trên các dòng tế, bào ung thư phổi (A549), kết tràng (Coi 2) và dạ dày (SNU - 638) của người được nuôi cấy, với nồng độ có tác dụng EC50 < 20p.g/ml (Park G. et al., 2002). Sự chiết tách phân đoạn hướng dẫn bởi thử nghiệm sinh học các cao chiết với cloroform từ thân rễ gừng dại dẫn đến phân lập được một hoạt chất có tác dụng độc hại tế bào, là curcumin. Curcumin thể hiện hoạt tính độc hại tế bào có ý nghĩa đối với nhiều dòng tế bào ung thư người (Han A.R. et al., 2003).

Đã khảo sát tác động chống viêm của (E) - 1 - (3, 4 - dimethoxyphenyl - butadien/DMPBD) phân lập từ gừng đại bằng các mô hình in vivo và in vitro. Các kết quả cho thấy DMPBD ức chế một cách phụ thuộc vào liều phù tai chuột cống trắng gây bởi ethyl phenylpropiomat, acid arachidonic và 12 - o - tetradecanoylphorbol 13 - acetat và có tácdụng mạnh hơn các thuốc đối chiếu được dùng nlur phenidon, oxyphenylbutazon và diclofenac. DMPBD và diclofenac ức chế phù bàn chân chuột do carragenin nhưng không ức chế yếu tổ hoạt hoá tiểu cầu. Các kết quả này cho thấy DMPBD có hoạt tính chống viêm mạnh thông qua quá trình ức chế cyclooxỵgenase và lipoxygenase (Zeenapongsa R. et al., 2003).

Sáu phenylbutenoid phân lập từ cao chiết cloroform thân rễ gừng dại được đánh giá về hoạt tính ức chế cyclooxygenase - 2 cùng với một chất phân lập từ cao chiết n - butanol của cây này. Thử nghiệm hoạt tính ức chế cyclooxygenase bằng cách đo sự sinh sản prostaglandin E2 ờ các tế bào đại thực bào RAW 264.7 chuột nhắt trắng kích thích bỏ'i lipopoiysaccharid. Hai phenylbutenoid dimer (nhị phân) thể hiện hoạt tính ức chế cyclooxygenase đáng kể; hai phenylbutenoid monomer (đon phân) thể hiện hoạt tính ức chế mức độ vừa (Han A.R., 2005).

Từ thân rễ gừng dại, bằng phương pháp chiết tách phân đoạn được hướng dẫn bởi xét nghiệm sinh học dùng phương pháp thử nghiệm tác dụng độc hại tế bào trên dòng tể bào ung thư người A549, đã phân lập được một hợp chất phenylbutenoid nhị phân có tác dụng độc hại tế bào (Han A.R. et al., 2004).

Cao chiết với ethanol và nước và tinh dầu từ gừng dại được nghiên cứu về hoạt tính chống dị ứng dùng dòng tế bào RBL - 2H3. Cao chiết ethanol thể hiện tác dụng chống dị ứng chống lại sự giải phóng p - hexosaminidase gây bời kháng nguyên là dấu ấn của sự mất hạt ở các tế bào RBL - 2H3, với nồng độ ức chế IC50 là 12,9u.g/ml. Tinh dầu không có tác dụng. Kết quả nghiên cứu đã xác minh tính đúng đắn của việc sử dụng gừng dại để điều trị dị ứng và các bệnh có liên quan với dị ứng trong y học cổ truyền Thái Lan (Tewtrakul s et al., 2007).

Tính vị, công năng

Gừng dại có vị cay, đắng, tính ấm. Có tác dụng trị đầy hơi, nhuận tràng nhẹ, trị lỵ, điều kinh, làm săn da [Võ Văn Chi, 1997: 535 - 536].

Công dụng

Nhân dân một số địa phương dùng củ gừng dai để chữa lỵ mạn tính. Gừng dại cũng được dùng để chữa bệnh toi gà [Đỗ Tất Lọi, 1999: 1191- Võ Văn Chi, 1997: 535 - 536], Nhân dân Lào dùng củ gừng dại làm thuốc giải độc, trị sốt và trị bệnh đường ruột. Dịch ép cù được chế thành thuốc bôi để chữa áp xe, đau bụng, tiêu chảy và được dùng làm thuốc lọc máu cho phụ nữ sau khi đẻ.

Ở Malaysia, nước sắc lá gừng dại và hạt tiêu được uống để trị đau dạ dày, nước sắc cây được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ, củ được dùng làm thuốc tẩy giun cho trẻ em. Nhiều dạng thuốc xoa bóp, thuốc đắp móng, thuốc sắc uống được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Gừng dại còn được dùng trị viêm tay, thấp khóp, thâm tím, đụng giập, bàn chân tê cóng, các chỗ đau, và dùng nấu nước tắm trị sốt.

Ở Indonesia, gừng dại được dùng làm thuốc trị đầy hơi, giảm chướng bụng, gây trung tiện, trị tiêu chảy, đau bụng, táo bón, và vàng da. Gừng dại phối họp với riềng nếp, thuỷ xương bồ và ít giấm dùng cho phụ nữ sau khi sinh đẻ làm thuốc lọc máu, giã nát cùng với đinh hương xoa lên bụng trị chuột rút, co cứng cơ. Thân rễ giã nát bôi lên đầu trị nhức đầu. Nước sắc củ gừng dại và lá Guazuma ulmifolia dùng hàng ngày trong một tháng làm giảm béo phì. Củ gừng dại, hành tây và lá cửu lý hương, ngâm với một ít giấm, đắp trên mạch máu ỏ' cổ tay và thái dưong để trị co giật ở trẻ em [Perry L.M. et al. 1980: 368, 443].

Nhân dân Thái Lan dùng củ gừng dại để điều trị hen, đau cơ và đau khớp (Panthong A. et ai., 1990). Ngoài ra còn dùng trị lỵ, đau dạ dày, táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu, đau kinh, bệnh da và làm thuổc điều kinh (Cheeptham N. et al., 2002). Ở một số nước Đông Nam Á, gừng dại còn được dùng để dự phòng chứng say tàu xe (Han A.R. et al., 2004). Ở Ấn Độ, tác dụng của gừng dại tương tự như của gừng, làm giảm chướng bụng, làm dễ tiêu, trị tiêu chảy và con đau bụng [Nadkarni K.M., 1999: 1308].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC