Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần H

Húng Giổi

14:05 19/05/2017

Húng Giổi có tên khác: Húng chó, húng quế, rau é.

Tên nước ngoài: Sweet basil, common basil, basilic (Anh); grand basilic, basilic cultivé, basilic des cuisinières, basilic aux sauces (Pháp).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ, sống hàng năm hay lâu năm, cao 25 - 50cm. Thân và cành vuông, nhẵn, phân nhánh nhiều, cành non màu tím dỏ. Lá mọc đối, hình trái xoan - mũi mác, dài 3 - 5 cm, rộng 1-1,5 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn, màu lục, mặt trên bóng, mặt dưới nhạt, mép nguyên hay hơi khía răng; cuống lá đài.

Cụm hoa mọc thành xun co ở đầu cành gồm nhiều vòng có 5 - 6 hoa nhỏ màu trắng hơi hồng, các vòng mọc cách xa nhau ở phía dưói và sít nhau ở ngọn; lá bắc nhỏ rụng sớm; đài 5 răng không bằng nhau mọc nghiêng, tồn tại khi cánh hoa đã rụng, màu lục hoặc tím tía, tràng hợp ở dưới thành ống, rồi xẻ 2 môi, môi trên chia 4 thùy nông, môi dưới nguyên; nhị 4 hơi thò ra ngoài; bầu 4 ô.

Quả bế tư, rời nhau, mỗi bế quả đựng một hạt. Mùa hoa quả: tháng 5 - 8.

Húng giổi và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Ocimum L. có 5 loài ở Việt Nam, tất cả dều là cây trồng làm gia vị hoặc lấy tinh dầu. Húng giổi là loài cây cổ nhiệt đới, hiên được trồng khá phổ biến ở các nước nhiệt đới Đông - Nam Á và Nam Á. Ở Việt Nam, húng giổi là cây gia vị quen thuộc, được trồng rộng rãi trong nhân dân, ở vườn gia đình và trên đồng ruộng.

Húng giổi là cây ưa sáng và ưa ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Song với kỹ thuật canh tác hiện nay, người nông dân ở xung quanh Hà Nội, có thể trổng được húng giổi gần như quanh năm, kể cả mùa đông là thời kỳ tàn lụi của cây. Húng giổi ra hoa quả nhiều. Hạt gieo nảy mầm tốt. Tuy nhiên để sóm được thu hoạch, người ta thường trồng bằng cành. Cây có khả năng mọc chồi nhanh sau khi bị ngắt ngọn. Tốc độ sinh trưởng của chồi có thể đạt 1 - l,5cm/ngày.

Bộ phận dùng

Lá và ngọn có hoa. Toàn cây (cất tinh dầu).

Thành phần hóa học

Phần trên mặt đất của cây húng giổi chứa tinh dầu. Tinh dầu có thể được phân chia thành nhiều nhóm hóa học :

1. Nhóm methylchavicol 56,58% (Tapanes R. và cs, 1983), 84% (Ekuandayo và cs, 1987; CA. 107, 83681z).

2. Nhóm linalol và geranyl acetat (Murugesan M. và cs, 1987; CA. 168, 173349x; CA. 108. 164718q)

3. Nhóm methylchavicol và linalol : methylchavicol 70 - 80% và linalol 15 - 25% (Gulati B.c. va cs, 1977; CA. 92. 645201). Methylchavicol 16,4% và linalol 32,2% (Carmo M. Margarida và cs, 1990; CA. 114, 68840b).

4. Nhóm linalol và eugenol : linalol 30,7% và eugenol 16,9% (Ekundayo o. và cs, 1987; CA. 108. 173349x).

5. Nhóm linalol và methyl cinnamat : linalol 34,2% và trans-methyl cinnamat 38,5% (Berrado M. và cs, 1987), Linalol và methyl cinnamat (Singh R.s và CS,...; CA. 108, 150240r; CA. 105,19696%).

Húng giổi ở Việt Nam là nguyên liệu giàu methylchavicol. Năm 1978, Việt Nam đã xuất khẩu tinh dầu húng giổi sang Liên Xô (cũ) : 2 tấn và Pháp : 2 tấn.

Tác dụng dược lý

Tinh dầu húng giổi có tác dụng ức chế vi khuẩn gram-dương mạnh hơn so với vi khuẩn gram-âm trong thử nghiệm in vitro bằng phương pháp khuếch tán. Tinh dầu húng giổi ức chế sự phát triển các phẩy khuẩn tả Eltor, Inaba và Ogavva khá mạnh ìn vitro, đồng thời có tính kháng nấm, ức chế mạnh sự nẩy mầm của bào tử nấm và men.

Có lác dụng diệt và xua côn trùng, có hiệu quả chống ruồi nhà, và muỗi. Cao nước của hạt có tác dụng chống vi khuẩn gram - dương và Mycobacterium. Cao cồn của hạt ức chế hoạt tính của enzym coagulase (men làm đông) của tụ cầu vàng.

Trong thử nghiệm gây co thắt ruột với histamin, tinh dầu húng giổi với nồng độ trong dịch nuôi ruột cô lập 1/18.000 đến 1/1.800, đã có tác dụng làm giảm mức độ co thắt ruột 62%. Điều đó chứng tỏ tinh dầu có tác dụng kháng histamin trên cơ trơn. Rễ, vỏ và lá có tính tạo acid hydrocyanic.

Tính vị, công năng

Húng giổi có vị cay, tính ấm, vào hai kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau.

Công dụng

Húng giổi được dùng phổ biến làm rau gia vị trong bữa ăn. Trong y học, húng giổi chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, vấp ngã hay bị đòn sưng đau.

Liều dùng : 20g lá tươi giã nhỏ, uống với nước nóng. Dùng ngoài đắp hoặc vò xát chữa vết thương, rắn cắn, mẩn ngứa. Hạt húng giổi (6 - 12g) ngâm vào nước thường hay nước đường, đợi cho chất nhầy nở ra rồi uống có tác dụng nhuận tràng. ỏ Ấn Độ, tinh dầu húng giổi là chất làm thơm trong sản xuất bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, và các chế phẩm về răng miệng.

Cây được coi là có tác dụng bổ dạ dày, diệt giun sán, giải độc, hạ sốt, làm ra mồ hôi, long đờm, gây trung tiện, giảm ho. Nước hãm của cây chữa nhức đầu và bệnh gút ở khớp, làm thuốc súc miệng trị hôi miệng. Nưóc ép lá có tác dụng gây ngủ nhẹ, làm dịu kích thích họng, được dùng để rửa mũi, trị đau tai và bệnh nấm da, Cây húng giổi cũng được dùng trong liệu pháp vi lượng đổng căn. Hạt có tác dụng làm dịu kích thích, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, làm mát; được dùng uống chữa táo bón và trĩ; dùng ngoài đắp trị lở loét.

Cây húng giổi có tính chất nhớt nên giúp ích cho tác dụng long đờm, giảm sung huyết và làm thông đường hô hấp. Hạt húng giổi tán với nước thành bột nhão mịn, uống mỗi lần 5 - 6g, ngày 3 lần để chữa lỵ.

Lá húng giổi (10g) trộn với 5 hạt hồ tiêu và 100 ml nước; sắc lấy nước, cho thêm đường và uống, ngày 3 lần, trong 5-7 ngày, chữa thương hàn, kiêng ăn thức ăn cứng. Ở Népal, một nắm phần trên mặt đất của cây húng giổi tươi, sắc với nước, chia uống 3 lần trong ngày, chữa đau bụng trẻ em. Để dự phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ, giã 3 lá tươi với ít muối, rồi trộn với nước đun sôi hoặc mật ong, cho dịch này vào sữa và cho trẻ nhỏ bú. Để trị rắn cắn, lấy cây húng giổi phối hợp với rễ cỏ xước và rễ Trichosanthes anguina, giã nát, đắp. Ở Angiêri, nhân dân dùng lá húng giổi dưới dạng thuốc hãm uống chữa viêm họng, viêm phế quản. Ớ Italia, nước sắc lá húng giổi là thuốc súc miệng, chữa viêm họng và viêm miệng.

Bài thuốc có húng giổi

1. Chữa ho:

Húng giổi, húng chanh, xương sông. Giã giập với ít muối và ngậm.

2. Chữa mày day, dị ứng:

Húng giổi giã nhỏ chế vứi nước nóng, vắt lấy nước cốt uống và lấy bã xoa đắp.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC