Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần K

Kinh giới

10:05 20/05/2017

Tên đồng nghĩa: Elsholtzia cristata Willd.

Tên khác: Khương giới, giả tô, nhả nát hom (Thái), phjăc hom khao (Tày).

Tên nước ngoài: Sweet marjoram (Anh).

Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

Mô tả:

Cây nhỏ, cao 40 - 60 cm. Thân vuông, mọc đứng, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trứng thuôn, dài 5 - 8cm, rộng 2,5 - 3 cm, gốc hình nêm, đầu nhọn, mép có răng cưa, gân lá nổi rất rõ ỏ mặt dưới; cuống lá dài 2-3 cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành thành bông lệch về một bên, dài 3-6 cm, hoa nhỏ màu tím nhạt; lá bắc rộng, màu lục, không cuống; đài hình ống, 5 răng hình tam giác, có lông dày; tràng hơi cong ở gốc, mặt ngoài có lông, mặt trong nhẵn, chia hai môi, môi trên 3 thùy, môi dưới 2 hơi dài hơn; nhị 4 mọc thò ra ngoài tràng, chỉ nhị thẳng, nhẵn, đính ở giữa ống tràng; bầu có vòi nhụy dài hơn nhị. Quả bế tư, dài 0,5 mm, thuôn, bóng. Mùa hoa quả : tháng 8-10.

Kinh giới và tác dụng chữa bệnh của nó

Phân bố, sinh thái

Chi Elsholtzia Willd. có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở châu Á, một số loài ở châu Phi và châu Âu. 0 Việt Nam có 7 loài, trong đó kinh giới là loại cây trồng chủ yếu làm rau gia vị. Loài này hiện vẫn có những quần thể mọc hoang dại ở cận Himalaya thuộc Ân Độ. Kinh giới cũng được trồng phổ biến ở nhiều nước châu Á, bao gồm Trung Quốc, Ân Độ và các nước ở Đông Nam Á.

Kinh giới thuộc loại cây sống một năm, ưa sáng và ưa ẩm, có thể hơi chịu bóng. Cây mọc từ hạt vào khoảng cuối tháng 3 và tháng 4, sinh trưởng nhanh trong mùa xuân hè. Đến mùa thu sau khi có hoa quả, cày tàn lụi. Tuy nhiên, ở vùng xung quanh Hà Nội, ngưòi ta có thể trồng kinh giới gần như quanh năm.Kinh giới có khả năng tái sinh chồi mạnh sau khi bị ngắt ngọn. Với đặc điểm của cây phân nhánh lưỡng phân, số cành mới sau mỗi lần ngắt ngọn đều .được tăng lên gấp đôi.

Cách trồng

Kinh giới vừa là cây rau gia vị, vừa là cây thuốc được trồng phổ biến ở khắp nơi.

Người ta trồng kinh giới bằng hạt. Vào tháng 9 - 10, khi quả đã già, cắt cả cây đem phơi khô rồi đập lấy hạt, sàng sảy, bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Hạt được gieo thẳng, gieo vãi hoặc chọc lỗ để gieo, cũng có thể gieo ươm, rồi đánh cây con đi trồng, nhưng cách làm này không được phổ biến. Thời vụ gieo quanh năm, vụ chính vào tháng 2-3. Kinh giới trồng được trên nhiều loại dất, tốt nhất là đất cát pha, màu mỡ. Cây cần nhiều nước nhưng lại sợ úng nên phải chọn chỗ đất có điều kiện tưới tiêu thuận lợi. Hạt kinh giới nhỏ nên cần làm đất thật tơi, mịn. Khi gieo, trộn hạt với tro bếp để gieo cho đều. Mỗi hecta cần 5 - 7 kg hạt. Gieo xong, dùng sào gạt nhẹ mặt luống, tưới nước, không cần che phủ.

Để tiện chăm sóc và dễ thoát nước, ruộng trồng kinh giới được lên thành luống cao 15-20 cm, rộng 1 - 1,2 m. Mỗi hecta bón lót 15 - 20 tấn phân chuồng, 300 lcg lân, 150 kg kali. Ngoài ra, có thể bón thêm tro bếp tùy theo khả năng. Khi cây mọc được 10-15 cm, tiến hành tỉa giặm, để lại cây với khoảng cách 7 - 10 X 15 cm. Hàng tháng, cần làm cỏ, bón thúc một lần. Bón thúc chủ yếu bằng nước phân chuồng, nước giải pha loãng, tro bếp. Nếu thấy cần thiết, có thể dùng đạm pha loãng (1 - 2%) để tưới. Sâu bệnh hại kinh giới chủ yếu là sâu xám, dế, rệp. Một hecta trổng kinh giới có thể thu hoạch 1-1,5 tấn thân lá khô.

Bộ phận dùng

Phần trên mặt đất đã được phơi sấy nhẹ đến khô. Có thể dùng tươi.

Tác dụng dược lý

Kinh giới có tác dụng hạ nhiệt trên động vật thí nghiệm. Tinh dầu kinh giới thử với phương pháp khuếch tán có tác dụng kháng khuẩn theo thứ tự giảm dần đối với các chủng vi khuẩn : Bacillus subtilis, Shigeila dysenteriae, Sh. flexneri, Mycobacterium tuberculosis, Salmonella typhi, Bacillus mycoides, Candida albicans và Klebsiella sp. Tinh đầu kinh giới có tác dụng diệt Entamoeba moshkowskii vói nồng độ ức chế thấp nhất 1:1280. Tinh dầu kinh giới có tác dụng đối kháng đối với hoạt tính gây co thắt ruột chuột lang của histamin. Kinh giới có hiệu lực làm giảm nhẹ cơn dị ứng ở chuột lang dã được gây mẫn cảm bằng tiêm kháng nguyên và sau 3 tuần được gây dị ứng nhẹ bằng cách đưa kháng nguyên vào đường hô hấp trong buồng khí dung. Tinh dầu kinh giới thử với phương pháp khuếch tán có tác dụng ức chế sự phát triển của các chủng phảy khuẩn tả: Inaba, Ogawa và Eltor. Một bài thuốc gồm có kinh giới và 4 dược liệu - khác có tác dụng trị cảm cúm vói kết quả tốt 64,8%, trung bình 26,4% và không kết quả 8,8% số bệnh nhân dược điều trị.

Tính vị, công năng

Kinh giới có vị cay, đắng, mùi thơm, tính ấm, vàò 2 kinh : phế và can, có tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, tán hàn, khu phong, chỉ ngứa, tán ứ, phá kết. Sao đen thì chỉ huyết.

Công dụng

Kinh giới được dùng chữa cảm mạo, sốt, cúm, nhức đầu, hoa mắt, phong thấp, đau xương, đau mình, viêm họng, nôn mửa, sởi, lở ngứa, mụn nhọt; sao đen chữa băng huyết, rong huyết, thổ huyết, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu. Còn dùng chữa phụ nữ sau khi đẻ bị trúng phong, hàm răng cắn chặt, chân tay cứng đờ. Ngày dùng 6 - 16g dược liệu khô, dưới dạng thuốc sắc, hãm hoặc bột. Cũng có khi giã nát dùng tươi (30g). Kiêng ky : Những trưòng hợp tự ra mồ hôi nhiều không nên dùng. Tinh dầu kinh giới được dùng ở Nhật Bản làm thuốc hạ nhiệt và lợi tiểu.

Bài thuôc có kinh giới

1. Chữa cảm lạnh, nhức dầu, chảy nước mũi: Hoa kinh giới 4g, bạch chì 4g. Tán bột, uống mỗi lần 8g với nước nóng để ra mồ hôi dâm dấp.

2. Phòng và trị bệnh phong ôn phát nóng, đau mình nhức đầu: Kinh giới 12g, sắn dây 24g. sắc uống.

3. Chữa trúng phong cấm khẩu: Kinh giới, gừng, măng tre non. Uống nưốc sắc kinh giới hòa với nước cốt gừng, nước cốt măng tre non dã hơ lửa và rượu, đều bằng nhau.

4. Chữa chóng mặt và trúng phong minh cứng, miệng câm, mắt trợn, tay chân đờ duỗi, thổ tả nguy cấp: Hoa kinh giới, tán bột. Mỗi lần uống 8g với đồng tiện, nếu trúng phong thì uống với rượu.

5. Chữa ỉa ra máu: Kinh giới sao tán nhỏ 8g, uống với nước cơm.

6.Chữa lở sâu vào xương, đái buốt, ra mủ: Kinh giới tươi 120g, khúc khắc tươi 60g, kim cang tươi 40g, rung rúc tươi 40g, bồ cu vẽ tươi 40g, tầm gửi cây dâu tươi 40g, rễ cà pháo tươi 28g, mộc thông 12g, đỗ trọng 12g, kim ngân hoa 12g, phòng phong 8g, cam thảo 4g, xạ can 4g, lá táo 4g. sắc với 3 bát nước lấy 1 bát, mỗi ngày uống làm 2 lần.

7. Chữa trĩ:

a. Hoa kinh giới, hoàng bá, ngũ bội tử, mỗi vị 12g; phèn phi 4g, sắc lấy 300 - 400 ml, ngâm hậu môn hàng ngày.

b. Kinh giói, hoa hoè, chỉ xác, ngải cứu, đều bằng nhau. Nấu nưóc, cho phèn chua vào, trưóc xông, sau rửa.

c. Kinh giới sao đen, hoa hoè sao đen, cỏ nhọ nồi sao, trắc bá diệp sao, mỗi vị 16g; sinh địa, huyền sâm, môi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

đ. Kinh giới sao đen 12g; đảng sâm, hoài sơn, mỗi vị 16g; bạch truật, biển đậu, hà thủ ô, kê huyết đằng, mỗi vị 12g; hoa hoè sao đen 8g; huyết chi 6g. sắc uống, ngày một thang.

e. Kinh giới sao đen 12g; đảng sâm 16g; hoàng kỳ, bạch truật, sài hồ, mỗi vị 12g; đương quy, thăng ma, địa du sao đen, hoè hoa sao đen, mỗi vị 8g; trần bì 6g; cam thảo 4g. sắc uống ngày một thang (Bổ trung ích khí thang gia giảm).

8. Chữa cảm sốt, cúm:

a. Kinh giới, thanh hao, kim ngân, mỗi vị 80g; địa liền, cà gai, tía tô, mỗi vị 40g; gừng 20g. Tán bột, sắc uống ngày 16 - 20g.

b. Kinh giới, thạch cao, bạc hà, mỗi vị 60g; phèn chua phi 30g, phác tiêu 15g. Tán bột, ngày uống 4 - 8g chia làm 2 lần.

c.Kinh giới tươi 50g, gừng sống lOg. Giã nát, vắt lấy nước uống, đùng bã đánh dọc sống lưng.

d. Kinh giới (sao hơi vàng) 20g, tía tô 10g, nước 300 ml. Sắc còn 150 ml. Uống nóng, đắp chăn kín cho ra mồ hôi.

e. Hoa kinh giới, tía tô, hương nhu, ngải cứu, hoắc hương. Các vị bằng nhau, sắc nhiều lần, cô thành cao đặc, viên bằng hạt ngô. Uống 7-8 viên, với nước lá tre. Trẻ con 2-4 viên. Thuốc còn dùng chữa lỵ (chiêu thuốc với nước sắc cây mơ lông).

f. Kinh giới, sả, tía tô, bạc hà, lá bưởi, mỗi thứ một nắm, đun sôi, xông trong 5-10 phút.

g. Kinh giới, lá tre, cúc tần, bạc hà, tía tô, cát căn, đều 20g; cúc hoa 5g; địa liền 5g. Làm thành thuốc bột hoặc viên, ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4 - 6g.

9. Chữa chảy máu cam, băng huyết: Hoa kinh giới sao đen 15g, nước 200 ml. sắc còn 100 ml, uống 2-3 lần trong ngày.

10. Chữa trẻ lẻn sởi và chứng lở ngứa: Kinh giới và kim ngân (cả hoa lá cành), mỗi vị 15 - 20g, sắc uống.

11. Chữa hậu môn, trực tràng lở loét, ỉa ra máu: Kinh giới và lá trắc bá (sao sém), mỗi vị 15-20g, sắc uống. Ngoài ngâm nước bồ kết.

12. Chữa rốn trẻ sơ sinh bị ướt không khô: Kinh giới, nấu nước rửa.

13. Chữa ban cỉin: Kinh giới, lá dâu, mỗi vị 6g; lá bạc hà, kim ngân, sài đất, mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang.

14. Chữa mất tiếng: Kinh giới, tang diệp, tang bạch bì, địa cốt bì, mỗi vị 12g; tử tô, bán hạ .chế, mỗi vị 8g; trần bì 6g. sắc uống, ngày một thang.

15.  Chữa chàm: Lá kinh giới, lá vối tươi. Đun sôi, rửa vết loét. Sau dùng thuốc mỡ bôi gồm xuyên hoàng liên, hồng đơn, hồng hoa, chu sa, mỗi vị 4g, tán bột hòa với mỡ trăn để bôi vào chỗ chàm.

16. Chữa viêm da thần kinh thể cấp tính; Kinh giới 12g; sinh ,dịa, ý dĩ, kim ngân, mỗi vị 16g; phòng phong, kê huyết đằng, cây cứt lợn, cỏ nhọ nồi, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g. sắc uống ngày một thang.

17. Chữa viêm da thần kinh thể mạn tính: Kinh giới 16g; kê huyết đằng, đỗ đen sao, cây cút lợn, cam thảo nam, sa sâm, kỷ tử, mỗi vị 12g; cương tàm 8g; thuyền thoái 4g. sắc uống ngày một thang.

18. Chữa bệnh tổ đỉa (Tứ vật thang gia giảm): Kinh giới, sinh địa, mỗi vị 16g; đương quy, xuyên khung, bạch thược, liên kiểu, hoàng bá, thương truật, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

19. Chữa viêm màng tiếp hợp cấp: Kinh giới 12g; kim ngân hoa, lá dâu, mỗi vị 16g; chi tử, chút chít, cúc hoa, mỗi vị 12g; hoàng đằng 8g; bạc hà 6g. sắc uống ngày một thang.

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC