Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599
Hotline: 0915.913.255; Zalo: 0903 428.599

Vị thuốc vần M

Mùng Quân

13:07 12/07/2017

Flacourtia jangomas (Lour.) Raeuschel

Tên đồng nghĩa: Stigmarota jangomas Lour. Flacourtia cataphracta Roxb. ex Willd.

Tên khác: Hồng quân, bồ quân, bù quân, mùng quân rừng.

Tên nước ngoài: Indian plum, puneala, coffee plum, Indian cherry (Anh); prunierd' Inde, prune malgache (Pháp).

Họ: Mùng quân (Flacourtiaceae).

Mô tả

Cây nhỏ hoặc cây bụi, luôn xanh, cao 5 - 15m, có gai đơn hoặc kép khi còn non; vỏ màu nâu sáng đến đỏ nhạt. Cành non có nhiều bỉ khổng gần hỉnh mắt chim, có lông tơ hoặc nhẵn. Lá mọc so le, hình trứng thuôn, hiếm khi mũi mác, gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bỏng, mặt dưới nhạt; cuống dài 6 - 8 mm.

Cụm hoa mọc ờ kẽ lá thành ngù ngắn; hoa nhỏ 4-6, gồm hoa đực và hoa cái, xuất hiện trước hoặc cùng lúc với lá, có mùi thơm như mật ong. ở hoa đực, chì nhị nhẵn, ở hoa cái, bầu cỏ đầu nhụy cong, đài 4 răng tù, màu lục nhạt, cánh hoa o, nhị 40, bầu hình cầu, 3 - 5 ô, mồi ô đựng 2 noãn.

Quả thịt hình cầu, đường kính 1,5 - 2,5 cm, có đài tồn tại, khi chín màu đỏ đến tía sẫm, sau đen, thịt màu vàng. Hạt 4 - 5 có khi 10, dẹt.

Mùa hoa quả: tháng 8-10.

Phân bố, sinh thái

Chi Fiacourtia L’ Hér ở Việt Nam có 4 loài, loài mùng quân trên vừa thấy mọc tự nhiên đồng thời cũng được trồng ở vùng núi thấp và trung du, như Yên Bái, Phú Thọ, Hà Tây (cũ), Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa và một số tỉnh miền Trung từ Nghệ An trở vào. Cây mọc tự nhiên thường thấy ở ven rừng, rừng thứ sinh, trong các lùm bụi ở bờ suối tại cửa rừng và bờ ao. Tại các tỉnh trung du ở miền Bắc, người dân cũng thường thấy mùng quân ở bờ ao. Tuy nhiên, mùng quân trồng có quả to, ăn ngọt hơn ở những cây mọc tự nhiên.

Mùng quân là loại cây gỗ nhỏ trung sinh. Cây mọc tự nhiên cỏ khả năng chịu hạn tốt, do có bộ rễ cọc dài nên có thể hút nước ở những tầng đất sâu tới hơn lm. Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trong nhân dân, người ta có thể lấy cây con từ chồi rễ để trồng.

Bộ phận dùng

Quả, lá, vỏ, rễ.

Thành phần hoá học

Quả chứa 9,9% tanin.

Hạt chứa dầu béo [Sastri et al. IV, The wealth of India, 1956, 43].

Tác dụng dược lý

1. Tác dụng hạ huyết áp

Thí nghiệm được tiến hành trên mèo. Cao khô toàn cây mùng quân với liều 50 mg/kg tiêm tĩnh mạch có tác dụng làm hạ huyết áp (Bhakuni et al., 1971). Cao khô được chế tạo như ở mục thử độc tính cấp.

2. Độc tính cấp

Độc tính cấp của cao khô mùng quân được nghiên cứu ở chuột nhắt trắng dùng đường tiêm phúc mạc. Kết quả cho thấy, với liều 1000 mg/kg, chuột không chết, chứng tỏ cao có độc tính cấp thấp. Cao khô được chế tạo bằng cách đùng toàn cây mùng quân, phơi khô, tán thành bột thô, rồi chiết bằng ethanol 50%. Sau đó, cô dưới áp suất giảm đến thể chất cao khô (Bhakuni et al., 1971).

3. Tác dụng khác

Vỏ mùng quân có tác dụng làm săn se; lá gây trung tiện, kiện vị vả long đờm [Wadkami, 1999: 554],

Trong một báo cáo tổng quan về nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các cây thuộc 12 chi của họ mùng quân (Flacourtiaceae), thấy một số cây có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng u, hạ lipid huyết và hạ glucose huyết, nhưng không nên cụ thể cây mùng quân (Chai et al., 2006).

Tính vị, công năng

Quả mùng quân có vị ngọt, tính ấm, không độc; có công năng tiêu thực, phá tích trệ, giáng khí, lợi đờm. Quả non vị chua, làm săn se; lá non và chồi bổ, lợi tiêu hóa và làm săn da.

Công dụng

Quả non giã vắt lấy nước cốt chữa đau bụng, ia chảy. Qủa chín ăn ngon và được dùng làm mứt. Lá chữa ho, hen, ngày 5 - 10g lá khô sắc uống.

Ở Ần Độ, vỏ cây được dùng chữa thiểu năng mật và bệnh gan; vỏ cây và rễ khô, nghiền thành bột, tẩm nước, đắp lên da trị mụn nhọt, ban da, lở loét da. Quả ngọt, sau đó chua để giải khát, kích thích tiêu hóa, chống ia chảy, chống thiểu mật và đau gan, chống buồn nôn [Kirtikar et al., 1998, I: 219]. Lá phơi khô sắc uống chữa ho, viêm phế quản, hen. Lá non và chồi tươi, hơi chua và cay giống vị đại hoàng làm săn se, được dùng chữa ia chảy, lỵ, làm ra mồ hôi, chữa đau răng, viêm lợi xuất huyết, viêm miệng. Dịch lá tươi và thân còn non được dùng trị sốt, sốt rét định kỳ cho trẻ em. Mỗi lần 5 - 10 giọt hòa với nước hoặc sữa mẹ cho uống. Cũng dùng cho trẻ bị lỵ, ia chảy khó tiêu [Nadkami, 1999: 554].

Ở Indonesia, quả được dùng để ăn, rễ và lá được dùng đề chữa đau dạ dày dùng cho phụ nữ sau khi đẻ; rễ để chữa vết thương, viêm da, viêm amiđan, lá để chữa ia chảy, lao và để bổ dưỡng [Med. herb index, 1995: 46]. Ở Campuchia, rễ và vỏ được dùng chữa khản tiếng; nước sắc lá mùng quân uống có thể gây sẩy thai. Ở đảo La Reunion, lá được dùng làm thuốc gây săn se và lợi tiểu [Kirtikaret al., 1998,1: 219].

Bài thuốc có mùng quân

Chữa ho, hen và khái huyết (ho ra máu): Bột lá mùng quân khô, trộn với dịch lá cang mai (Adhatoda vesica Nees.) và mật ong, mỗi lần uống tương đương 2g bột lá mùng quân, ngày 2 - 3 lần [Nadkami, 1999: 554].

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC